Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ là một trong những biến chứng nguy hiểm do tình trạng viêm tai kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng nhĩ, khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ điếc tạm thời thậm chí là vĩnh viễn. Do vậy, để bệnh được điều trị sớm, mang lại kết cao bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh và các giải pháp phù hợp. 

Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ là gì?

Nói về bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ là gì? - Bác sĩ Lê Phương, Phó Giám đốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, cho biết: Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm do viêm tai kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (Viêm tai giữa cấp > 3 tuần).

Bệnh xuất phát từ thói chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời, khoa học khiến bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Từ đó gây ra tình trạng tắc vòi nhĩ kéo dài, ứ đọng quá nhiều dịch mủ khiến màng nhĩ bị thủng.

viem tai giua man tinh thung nhi
Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ

Các triệu chứng bệnh viêm tai giữa thủng nhĩ khá rõ ràng. Chính vì vậy, nếu vùng tai bạn xuất hiện một trong số những biểu hiện dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh khá cao.

  • Phần lớn người bị viêm tai giữa thủng nhĩ đều có dấu hiệu chảy mủ tai. Đây là triệu chứng đặc trưng để nhận biết chính xác bệnh lý.
  • Khi soi tai nếu quan sát kỹ sẽ thấy màng nhĩ bị thủng, phía hòm nhĩ có thể có dịch nhầy kèm mùi tanh hôi hoặc sạch sẽ.
  • Suy giảm thính lực nghiêm trọng, khi bị thủng màng nhĩ do viêm tai bạn có thể gặp phải tình trạng khó nghe, thiếu linh hoạt trong giao tiếp thậm chí là không nghe thấy gì.
  • Ù tai liên tục kèm theo đau nhức, mệt mỏi. Khi màng nhĩ bị thủng đồng nghĩa với việc dịch mủ được thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vào thời điểm này người bệnh viêm tai giữa phải đối diện với cơn đau, ù tai liên tục khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ. Trong đó, điển hình là một số tác nhân sau:

  • Người bệnh viêm tai quá chủ quan, không điều trị dứt điểm khiến vòi nhĩ bị tắc kéo dài.
  • Bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ có thể xuất phát từ chấn thương hoặc do VA phì đại.
  • Tình trạng mủ bị ứ đọng quá nhiều khiến màng nhĩ bị căng phồng dẫn đến thủng để giải thoát mủ ra bên ngoài.
  • Trong thời gian bị bệnh viêm tai giữa mãn tính vệ sinh tai không đúng cách hoặc vô tình làm trầy xước vùng ống tai gây nhiễm trùng.

viem tai giua man tinh thung nhi
Vệ sinh tai sai cách gây gây bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ

Biến chứng của viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ

Viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các biến chứng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến cấu trúc tai giữa, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ:

Cholesteatoma (U nang da)

Biến chứng này xảy ra do sự tích tụ của lớp biểu bì bong tróc (da chết) bên trong khoang tai giữa. Lớp da chết này thường lắng đọng qua lỗ thủng trên màng nhĩ.

Theo thời gian, cholesteatoma phát triển thành một khối u lành tính, nhưng lại có khả năng hoạt động như khối u ác tính. Khối u này tiết ra các enzym tiêu protein, gây xói mòn các cấu trúc xung quanh, bao gồm:

  • Chuỗi xương nghe (ossicles): malleus, incus, stapes - là những xương nhỏ có nhiệm vụ truyền rung động âm thanh từ màng nhĩ đến ốc tai. Xói mòn xương nghe dẫn đến mất thính lực dẫn truyền.
  • Xương chũm: Xương chũm là xương nằm phía sau tai, chứa các khoang khí nối với tai giữa. Cholesteatoma xâm lấn xương chũm gây viêm xương chũm mạn tính.
  • Ngoài ra: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cholesteatoma có thể lan rộng hơn, gây tổn thương dây thần kinh mặt (dây VII), gây liệt mặt.

Mất thính lực

Mất thính lực dẫn truyền là một biến chứng thường gặp của viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ. Mức độ nặng nhẹ của mất thính lực phụ thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ thủng màng nhĩ. Lỗ thủng màng nhĩ làm gián đoạn quá trình truyền âm thanh bình thường. Thông thường, sóng âm thanh rung động màng nhĩ, kích thích chuỗi xương nghe dao động, truyền rung động đến ốc tai - cơ quan tiếp nhận âm thanh của tai trong. Từ đây, tín hiệu âm thanh được chuyển thành tín hiệu thần kinh và đi lên não để xử lý.

Khi màng nhĩ thủng, sóng âm không thể kích thích toàn bộ màng nhĩ, làm giảm hiệu quả rung động truyền đến chuỗi xương nghe. Ngoài ra, nếu cholesteatoma gây xói mòn xương nghe, khả năng dẫn truyền âm thanh càng thêm suy giảm, dẫn đến mất thính lực trầm trọng.

Viêm xương chũm

Xương chũm là một xương ở phía sau tai, chứa các khoang khí nối với tai giữa. Trong trường hợp viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ không được điều trị, tình trạng viêm có thể lan từ tai giữa sang các khoang khí này, gây ra viêm xương chũm.

Triệu chứng của viêm xương chũm bao gồm: đau nhức dữ dội vùng xương chũm sau tai, sưng tấy, chảy mủ ra ngoài ống tai, sốt cao, rét run.

viem-tai-giua-man-tinh-thung-nhi
Bệnh có thể gây biến chứng viêm xương chũn

Các biến chứng nguy hiểm khác

Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, bao gồm:

  • Viêm màng não: Viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm màng não - lớp màng bao bọc não và tủy sống. Biến chứng này có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt cao, cứng cổ, buồn nôn, nôn...
  • Áp xe não: Áp xe não là tình trạng hình thành các khối mủ bên trong não. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ

Để chẩn đoán chính xác căn bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ các bác sĩ thường thực hiện các thao tác sau:

Lâm sàng:

  • Chủ yếu dựa vào các triệu chứng như: Chảy mủ tai nhiều lần với lượng mủ lớn. Thông thường mủ tai có hai màu trắng vàng hoặc xanh kèm theo mùi thối khắm.
  • Người bệnh nghe kém từ từ về sau thì không nghe thấy nữa.
  • Các biểu hiện của bệnh có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Mủ đặc quánh như bã đậu.

Cận lâm sàng

  • Các bác sĩ tiến hành nội soi tai bị bệnh.
  • Xq-Schuller: Chủ yếu là làm mờ thông bào xương chũm
  • Chụp CT Scan
  • Ngoài tiến hành nội soi có chụp Xquang để phát hiện những biến chứng về xương, hộp sọ.
  • Thực hiện cấy mủ để có thể tìm ra vi khuẩn cũng như kháng sinh đồ.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao hơn.

  • Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc tai còn phát triển. Trẻ nhỏ có ống Eustachian ngắn và hẹp, dễ bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Người lớn có tiền sử viêm tai giữa, các vấn đề về mũi xoang hoặc dị ứng.
  • Những người làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc, hóa chất.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy giảm, chẳng hạn như người già hoặc người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ

Bệnh viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của mỗi người. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh mỗi chúng ta cần thực hiện đúng, đủ các biện pháp sau:

  • Uống nước liên tục, một ngày uống đủ 2500 ml nước.
  • Chủ động vệ sinh tai mỗi ngày bằng các loại dung dịch, nước muối sinh lý,... để các vi khuẩn không có cơ hội cư trú.
  • Khi mắc các bệnh lý như: Viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang,... hãy đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện để được chữa trị dứt điểm.
  • Tránh xa những địa điểm ô nhiễm, khói bụi,...
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe đúng định kỳ của Bộ y tế đề ra.
  • Chăm sóc sức khỏe bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh tình trạng ngủ quá khuya.
  • Nói không với những thực phẩm, các đồ uống gây hại cho sức khỏe như: nước giải khát, bia, rượu,....
  • Thực đơn bữa ăn hàng ngày có nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin, thịt,... cũng là giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

viem tai giua man tinh thung nhi
Uống đủ nước phòng ngừa bệnh viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ

Việc nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ là cực kỳ quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn hoặc người thân gặp các triệu chứng như đau tai kéo dài, chảy mủ tai, mất thính lực hoặc sốt cao không rõ nguyên nhân, hãy lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Đặc biệt, nếu triệu chứng không cải thiện sau một vài ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, việc thăm khám kịp thời là điều cần thiết.

Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị viêm tai giữa và có tiền sử thủng nhĩ, hãy thường xuyên kiểm tra tai với bác sĩ để đảm bảo bệnh không tái phát hoặc phát triển thành mãn tính. Các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng và cần được kiểm tra y tế ngay lập tức.

Điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ hiệu quả

Để bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ sớm được dứt điểm, bạn có thể áp dụng một trong 2 phương pháp điều trị chính như: Tây y, Đông y. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe cũng như mức độ nguy hiểm của mỗi người các bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 cách chữa dưới đây:

Thuốc Tây y

Trong Tây y, để điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ các bác sĩ thường lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp sau:

Điều trị nội khoa: Chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như sau:

  • Thuốc nhỏ tai: Chủ yếu là Ciplox , Otofa , Polydexa,... giúp hỗ trợ quá trình điều trị, hạn chế tình trạng suy giảm thính lực diễn ra.
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin và Acid Clavulanic là hai loại thuốc kháng sinh thường được người bệnh viêm tai giữa mãn tính thủng nhĩ tin dùng.
  • Nhóm Quinolon: Với các loại thuốc chính là Oflocet, Ciproloxacin, Tavanic, Metronidazole, Levofloxacin được kê đơn cho người bệnh viêm tai có nguy cơ thủng nhĩ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Các bác sĩ thường kê đơn nhóm thuốc corticoid dạng uống cùng một số loại thuốc dạng men như Alpha serratiopeptidase,...
  • Các loại thuốc chứa nhiều vitamin: Người bệnh nên sử dụng kèm theo các loại thuốc bổ, chứa nhiều dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, kháng lại các tác nhân bệnh.

Điều trị ngoại khoa: Phương pháp này chủ yếu tiến hành phẫu thuật và vá nhĩ. Từ đó, các bác sĩ sẽ khoét rộng đá chũm cũng sào bào vào thượng nhĩ. Bên cạnh đó, giai đoạn chăm sóc sau phẫu thuật rất quan trọng, người bệnh cần nghiêm chỉnh làm theo các bước như sau:

  • Ngày 1: Chủ yếu là khâu vệ sinh, thay băng và làm sạch vết mổ, tránh nhiễm trùng.
  • Ngày 2: Tiến hành rút meche trong tai.
  • Ngày 3 hoặc ngày 4: Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sau khi phẫu thuật và thay băng kết hợp đặt kèm một đoạn meche vào hố mổ.
  • Ngày thứ 7: Thực hiện cắt chỉ 4 đồng thời kê đơn thuốc.
  • Sau một tuần kể từ ngày xuất viện: Tái khám để đánh giá kết quả.
  • Tuần thứ 3: Tiếp tục thăm khám để kiểm tra ống tai ngoài, cấp toa.
  • Tuần 5: Bệnh nhân cần phải làm sạch ống tai ngoài và cấp toa.

Thuốc Đông y trị dứt điểm bệnh, đảm bảo an toàn cao

Trong quan niệm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ nói riêng cũng như các bệnh lý về tai mũi họng nói chung đều xuất phát từ chứng nhiệt tà, phong độc ứ đọng lâu ngày. Theo đó, huyết khí ở vùng tai bị tích tụ quá lâu mà sinh ra lượng mủ lớn gây ức chế dẫn đến thủng nhĩ.

viem tai giua man tinh thung nhi
Bài thuốc Đông y trị bệnh an toàn, hiệu quả

Do vậy, để trị dứt điểm bệnh lý này, các bài thuốc Đông y trị viêm tai giữa tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu được bào chế từ thảo dược quý. Nhờ đó, điều trị chuyên sâu các triệu chứng bệnh kết hợp hỗ trợ bồi dưỡng cơ thể, giải độc hiệu quả.

  • Bài thuốc 1: Dùng hoàng kỳ, bạch linh, kinh giới, đinh lăng, long đờm thảo, tri mẫu, hoài sơn, hạ khô thảo. Cho vào ấm rồi đem sắc thuốc uống trong ngày. Nên chia thành 3 lần uống vào các buổi sáng, chiều, tối trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chủ yếu dùng các cây thuốc nam như: Xuyên khung, kim ngân hoa, trần bì, sài hồ, thổ phục linh, bạch chỉ nam, xa tiền tử, chi tử, sài hồ, bạch truật. Các nguyên liệu được trộn đều và rửa sạch trước khi cho vào ấm sắc thuốc. Trong quá trình đun thuốc chỉ nên để thuốc sôi khoảng chừng 15 phút thì tắt bếp đem sử dụng hai lần một ngày.

Có thể thấy rằng, viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ không chỉ gây phiền toái, mệt mỏi cho người bệnh mà còn lấy đi tiền bạc, sức khỏe ở họ. Thậm chí, nếu không được can thiệp kịp thời người bệnh có thể bị điếc vĩnh viễn khiến cuộc sống bị đảo lộn.

Dược liệu chữa bệnh

Việc sử dụng các dược liệu có thể góp phần hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tính thủng nhĩ, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy quá trình hồi phục. Một số loại dược liệu thường được sử dụng như cây cỏ ngọt, cây lược vàng, cỏ mần trầu, cây hoa hòe…. Các dược liệu có công dụng:

  • Kháng khuẩn nhẹ đối với một số chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa - những tác nhân thường gặp trong viêm tai giữa.
  • Kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và giảm đau hiệu quả.
  • Tăng cường sức bền thành mạch máu, giảm chảy máu và giảm phù nề.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các dược liệu chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế cho việc điều trị y tế chuyên khoa. Mỗi loại dược liệu có chứa các hoạt chất sinh học khác nhau, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau theo cơ chế riêng biệt.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Tai Giữa Mãn Tính Thủng Nhĩ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan