Cây muồng trâu là loại thực vật phổ biến ở nước ta. Loại cây này có khả năng ứng dụng và điều trị các loại bệnh như vảy nến, chàm, táo bón, đau nhức xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp thông tin tới bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về cách áp dụng hiệu quả các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này.
Thành phần chính của cây muồng trâu
Muồng trâu hay còn gọi là muồng lác, cây lác, là loại cây thường gặp ở nước ta. Mặc dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng sau khi nhân giống, rất nhiều địa phương ở nước ra đặc biệt là các tỉnh miền trung như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An đã có thể trồng được cây muồng trâu. Đây là loại cây thân gỗ mềm, có thể cao từ 1,5m cho đến 3m tùy theo khu vực địa lý.
Theo Đông y, cây muồng trâu có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ. Phần lá có vị cay ấm. Phần thân, quả, lá, cành của các loại cây này đều được sử dụng để bào chế thành thuốc. Trong nghiên cứu của y học hiện đại, hạt muồng có chứa tới 15% protein, Mg, Mn, Ca, Na. Phần lá và quả có các dẫn xuất anthraquinon và phần rễ chứa sitosterol (dẫn xuất của steroid, một thành phần thường xuất hiện trong các sản phẩm điều trị bệnh ngoài da).
Công dụng chữa bệnh của cây muồng trâu
Cây muồng trâu có tính ứng dụng rất cao do phần lớn các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc:
- Trong Đông y, muồng trâu có thể kết hợp với các thảo dược khác cho tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, hóa ứ, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa.
- Khi muồng trâu sao vàng mang lại tác dụng đào thải và lọc sạch gan thận. Từ đó ngăn ngừa bệnh viêm gan, vàng da, hắc lào, các bệnh dị ứng mẩn ngứa do ứ trệ độc tố hoặc nấm da gây nên.
- Cao muồng trâu chứa các hoạt chất trị viêm gan, bảo vệ gan, cân bằng chỉ số ALT và bilirubin.
- Người bệnh bị xơ gan có thể sử dụng muồng trâu để ức chế quá trình phát bệnh và giảm lượng collagen trong gan lên tới 12, 64%.
- Cây muồng trâu thích hợp điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan. Các thí nghiệm trên chuột bạch chứng minh, khối lượng u giảm tới 26,6% so với trước khi điều trị.
- Nhờ thành phần chứa Sennosides nên cây thuốc này có thể giúp cải thiện triệu chứng táo bón, khó tiêu khi tác động tích cực tới nhu động ruột.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây muồng trâu
Sử dụng cây muồng trâu có thể hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên bạn nên chú ý đảm bảo vệ sinh khi bào chế, sử dụng đúng liều lượng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Các bài thuốc này chỉ có tác dụng đối với bệnh trong giai đoạn khởi phát, người có tiến triển nặng nên được đưa tới cơ sở y tế để có giải pháp điều trị kịp thời. Độc giả có thể tham khảo một số cách điều trị như sau:
Lá muồng trâu trị vảy nến
Vảy nến không phải căn bệnh lây lan từ người sang người nhưng có thể dễ tiến triển dai dẳng.
Cách thực hiện:
Để đối phó với căn bệnh này bạn chỉ cần lấy 100g lá muồng trâu, rửa sạch và để ráo. Sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ với 1 thìa muối. Sử dụng bông thể thấm phần nước chấm lên vùng da bị bệnh. Hoặc dùng bông gạc, cố định hỗn hợp trên da trong vòng 30 phút.
Áp dụng bài thuốc này ngày 2 lần. Lưu ý nên vệ sinh vết thương và lau khô trước khi áp dụng phương pháp này.
Muồng trâu chữa dị ứng da
Bạn đọc có thể tham khảo các cách dưới đây để điều trị các bệnh ngoài da, mẩn ngứa, dị ứng.
- Cách thứ nhất: Xay nhuyễn lá muồng trâu với nước ấm sau đó nấu cho hỗn hợp cô sệt lại. Dùng bôi lên vùng da bị mẩn ngứa ngày 2 - 4 lần.
- Cách thức hai: Lọc sạch hạt trong quả hạt muồng trâu, giữ lại phần cuống. Tiến hành hãm với 1 ấm nước sôi trong 15 phút để phần vỏ hạt lắng xuống. Khi đó lấy phần nước trà dùng uống thường xuyên vào buổi tối giúp giảm ngứa, ngủ ngon giấc.
- Cách thứ ba: Rửa sạch 200g lá muồng trâu, đun với 2 lít nước. Sau đó pha thêm với nước ấm để tắm hằng ngày với vùng da dị ứng diện rộng.
Chữa viêm họng bằng cây muồng trâu
Đối với nhóm trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc này.
Lấy 100mg lá muồng trâu rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn với 250ml nước lọc. Sử dụng phần nước cốt đã lọc sạch bã hằng ngày có tác dụng giảm đau, ngứa rát cổ họng. Hỗ trợ điều trị viêm amidan.
Cách chữa bệnh hắc lào (lác đồng tiền)
Hắc lào là bệnh có đặc tính lây lan mạnh mẽ, khi tiến hành điều trị nên đặc biệt sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để tránh lây lan sang người khác.
Bạn đọc có thể tham khảo 2 cách làm sau đây:
- Cách thứ nhất: Giã nát lá muồng trâu sạch cùng với muối hoặc nước chanh để tăng tính sát khuẩn. Sau đó đắp lên da trong 20 - 30 phút.
- Cách thứ hai: Thực hiện nghiền lá muồng trâu, lọc sạch bã chỉ để lại nước cốt. Đổ nước có pha sẵn natri fluorid và bảo quản hỗn hợp trong 2 ngày. Sau đó đem đi lọc và thêm cồn 90 và tiếp tục để ngâm trong 24 giờ. Ép lấy dịch cồn. Sau đó thành phẩm đạt được sẽ có dạng cao, dễ dàng bôi trực tiếp lên trên da. Để giảm thiểu nguy cơ lây lan, bạn có thể dùng tăm bông để lấy cao bôi.
Trị bệnh thấp khớp hiệu quả
Bạn có thể kết hợp các thảo dược cùng với muồng trâu như dứa dại, quế chi, vòi voi, rễ cỏ xước. Đun chung các vị thuốc này cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ. Khi nước thuốc cô đặc lại chỉ còn 1 nửa có thể lấy ra dùng. Ngày uống 1 thang, kiên trì sử dụng liệu trình trong 10 ngày sẽ có kết quả.
Bài thuốc trị đau thần kinh tọa
Chuẩn bị các thảo dược bao gồm thần thông, đỗ trọng, cây lức, kiến cò, rễ nhàu cùng với muồng trâu. Sau đó đem sắc lên với 400ml nước cho tới khi cạn còn đủ 1 bát. Dùng ngày 1 lần.
Khắc chế táo bón bằng muồng trâu
Người gặp tình trạng khó tiêu, táo bón có thể đun 20g lá muồng trâu với 1 lít nước. Sắc trong vòng 20 phút và sử dụng trước khi đi ngủ. Trong thời gian các hệ cơ quan thư giãn, các vi khuẩn đường ruột sẽ phân hủy Sennosides thành các chất Anthrone giúp nhuận tràng, lợi ruột.
Lời khuyên quan trọng khi sử dụng cây muồng trâu chữa bệnh
Để việc điều trị đạt kết quả tốt, độc giả nên chú ý một số lưu ý quan trọng sau:
- Cây muồng trâu thường mọc dại nên không quá khó kiếm. Tuy nhiên chính vì thế nên việc làm sạch bụi bẩn, cặn bã cần được chú trọng. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm qua với nước muối loãng trước khi sử dụng.
- Nếu áp dụng các bài thuốc trong thời gian dài nhưng không ghi nhận hiệu quả, bạn nên xem xét thay đổi phương pháp hoặc tới tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Người thuộc thể hàn, khí dương suy nên hạn chế sử dụng muồng trâu do có nguy cơ đi ngoài, lạnh bụng.
- Các bài thuốc từ muồng trâu không thể thay thế các thuốc đặc trị.
- Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc tây, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Đối với điều trị các bệnh ngoài da, để hạn chế nguy cơ kích ứng thuốc, bạn chỉ nên áp dụng với lượng nhỏ trong lần đầu sử dụng. Và tăng dần liều lượng vừa đủ trong các lần tiếp theo.
Qua bài viết trên đây, hy vọng đã đem tới cho độc giả những kiến thức cần thiết nhất khi ứng dụng cây muồng trâu. Sử dụng các thảo dược sẽ giúp hạn chế được tác dụng phụ của thuốc Tây nhưng bạn nên hạn chế, không nên tự ý điều trị, tham khảo ý kiến chuyên môn và kiên trì áp dụng sẽ thấy được hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!