Bọc răng sứ là giải pháp hoàn hảo giúp bạn khắc phục nhiều khuyết điểm trên hàm răng, đem lại nụ cười đều đẹp, trắng sáng cho bạn. Thế nhưng, một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ của nhiều người đó là đây là răng giả vậy nó có đảm bảo được như răng thật hay không, bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không, nên ăn gì và tránh ăn gì? Để làm sáng tỏ vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết sau đây.

Liệu bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?

Bạn có biết, một trong những mục đích của phục hình răng bằng cách bọc răng sứ đó là bảo tồn răng thật và đảm bảo khớp cắn, chức năng ăn nhai của hàm răng. Răng sứ được bọc cố định, chắc chắn trên khuôn hàm, nhờ đó mà chúng ta có thể sinh hoạt, ăn uống như bình thường. Mặt khác, răng sứ được chế tác tự nhiên, khả năng chịu lực như răng thật, thậm chí còn lớn hơn rất nhiều, nên sẽ không gây ảnh hưởng gì.

Với sự phát triển chóng mặt của khoa học, công nghệ hiện đại, răng sứ được chế tác ngày càng mỏng hơn, có độ trong và tính bền cao. Nhờ đó mà trong khi sử dụng, bạn không cần lo lắng việc mão sứ làm tổn thương đến phần mô nướu bên trong. Thay vào đó, nó chỉ khiến cho kích thước, hình dáng, màu sắc răng thay đổi theo hướng tích cực, mang tới vẻ đẹp toàn mỹ cho hàm răng mới.

Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?
Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?

Thậm chí trong nhiều thử nghiệm trước đó, khi đem một số dòng răng sứ đi nung với điều kiện nhiệt độ cao (trên 1.400 độ C), thì nhiều chất liệu sứ vẫn đạt được sức chịu lực tương tự như răng thật. Do đó, sau khi bọc răng sứ và mão sứ đã hoàn toàn ổn định, tương thích trong khoang miệng thì nó có thể đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả hơn cả răng thật, mà không sợ ảnh hưởng tới cấu trúc và độ bền của răng.

Thời gian bọc răng sứ diễn ra khá nhanh, tuy nhiên để răng có thời gian tương thích và ổn định trong khoang miệng thì bạn không nên ăn uống ngay trong 30 phút đầu tiên khi mới bọc răng sứ. Đồng thời, trong 48 giờ đầu tiên nên ăn uống hợp lý, chỉ ăn các thức ăn mềm, tránh ăn những món quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn quá cứng. Mục đích là để răng quen dần với lực nhai, tránh làm đứt gãy những liên kết giữa mão răng sứ và trụ chân răng, khiến tuổi thọ của răng giảm đi.

Như vậy, có thể thấy việc bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không phụ thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân có được bọc răng bằng kỹ thuật tốt, sử dụng loại răng sứ tốt hay không. Trong trường hợp các kỹ thuật được thực hiện không đảm bảo, hoặc loại răng sứ không phù hợp rất dễ khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn.

Bọc răng sứ có bị ê buốt khi ăn không, bao lâu thì hết?

Nhiều người thường băn khoăn có nên bọc răng sứ không, khi sau bọc răng sứ thường có cảm giác ê buốt là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng chấm dứt trong một vài ngày mà không làm ảnh hưởng tới việc ăn uống hay sức khỏe tổng thể, nên bạn không cần quá lo lắng. Cảm giác ê buốt xuất hiện sau bọc răng sứ có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Nền răng yếu: Trong quá trình bọc răng sứ bạn không thể tránh khỏi việc phải mài bớt đi một phần men răng. Nếu răng của bạn từ ban đầu đã yếu thì khi mài răng sẽ làm răng bị tổn thương, gây ê buốt trong những ngày đầu khi bị tác động lực ăn nhai.
  • Viêm tủy không điều trị dứt điểm: Trước khi bọc răng sứ, nếu bạn có bất cứ bệnh lý răng miệng nào đều phải điều trị triệt để, nếu không vi khuẩn còn đọng lại sẽ gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bọc răng sứ có bị ê buốt khi ăn không, bao lâu thì hết?
Bọc răng sứ có bị ê buốt khi ăn không, bao lâu thì hết?
  • Bọc sai kỹ thuật: Nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề không đảm bảo, thì trong quá trình mài răng có thể không đúng tỷ lệ, mài răng quá nhiều vào cả phần ngà và tủy, lấy dấu hàm không chính các, thiết kế mão răng sai kích thước, bị kênh cộm, mão răng không ôm sát cùi… sẽ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng, gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Ê buốt sau bọc răng cũng có thể là do bạn ăn uống tùy tiện, ăn các món quá nóng, quá lạnh, dai cứng và không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Tóm lại, việc chọn được một địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ là vô cùng quan trọng. Để giảm thiểu việc răng bị ê buốt, ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai và tuổi thọ của răng, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực hiện.

Bọc răng sứ nên kiêng gì và có thể ăn gì?

Như đã đề cập đến ở trên, chế độ ăn uống cũng tác động rất lớn tới hiệu quả của quá trình bọc răng sứ. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý khi chọn lựa thực đơn, lên chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Bọc răng sứ xong thì ăn gì?

Thời gian đầu khi mới bọc răng sứ, cụ thể là trong 24 giờ đầu cho tới 2 tháng tiếp theo, răng còn ở trạng thái khá yếu, chưa có sự liên kết và tích hợp tốt với các mô mềm và xương trên cung hàm. Do đó, bạn chỉ nên ăn một số món dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, không cần nhai quá nhiều như sữa, cháo, súp, canh hầm, cơm nát, nước ép trái cây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những trái cây khác như táo, dâu tây để làm sạch răng một cách tự nhiên. Đặc biệt là đừng quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để làm giảm cảm giác ê buốt, đau nhức nếu có. Đồng thời ngăn chặn và loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, tránh tình trạng nhiễm trùng.

Bọc răng sứ nên ăn dâu tây để làm sạch răng tự nhiên
Bọc răng sứ nên ăn dâu tây để làm sạch răng tự nhiên

Sau đó, khi răng đã khỏe mạnh và cứng chắc hơn, bạn có thể bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu canxi, flour có trong các loại thực phẩm như: Sữa không béo, pho mát, đậu phụ, thịt nạc, các biển, trứng, rau có màu xanh thẫm… Bên cạnh đó, để giúp cho nướu được hồng hào, khỏe mạnh, phòng tránh một số bệnh lý về răng miệng khác, bạn cũng nên tăng cường vitamin c với các hoa quả có múi như bưởi, quýt, cam hoặc bông cải xanh, cà chua…

Bọc răng sứ xong thì kiêng gì?

Theo các chuyên gia, việc bọc răng sứ hầu như không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình ăn uống, thậm chí nó còn giúp cho răng chắc khỏe hơn, cải thiện lực ăn nhai. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan mà ăn uống tuỳ tiện, vẫn cần phải hạn chế một số thực phẩm có hại cho răng miệng như:

  • Các món quá cứng, quá dai: Nếu mọi người thích ăn một số món cứng như xương, sườn, sụn, mía, các loại thịt dai… cũng có thể khiến răng bị vỡ. Dù khả năng chịu lực của răng sứ khá cao, thế nhưng vẫn là răng giả, nếu bị tác động trong thời gian dài vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng.
  • Các món quá nóng hoặc quá lạnh: Lớp sứ bên ngoài sẽ đóng vai trò bảo vệ răng thật trước các yếu tố từ môi trường, tuy vậy các món khi còn quá nóng hoặc quá lạnh rất dễ khiến khoang miệng bị kích ứng, dẫn tới ê buốt răng.
  • Thức ăn nhiều phẩm màu: Phẩm màu không chỉ có hại cho sức khỏe răng miệng, mà nó ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng thể. Dù là có nhiều dòng răng sứ có thể chống nhiễm màu, không bị đổi màu như răng thật. Nhưng khi dùng các loại thực phẩm có màu lâu ngày với số lượng lớn như nước ngọt, nước chè, cà phê hay thuốc lá thì răng sẽ khó có thể giữ được độ sáng bóng như ban đầu nữa.
  • Thực phẩm nhiều đường: Không chỉ với răng thật, mà răng sứ vẫn có nguy cơ cao bị sâu răng nếu bạn ăn quá nhiều đường. Chưa hết, thói quen này còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Đồ uống có cồn, nước ngọt có gas: Đây là nhóm đồ uống chứa nhiều axit, có thể làm tăng nguy cơ hỏng men răng thật và lớp sứ phủ ngoài của răng sứ nếu tiếp xúc nhiều trong thời gian dài. Đặc biệt, sau khi sử dụng các thức uống này mà không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, rất có thể bạn sẽ gặp phải một số bệnh lý về răng miệng khác.
Bạn nên hạn chế uống nước ngọt, đồ uống có gas
Bạn nên hạn chế uống nước ngọt, đồ uống có gas

Lưu ý cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ

Dù là răng thật hay răng sứ, muốn có được hàm răng chắc khỏe, tránh được các bệnh lý về răng miệng và đạt được tuổi thọ tối đa thì chúng ta cần lưu ý tới một số cách chăm sóc răng sau đây:

  • Chú trọng việc vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, tốt nhất hãy đánh răng cả sau các bữa ăn khoảng 30 phút. Đánh răng thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải đánh răng đúng cách, không chải theo chiều ngang, mà đưa bài chải từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài hoặc theo vòng tròn.
  • Chọn kem đánh răng chứa nhiều flour, các loại bàn chải lông tơ mềm hoặc tăm nước để tránh gây tổn thương cho nướu, răng, đặc biệt là răng sứ.
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì tốt nhất hãy đeo máng chống nghiến khi ngủ, hoặc tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế tình trạng này.
  • Thay vì dùng tăm xỉa kẽ răng để lấy đi thức ăn thừa thì bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ cặn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng, tránh làm tổn thương tới nướu, chân răng.
  • Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa, để nắm tình hình răng miệng cũng như sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nếu có.
Đặc biệt chú trọng tới việc vệ sinh răng miệng
Đặc biệt chú trọng tới việc vệ sinh răng miệng

Như vậy, bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không thì câu trả lời là “Có”. Bọc răng sứ không hề ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, mà ngược lại nó còn khiến bạn nhai thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở nha khoa, loại răng sứ và cách chăm sóc răng miệng của bạn.

Đừng bỏ lỡ:


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan