Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ khiến bạn rất khó chịu. Đặc biệt với bạn gái trưởng thành, tình trạng này còn khiến họ có tâm lý e ngại, sợ gần gũi. Đây là dấu hiệu của bệnh nào ở cơ quan sinh dục, ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản? Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ các vấn đề của vùng kín có liên quan.
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ là gì?
Ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng thường thấy hơn ở bạn gái. Đa phần các trường hợp ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ đều do bệnh viêm nhiễm ngoài da.
Ở một số bệnh, triệu chứng ngứa, nổi mẩn ở vùng kín có thể tự hết sau một thời gian. Nhưng cũng có không ít tình trạng bệnh không tự khỏi, thậm chí còn chuyển thành mãn tính.
Ngứa và nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Trẻ em cũng có thể mắc phải tình trạng này, hầu hết do vệ sinh không đúng cách. Cha mẹ nên quan tâm chăm sóc cũng như hướng dẫn con bảo vệ sức khỏe vùng kín từ nhỏ.
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ do đâu?
Như đã nói ở trên, bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ thường là dấu hiệu cảnh báo cơ quan sinh sản của nữ giới bị viêm nhiễm. Những bệnh phổ biến ở vùng kín nữ có triệu chứng này là:
Viêm âm đạo phụ nữ do nhiễm nấm Candida
Candida là nấm men đơn bào ký sinh tự nhiên trong cơ thể. Nó thường trú ngụ ở da, miệng, trong đường ruột và phổ biến trong âm đạo nữ.
Khi tồn tại trong môi trường âm đạo, chúng thường được kiểm soát bởi các lợi khuẩn khác. Nhưng nếu có điều kiện thuận lợi như sau thì loại nấm này sẽ phát triển nhanh chóng:
- Khi bạn sử dụng thuốc, dư đường, nhiễm thủy ngân, stress…
- Vận động ra nhiều mồ hôi nhưng không thay quần lót, mặc ẩm.
- Không thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt.
- Ngâm mình trong bồn tắm quá lâu hoặc tự ý thụt rửa phía bên trong âm đạo.
- Dùng xà bông tắm để làm sạch vùng kín, làm mất cân bằng pH.
- Không vệ sinh đúng cách trước khi quan hệ với bạn trai.
- Sử dụng giấy vệ sinh hoặc các vật tiếp xúc với “cô bé” không an toàn.
Dùng dung dịch vệ sinh hoặc nước rửa phụ khoa có chứa nhiều xà phòng, chất bảo quản và hương liệu hóa học. Chúng làm cho độ pH trên vùng da của cơ quan sinh dục nữ biến đổi, thuận lợi cho nấm Candida phát triển…
Khi số lượng nấm Candida vượt tầm kiểm soát thì hiện tượng viêm âm đạo xảy ra. Một trong những dấu hiệu sớm của bệnh này là bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ.
Nhiễm khuẩn gây viêm âm đạo
Đây là tình trạng bệnh không dễ nhận biết do không có nhiều dấu hiệu bệnh. Nó còn được gọi là tình trạng viêm âm đạo không đặc hiệu.
Thông thường âm đạo nhiễm khuẩn có hại ít biểu hiện nhưng với phụ nữ mang thai thì nó làm ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục. Bệnh có tính chất nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên chị em cần đi khám và kể chi tiết các triệu chứng cho bác sĩ để được xử lý. Bác sĩ cần phân biệt rõ với các bệnh có biểu hiện khá tương tự với nó là:
- Bệnh lậu STD.
- Bệnh Chlamydia.
- Mẩn ngứa dị ứng
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ có thể do da vùng kín tiếp xúc với chất gây dị ứng. Như là:
- Các loại bột giặt, nước xả vải có chứa các chất hóa học độc hại như Benzyl acohol, Camphor, Benzyl acetate…
- Thay đổi dung dịch vệ sinh hoặc nước rửa phụ khoa không thích hợp.
- Dùng cốc nguyệt san, tampon, băng vệ sinh có chứa chất kích ứng.
- Để thấm dầu gội sữa tắm hay xà bông vào “cô bé”
- Sử dụng nước hoa vùng kín không an toàn.
- Dùng gel bôi trơn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường âm đạo.
- Sử dụng kem tẩy lông vùng kín không đảm bảo tiêu chuẩn.
- Mắc các bệnh về đường tiết niệu cũng làm kích ứng da.
Ngoài ra, việc mặc quần bó sát, vận động mạnh gây trầy xước vùng kín cũng gây nên tình trạng này.
Nhiễm ký sinh trùng
Một số ký sinh trùng như chấy rận có thể sinh sống ở da vùng kín. Chúng tồn tại bằng cách hút máu nên bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ. Sự tồn tại của chấy, rận trong cơ thể còn tạo nguồn lây một số bệnh nguy hiểm như viêm gan, sùi mào gà hoặc làm nhiễm HIV khi bạn giao hợp với người bệnh.
Một số nơi trong bộ phận sinh dục mà các sinh vật nhỏ bé này thường trú ngụ là:
- Da vùng kín và đám lông.
- Khu vực âm đạo.
Nếu không có phương pháp điều trị, chúng sẽ sinh sôi và phát triển không ngừng trong cơ thể.
Bệnh chàm làm bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Chàm da có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Trong đó, ở nữ giới, các trường hợp có hiện tượng chàm ở vùng kín do:
- Sử dụng sai nước rửa phụ khoa có chất dị nguyên.
- Stress thường xuyên làm thay đổi nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch.
- Một phần do di truyền từ thế hệ trước mà cô bé có hiện tượng này.
Vảy nến khiến bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Vảy nến là bệnh tự miễn có thể hình thành ở mọi vùng da, trong đó có bộ phận sinh dục. Trường hợp nữ giới bị bệnh vảy nến vùng kín khá hiếm gặp. Những điều kiện thuận lợi khiến “cô bé” bị vảy nến là:
- Khí hậu lạnh.
- Bạn nữ thường hay căng thẳng quá độ, làm bất ổn nội tiết tố.
- Có vết thương hoặc bị nhiễm trùng ở vùng kín…
Địa y xơ cứng
Địa y xơ cứng hay còn gọi là tình trạng Lichen thường xuất hiện ở da vùng âm hộ gây nổi mẩn đỏ và ngứa. Nếu không được chữa trị kịp thời, tại các vết phát ban trên vùng kín có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Khi đó người bệnh sẽ rất đau đớn khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, khả năng bị ung thư âm hộ cũng tăng cao do bệnh này.
Những yếu tố khác
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ còn có thể do những đổi trong cơ thể, xảy đến khi:
Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ Estrogen giảm khiến cho niêm mạc âm đạo bị mỏng đi. Do đó bạn cảm thấy khô rát, ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
Hiện tượng này dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai hay những người có đời sống tinh thần bất ổn, áp lực cuộc sống nhiều.
Sử dụng thuốc: Có một số thuốc khi sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và khiến bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ. Chẳng hạn như:
Các thuốc kháng sinh dùng cho người bị viêm họng hoặc xoang.
- Dược phẩm trị bệnh có chứa steroid.
- Thuốc tránh thai.
- Một vài thuốc dùng trong hóa trị xạ ung thư.
Ngoài ra, bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ còn có thể do mụn rộp sinh dục, sùi mào gà hay bị nhiễm trùng roi, viêm cầu khuẩn…
Triệu chứng của các bệnh gây ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn là dấu hiệu điển hình của một số bệnh. Đi kèm với đó, ở mỗi tình trạng bệnh sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Nhiễm nấm Candida làm bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Khi bị nhiễm nấm Candida, bạn nữ có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như:
- Vùng âm đạo thường xuyên ngứa, kích thích nhu cầu gãi.
- Có hiện tượng sưng đỏ ở niêm mạc âm đạo.
- Hàng ngày lượng khí hư ra nhiều hơn.
- Quan sát thấy dịch này có màu trắng đục, thường hay vón cục như bã đậu.
- Bạn thường ngửi thấy mùi chua và hôi như nấm.
- Đi tiểu hoặc quan hệ có biểu hiện đau, buốt, đôi khi có thể chảy máu.
Nhiễm khuẩn gây viêm âm đạo
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng âm đạo viêm do nhiễm khuẩn gây hại phát triển quá mức là:
- Chị em cảm thấy bộ phận sinh dục bị ngứa nổi mẩn đỏ.
- Quan sát khí hư thấy có màu xám hoặc hơi xanh, tồn tại ở thể loãng hay đặc quánh.
- Bộ phận sinh dục có mùi hôi, ẩm ướt và nóng rát, nhất là khi đi tiểu.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Vùng kín bị viêm da tiếp xúc dị ứng thường có các triệu chứng phổ biến như:
- Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ thường xuyên sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
- Vùng kín có các mụn nước mọc lên thành từng đám và có tính lây lan.
- Các mụn nước có thể vỡ ra làm chảy dịch khá khó chịu…
Nhiễm ký sinh trùng
Khi bộ phận sinh dục có chấy, rận sinh sống, bạn nữ thường cảm thấy:
- Ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục, nhất là khi bị chúng hút máu.
- Có thể cảm nhận được cảm giác có con gì bò ở trong…
Bệnh chàm khiến bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Những dấu hiệu điển hình khi bị chàm da ở vùng kín nữ giới có thể nhận biết dễ dàng:
- Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ hoặc hồng nhạt.
- Có mụn nước li ti rất dễ vỡ trên phần da vùng kín.
- Các mụn có khả năng lây lan ra nơi lân cận, bao gồm cả bộ phận khác.
Vảy nến làm bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Người bị bệnh vảy nến vùng kín cũng có các triệu chứng như tại nhiều bộ phận khác. Họ thường:
- Ngứa và nổi mẩn đỏ trên cơ quan sinh dục, đặc biệt về đêm.
- Có nhiều vảy khô trên phần mu hoặc các tế bào tích tụ quanh khu vực môi trên, môi dưới.
Địa y xơ cứng
Bệnh địa y xơ cứng được nhận biết thông qua một vài biểu hiện cơ bản như:
- Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ ở vùng da âm hộ.
- Kèm theo đó là các đốm trắng xuất hiện liên tục.
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
Có thể nói ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ là dấu hiệu của nhiều bệnh tương đối nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến đời sống tình dục và hoạt động thường ngày. Bộ phận sinh dục bị ngứa nổi mẩn đỏ khiến bạn:
- Khó tập trung làm việc hay học tập do bị cơn ngứa dữ dội chi phối.
- Mất tự tin khi giao tiếp do bị khó chịu ở nơi khó tự xử lý.
- Làm đời sống tình dục bị xáo trộn, khó viên mãn.
- Mất ngủ khi bị ngứa về đêm nên không đủ năng lượng tái tạo cho ngày mới…
Thêm vào đó, bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ khiến bạn gãi nhiều. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong “cô bé”, gây các hiện tượng:
- Viêm phần phụ.
- Bệnh ở vùng chậu.
- Âm hộ bị tấn công.
Khi bộ phận sinh dục mắc các bệnh viêm nhiễm gây ngứa và nổi mẩn đỏ cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Cụ thể:
Mẹ bầu bị ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục sẽ làm tăng các nguy cơ:
- Truyền bệnh đang mắc ở bộ phận sinh dục sang cho con nếu sinh thường.
- Gây hiện tượng sinh non.
- Em bé sinh ra bị nhẹ cân.
Đối với người bình thường khi bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ có thể:
- Làm tắc vòi trứng.
- Ảnh hưởng đến chức năng sản sinh của buồng trứng.
- Làm rào cản khi quá trình thụ thai diễn ra.
Có thể nói bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ là hiện tượng nguy hiểm. Bởi vì nó là nguyên nhân sâu xa khiến cho đời sống tình dục, chức năng sinh sản bị ảnh hưởng. Cho nên, không ít trường hợp ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ cần gặp bác sĩ ngay.
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngay khi có biểu hiện ngứa vùng kín và nổi mẩn đỏ khiến sinh hoạt đời thường của bạn bị ảnh hưởng, cần gặp bác sĩ phụ khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Những vấn đề nghiêm trọng kèm theo biểu hiện ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục khiến bạn nữ cần đến bệnh viện ngay là:
- Ngứa âm đạo kéo dài trên một tuần kèm theo nổi mẩn đỏ.
- Có mụn phát ban hoặc niêm mạc âm hộ bị phồng rộp.
- Dịch âm đạo thay đổi màu sắc, thể trạng, mùi.
- Vùng sinh dục có hiện tượng đau, rát và khô khi quan hệ.
- Có biểu hiện sưng ở niêm mạc âm đạo.
- Tiểu tiện khó.
Đây là những dấu hiệu phổ biến thường thấy ở các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nó dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm làm thay đổi chức năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của bạn nếu không được xử lý kịp thời.
Chẩn đoán bệnh khi bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh bạn đang mắc phải khiến bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ, bác sĩ sẽ:
- Hỏi bạn về các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, thời gian xuất hiện của nó.
- Tìm hiểu những vấn đề về đời sống tình dục đề tìm nguồn lây bệnh nếu có.
- Quan sát thực tế da vùng âm hộ hoặc dùng mỏ vịt để soi bên trong âm đạo.
- Ấn tay vào bụng dưới để tìm các bất thường của cơ quan sinh sản.
- Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu và soi dịch tiết âm đạo.
Các bước chẩn đoán này nhằm tìm ra tác nhân, phân biệt rõ triệu chứng ở vùng kín. Từ đó xác định được chính xác căn bệnh cũng như nguyên nhân để trị liệu.
Cách điều trị tình trạng ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ
Việc xác định chính xác nguyên nhân, bệnh lý làm bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ là căn cứ quan trọng để đưa ra phương án trị liệu. Ngày nay, bệnh ở vùng kín vẫn được nhiều người chữa khỏi bằng cả dược liệu và tân dược.
Mẹo dân gian chữa bệnh mẩn ngứa ở bộ phận sinh dục nữ
Ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Dân gian ta có nhiều mẹo trị tình trạng này, chị em thường chỉ cho nhau các cách:
1. Dùng lá trầu
Đây được cho là dược liệu vườn nhà chữa các bệnh viêm nhiễm rất tốt, dùng được cả ở vùng kín. Khi bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ, chị em nên:
- Lấy khoảng 4 – 5 lá trầu đem rửa sạch với nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
- Sau khi để róc nước, bạn vò hoặc giã nát các lá trầu rồi pha với nước đun sôi để ấm.
- Lọc lấy phần nước để vệ sinh bộ phận sinh dục một cách nhẹ nhàng.
- Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm lau khô vùng kín và mặc đồ mềm, thoáng.
Cách làm khác: Sau khi sơ chế sạch, bạn đun lá trầu không với nước muối để rửa vệ sinh “cô bé”.
Lưu ý:
- Bạn chỉ dùng nước lá trầu rửa ở bên ngoài, tuyệt đối không ngâm vùng kín hoặc thụt rửa vào trong.
- Mỗi tuần chỉ thực hiện từ 2 – lần sau khi tắm buổi tối là tốt nhất.
2. Ăn rau diếp cá
Viêm nhiễm phụ khoa do các loại vi khuẩn có hại gây nên, trong đó hiện tượng loét kèm theo ngứa, mẩn đỏ có thể do virus Herpes Simplex gây nên. Những tinh chất trong lá diếp cá có thể tác động vào vỏ bọc protein của nó gây ức chế hoạt động. Từ đó ngăn chặn viêm loét và điều trị bệnh phụ khoa. Để chữa ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ bằng diếp cá, bạn chỉ cần:
- Chuẩn bị một mớ diếp cá, nhặt lấy phần lá xanh.
- Đem rửa lá diếp cá vừa nhặt với nước sạch rồi ngâm muối 15 phút và rửa lại.
- Để róc nước rồi ăn như ăn rau sống.
Món rau này có thể sử dụng kèm theo trong các bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
3. Rửa nước húng quế
Loại rau này thường cho hiệu quả tốt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, nấm. Bởi vì húng quế vị cay, tính ấm, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và loại trừ nấm hiệu quả, an toàn cho vùng da vùng kín.
Bạn có thể sử dụng húng quế làm giảm ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ như sau:
- Lấy một lượng tương đối húng quế, nhặt sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi tráng lại.
- Sau khi ráo nước thì cho vào máy nghiền nát để tạo dạng bột nhão.
- Cho bột húng quế nhão vào nồi nấu với 2 cốc nước sôi lên.
- Chờ nước này nguội bớt thì chấm rửa ngoài bộ phận sinh dục.
Cách làm khác: Sau khi sơ chế lá húng quế sạch, bạn không cần xay ra mà đun trực tiếp với nước để uống.
Mẹo này sẽ làm giảm đau, ngứa nổi mẩn do viêm ở “cô bé”. Không giống như lá trầu, nước húng quế nên dùng đều đặn mỗi ngày để tăng cao hiệu quả.
Nhìn chung các lá cây vườn nhà dùng để cải thiện tình trạng ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ có thể đem lại hiệu quả tốt nếu chị em dùng thường xuyên trong thời gian đầu. Nếu đã sử dụng nhiều rồi mà không đỡ thì bạn nên chuyển hướng sang các bài thuốc có dược tính tốt hơn.
Bài thuốc Đông y chữa ngứa nổi mẩn đỏ ở vùng kín
Các bệnh phụ khoa do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm Candida, trùng roi hay các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da… khá phổ biến. Đông y dựa theo các biểu hiện bệnh ở vùng kín mà chẩn trị, đưa ra công thức thích hợp.
Bài thuốc 1
Với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có biểu hiện như khí hư khác màu, “cô bé” ngứa, rát, người bệnh bị táo bón hoặc đi tiểu đỏ màu, nên dùng:
- 16g sinh địa (rễ của cây địa hoàng) giúp cải thiện đường tiểu, giảm ngứa, viêm.
- 12g thương truật giúp ổn định nội tiết tố nữ, tăng khả năng bảo vệ chức năng sinh sản.
- Kết hợp với chi tử, xa tiền tử, trạch tả mỗi loại 12g giúp lợi tiểu, giảm phù nề, mẩn đỏ.
- Sài hồ, hoa mẫu đơn trắng và thổ phục linh mỗi loại 12g chữa bệnh giang mai, giải độc thủy ngân và các hiện tượng viêm da, rối loạn sinh dục…
- Lại thêm đan bì 10g cùng trôm lay 4g và các thảo dược khác cùng nhóm công dụng như long đờm thảo, uất kim…
- Rửa sạch các thuốc trên rồi đun nhỏ lửa với 6 bát nước để cô đặc thành 3. Uống sau bữa ăn hàng ngày để bộ phận sinh dục hết bị ngứa, nổi mẩn đỏ.
Bài thuốc 2
Nếu bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ kèm theo hiện tượng huyết trắng nhiều, đau bụng dưới, thường xuyên lạnh chân và đầy bụng buổi chiều thì áp dụng bài này.
- Dùng củ mài và hoàng kỳ mỗi loại 16g.
- Kết hợp với 12g sinh địa cùng bạch truật và các thảo dược đẳng sâm, mẫu đơn trắng, tần quy cùng liều lượng.
- Lại thêm hương phụ và ngải điệp khoảng 10g/loại cùng với 6g trôm lay, 3 quả táo tàu khô và 4g vỏ quế.
- Những dược liệu này có tác dụng chống viêm, loại trừ nấm, khuẩn gây viêm ngứa, nổi mẩn ở bộ phận sinh dục nữ.
- Bạn chỉ cần rửa sạch rồi sắc nhỏ lửa với 6 bát con nước cho cô đặc thành 3 bát và uống hết trong ngày.
Bài thuốc 3
Đây là bài thuốc rửa – xông – uống dùng cho trường hợp bị khí hư ra nhiều và có mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, bộ phận sinh dục nữ còn bị mẩn đỏ kèm hiện tượng ngứa, có mụn nhỏ.
Thuốc uống:
- Dùng lá bạc thau 20g để trị ngứa, mụn.
- Kết hợp với ké đầu ngựa và bạch đồng nữ, cùng 80g vỏ cây gạo có tác dụng trị huyết trắng, viêm, ngứa âm đạo âm hộ.
- Cho tất cả vào sắc để cô đặc được 200ml nước uống trong ngày.
Thuốc rửa:
- Sử dụng 100ml nước cốt từ lá trầu không.
- Kết hợp cùng 20ml nước cốt tỏi.
- Thêm 10g phèn chua phi khô lên.
- Trộn tất cả 3 nguyên liệu trên với nhau, chia làm 2 phần.
- 1 phần dùng đem bôi rửa âm đạo trước khi ngủ.
- 1 phần thấm vào gạc và đóng băng vệ sinh qua đêm.
- Sáng hôm sau bạn rửa lại bộ phận sinh dục với nước muối loãng.
Thuốc xông:
- Bạn dùng 100g lá bạc thau đem rửa sạch rồi đun với khoảng 2 lít nước.
- Khi nước đã sôi bạn tắt bếp chờ nguội một chút rồi xông với hơi thuốc đó.
Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp món ăn bài thuốc trị ngứa nổi mẩn ở bộ phận sinh dục bằng cách: Nấu lá ngải với trứng gà rồi ăn kết hợp uống 1 chén rượu nhỏ trong 5 ngày liên tục.
Cần kết hợp các thuốc này với nhau và tiến hành đều đặn trong nhiều ngày. Như vậy thì bộ phận sinh dục nữ mới hết bị ngứa nổi mẩn đỏ. Trong thời gian sử dụng thuốc, tốt nhất nên vệ sinh “cô bé” thật sạch và kiêng quan hệ không bảo vệ.
Điều trị bằng Tây y chữa bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Chữa tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ở vùng kín bằng thuốc Tây rất nhanh gọn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt và hạn chế tác dụng phụ, bạn cần khám, xác định nguyên nhân. Dựa vào từng tình trạng bệnh ở bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ kê thuốc tương ứng.
- Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida thì dùng thuốc đặt phụ khoa và thuốc kháng nấm.
- Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh đường uống Metronidazole kết hợp với kháng sinh dạng gel hoặc kem.
- Trường hợp ngứa ở bộ phận sinh dục do có chấy rận ký sinh, bạn dùng kem trị chấy rận. Nếu bị nghiêm trọng thì dùng thuốc kê theo toa đường bôi.
- Trường hợp bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ do bệnh ngoài da thường phải kết hợp thuốc kháng sinh uống và bôi. Antimycos, BSA, ASA là một số thuốc bôi thường dùng chứa cồn iod 2%. Chúng có khả năng diệt khuẩn, tiêu diệt các nấm gây bệnh. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng các nước rửa phụ khoa không hóa chất.
- Bị dị ứng gây ngứa nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục nữ bạn chỉ cần loại bỏ tác nhân và ngưng tiếp xúc với các dị nguyên.
- Nếu bị ngứa nổi mẩn vùng kín do bệnh xã hội, Tây y thường sử dụng các cách đốt laser để loại bỏ mụn ngứa gây nổi mẩn.
- Ngoài ra, những chị em bị bệnh phụ khoa gây viêm nhiễm, ngứa, nổi mẩn do thói quen vệ sinh, sinh hoạt sai cách cần điều chỉnh ngay để cải thiện tình trạng.
Lưu ý
- Sử dụng thuốc tân dược, đặc biệt là dạng gel, bôi ở vùng kín bạn cần hết sức thận trọng. Tốt nhất không tự ý mua và sử dụng nếu chưa khám và được bác sĩ chỉ định dùng.
- Thuốc Tây dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, đối với vùng da nhạy cảm như vùng kín càng nguy hiểm. Chẳng hạn như các thuốc bôi có thành phần chứa corticoid dùng trong điều trị bệnh ngoài da như vảy nến, chàm da thường gây kích ứng, làm viêm nang lông hoặc khiến “cô bé rậm rạp” hơn. Nó có thể còn làm teo da của bạn nếu bôi nhiều hoặc lâu ngày.
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ nên ăn gì kiêng gì?
Bộ phận sinh dục bị ngứa, nổi mẩn do viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn có thể cải thiện một phần tình trạng bệnh của chị em nếu áp dụng đúng. Vậy viêm nhiễm phụ khoa gây nổi mẩn đỏ, ngứa nên ăn gì?
Những thực phẩm nên ăn
- Sữa chua: Các axit lactic và lợi khuẩn probiotic, men vi sinh có khả năng ức chế các hại khuẩn, nấm âm đạo. Khi sử dụng nó giúp chị em cân bằng pH trong âm đạo, giảm mẩn ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Tỏi: Các chất béo Allicin cùng dưỡng chất có trong tỏi sẽ giúp loại bỏ hại khuẩn, làm sạch âm đạo, bài trừ nấm. Nó đồng thời làm giảm ngứa, mẩn đỏ do viêm và các bệnh ngoài da.
- Thực phẩm chứa vitamin C như táo tàu, rau xanh, cà chua, đu đủ…: Giúp tăng đề kháng và tăng sức khỏe cho hệ sinh sản.
- Nước: Chị em nên uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện các tình trạng ngứa rát, đau ở âm đạo. Từ đó tạo môi trường tốt cho các lợi khuẩn sinh sống, chống lại hại khuẩn.
Những thực phẩm nên kiêng khi bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ có thể do bạn sử dụng một số thực phẩm như:
- Kim chi, khô bò, khô gà cay hoặc các món ăn ướp nhiều tiêu, ớt. Chúng khiến bạn nóng và ngứa ngáy ở vùng kín. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hại khuẩn và nấm phát triển.
- Các món khoai tây chiên, gà rán, bim bim… cũng không tốt vì chúng giúp hại khuẩn sinh sôi mạnh hơn.
- Những chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa cần tránh ăn hải sản hoặc thực phẩm gây nóng, kích ứng da.
- Ngoài ra, cần tránh đồ ngọt và các loại chất kích thích có trong rượu bia, bánh ngọt, cà phê… để nấm bệnh ít có điều kiện sinh sôi.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cải thiện các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cũng là cách bảo vệ sức khỏe nói chung.
Phương pháp phòng tránh
Để đảm bảo chức năng sinh dục và phòng ngừa các bệnh phụ khoa gây ngứa, nổi mẩn ở vùng kín, bạn nên:
- Vệ sinh “cô bé” với nước rửa phụ khoa an toàn từ 1 – 2 lần/ngày.
- Trước khi quan hệ tình dục cần rửa sạch và lau khô nước lã trên bộ phận sinh dục.
- Sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh xã hội khi giao hợp trong điều kiện cần.
- Không ngâm mình dưới nước quá lâu, tránh thụt rửa vào bên trong làm mất khả năng tự cân bằng của vùng kín.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng, dầu gội để vệ sinh bộ phận sinh dục.
- Sau khi đi tiểu, đại tiện hoặc tiếp xúc với nước, cần làm khô “cô bé”.
- Mặc quần chíp vừa với kích thước của bạn, tránh để căng tức, ma sát.
- Thay dụng cụ hứng kinh thường xuyên và vệ sinh cô bé đúng cách khi đến kỳ. Đồng thời không lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày, tránh dùng loại có hương liệu hóa học.
- Tránh dùng nước hoa vùng kín, gel tẩy lông không an toàn.
- Tránh gãi khi vùng kín bị ngứa để hạn chế làm lây lan bệnh.
- Khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng mỗi lần để kiểm tra tình trạng.
Bộ phận sinh dục nữ bị ngứa nổi mẩn đỏ là dấu hiệu của các bệnh vùng kín không nên bỏ qua. Nếu hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa như chảy máu, ra nhiều khí hư, bí tiểu… bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!