Một trong những bệnh phụ khoa phổ biến hiện nay không thể bỏ qua nấm âm đạo. Theo thống kê, có hơn 75% phụ nữ mắc bệnh này ít nhất một lần trong đời. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và khó kiểm soát, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị.
Giải đáp nấm âm đạo là bệnh gì?
Trong vùng kín của nữ giới, luôn có một lượng vi khuẩn có hại và có lợi nhất định. Khi âm hộ khỏe mạnh, độ pH trong ngưỡng cân bằng, các loại nấm sẽ không có cơ hội phát triển và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, khi sức khỏe yếu, độ pH mất cân bằng, nấm có hại sẽ xâm nhập vào và gây bệnh.
Nấm âm đạo (Gynecological Mushrooms) là hiện tượng nhiễm nấm ở vùng kín, khiến âm đạo phụ nữ bị kích ứng, tiết ra dịch lạ và ngứa. Loại nấm gây ra bệnh thường là nấm Candida Albican có hình bầu dục tròn. Nó có thể gây bệnh ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể con người. Tuy nhiên, âm đạo là nơi phổ biến nhất.
Đối tượng dễ bị nấm âm đạo là chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục và quan hệ không an toàn. Thực tế, tình trạng này không khó để xử lý nhưng cần đúng cách, kiên trì và biết cách chăm sóc đề phòng ngừa tái phát trở lại.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm nấm âm đạo
Ngoài sự tác động của nấm Candida Albican, bệnh nấm âm đạo ở nữ giới còn có thể hình thành bởi nhiều yếu tố khác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Suy giảm Estrogen: Estrogen trong cơ thể có tác dụng bảo vệ chị em trước sự tấn công của nấm men, vi khuẩn có hại. Khi nồng độ này suy giảm, vi khuẩn, nấm gây bệnh có điều kiện tốt để phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng nhiều kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, gây mất cân bằng vi sinh trong cơ thể. Tình trạng này khiến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện nấm men phát triển và gây bệnh.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không sạch, không thay quần lót mỗi ngày hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu cũng có thể dẫn đến nấm âm đạo. Đặc biệt, trong những ngày đèn đỏ, chị em cần vệ sinh thường xuyên, đúng cách.
- Do thói quen sinh hoạt: Mặc đồ quá bó, dùng đồ lót chật và bị ẩm, bí có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển do môi trường âm đạo bị kiềm hóa.
- Quan hệ tình dục thiếu an toàn: Chị em quan hệ tính dục với nhiều bạn tình, không dùng biện pháp phòng tránh dễ mắc các bệnh về viêm nhiễm, trong đó có nấm âm đạo. Nặng hơn có thể là các bệnh như lậu, giang mai,...
Xác định đúng nguyên nhân gây nấm âm đạo giúp việc các bác sĩ chuyên khoa lên được phác đồ điều trị phù hợp, tập trung đúng căn nguyên để loại bỏ dứt điểm tình hình bệnh.
Những biến chứng của bệnh nấm âm đạo
Bệnh viêm phụ khoa nếu không được can thiệp điều trị sớm và đúng cách, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống chị em. Cụ thể, bệnh có nguy cơ gây ra các biến chứng như sau:
- Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh: Các nấm men có trong vùng kín không chỉ gây nấm âm đạo, chúng còn lây sang nhiều cơ quan khác và gây viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến, tắc vòi trứng,...
- Khả năng vô sinh, hiếm muộn: Nấm men có trong âm đạo hạn chế tinh dịch đi đến trứng. Thậm chí, chúng có thể làm hại tinh trùng khiến chúng suy yếu, không thể gặp trứng để tiến hành quá trình thụ thai làm tăng tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
- Tăng nguy cơ bị ung thư: Nấm âm đạo nặng và bị tái phát nhiều lần có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng
- Ảnh hưởng bà bầu và thai nhi: Trong quá trình mang thai, khi bị nấm âm đạo, các triệu chứng của bệnh khiến bà bầu mệt mỏi. Đặc biệt, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng yếu. Với thai nhi khi sinh ra có nguy cơ bị các bệnh về da, đường hô hấp và bệnh về mắt.
Cách chẩn đoán bệnh nấm phụ khoa
Các chẩn đoán và xét nghiệm sau sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện trong quá trình khám bệnh:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi người bệnh về các triệu chứng bệnh thường gặp, tần suất quan hệ và các thói quen sinh hoạt, vệ sinh để đánh giá.
- Khám trực tiếp bộ phận sinh dục: Bác sĩ sử dụng mỏ vịt đặt vào âm đạo để quan sát những biểu hiện nhìn được bằng mắt ở bên trong.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Bác sĩ lấy dịch âm đạo làm xét nghiệm giúp xác định có bị nấm âm đạo hay không và mức độ ra sao. Kết quả xét nghiệm độ pH nằm ngoài khung 4 - 4,5 thì cho thấy bạn đang bị bệnh, trong dịch có tế bào vi nấm.
Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm âm đạo do nấm
Bệnh nấm âm đạo rất dễ tái phát trở lại nếu sau điều trị, không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, chị em cần chú ý phòng ngừa mỗi ngày bằng các cách sau:
- Tập trung điều trị, trong thời gian dùng thuốc nên hạn chế quan hệ tình dục. Khi quan hệ, phải đeo bao cao su.
- Không nên quan hệ nếu đang trong thời kỳ hành kinh.
- Không tự thụt rửa âm đạo hoặc ngâm trong bồn nước quá lâu.
- Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng, thay băng đúng giờ.
- Giặt quần lót riêng và phơi chỗ có nắng trực tiếp.
- Không dùng các sản phẩm vệ sinh, dung dịch có chất tẩy rửa mạnh.
- Khi ngứa không nên gãi, chà xát. Điều này có thể làm xước niêm mạc và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Tăng sức đề kháng bằng cách tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, ngủ nghỉ khoa học.
Nấm âm đạo có chữa được không?
Để đánh giá, nấm âm đạo là bệnh lý có nguy hiểm. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh này có thể chữa được. Trong quá trình điều trị, để bệnh được giải quyết triệt để và không tái phát, chị em cần lưu ý:
- Chọn địa chỉ khám uy tín, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và kinh nghiệm.
- Chủ động đi khám và điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh.
- Cần tuân thủ theo những chỉ dẫn từ phía bác sĩ chuyên khoa và có lối sống khoa học, lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!