Trẻ em khó ngủ, quấy khóc cả đêm khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hiểu được khó khăn của bậc phụ huynh trong việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị khó ngủ, mất ngủ, chuyên trang xin giải đáp trẻ em khó ngủ phải làm sao. Gợi ý một số thuốc trị mất ngủ cho trẻ em được sử dụng hiện nay.
Trẻ em mất ngủ, khó ngủ là gì?
Cũng như người lớn, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp trẻ làm mới tinh thần, giữ sức khỏe. Thậm chí do cơ thể bé đang phát triển nên trẻ nhỏ cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, trong trạng thái ngủ ngon giấc, cơ thể trẻ sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng cao gấp 4 lần so với trạng thái thức. Trẻ càng nhỏ thì càng cần phải ngủ nhiều. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày cần ngủ đủ từ 14 – 18 tiếng.
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi mỗi ngày cần ngủ đủ từ 11 – 13 tiếng
- Trẻ từ 6 – 13 tuổi mỗi ngày cần ngủ đủ 9 – 10 tiếng.
Trẻ bị khó ngủ là một biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Lúc này, thời gian ngủ của trẻ không đủ theo đồng hồ sinh học thông thường: trẻ ngủ ít, không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn thường giật mình tỉnh dậy và rất khó ngủ lại. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, sụt cân. Thậm chí đây cũng có thể là hiện tượng cảnh báo sớm một số bệnh lý mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Trẻ em khó vào giấc ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Khi thấy trẻ em bị mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn cha mẹ chớ nên chủ quan bởi đây có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh lý. Lúc này có thể con đã mắc:
- Trẻ bị trầm cảm: Mặc dù chưa thể nói ra hay có biểu hiện quá rõ ràng nhưng mất ngủ có thể làm tăng sự lo lắng nơi trẻ. Đây có thể là biểu hiện sớm của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý.
- Trẻ bị mộng du: Sau khi ngủ được một lúc trẻ có dấu hiệu giật mình, bật dậy đi lại cười nói hoặc quấy khóc khi ngủ.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường họng: Ban đêm trẻ bị khó ngủ, ngủ hay giật mình và quấy khóc có thể là dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về hô hấp. Một số trẻ bị sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản cổ nhiều đờm sẽ gây tắc đường thở dẫn tới giấc ngủ bị gián đoạn.
- Trẻ mắc bệnh lý nội khoa: Bệnh viêm tai giữa, trào ngược dạ dày, hay bệnh tâm thần… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ, giấc ngủ chập chờn.
- Trẻ mắc bệnh tiểu đường: Một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, trẻ ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin – yếu tố gây bệnh tiểu đường sớm ở trẻ.
- Trẻ bị béo phì: Ở nhóm trẻ thừa cân, béo phì đường thở của bé sẽ phì đại gây tình trạng khó nuốt, khó thở. Ngoài ra trẻ còn bị đổ nhiều mồ hôi về đêm, khô miệng, giấc ngủ không yên.
- Tăng động, kém tập trung: Kết quả nghiên cứu tại Đại học Michigan công bố những trẻ thường xuyên ngủ ngáy, giấc ngủ bị chập chờn sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bị tăng động, kém tập trung so với trẻ ngủ ngon, đủ giấc.
Có thể thấy trẻ em mất ngủ là có thể cảnh báo nhiều bệnh lý lo ngại, vì thế cha mẹ không nên chủ quan. Khi thấy con trẻ thường xuyên bị khó ngủ, tỉnh giấc quấy khóc nửa đêm cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở trẻ em
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất, hoàn thiện não bộ, sự tập trung cho trẻ. Cha mẹ cần chú ý với những triệu chứng điển hình mất ngủ ở trẻ em bao gồm:
- Trẻ quấy khóc về đêm, không ngủ
- Ngủ hay giật mình tỉnh giấc và rất khó để trẻ ngủ lại
- Khi ngủ trẻ ngáy hoặc ngáy rất lớn
- Trẻ luôn thấy buồn ngủ vào ban ngày, người mệt mỏi, uể oải.
- Trẻ mất tập trung, lờ đờ
Tìm hiểu nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em
Để biết được trẻ em khó ngủ phải làm sao cha mẹ cần nắm rõ được nguyên nhân khiến con bị mất ngủ. Từ đó tìm ra phương án giải quyết hợp lý giúp con có được giấc ngủ ngon giấc. Theo kết quả khảo sát, chứng mất ngủ ở trẻ em chủ yếu xảy ra do một số nguyên nhân bao gồm:
- Thói quen ru ngủ của cha mẹ: Thói quen bế bồng, đưa võng nôi ru bé ngủ sẽ khiến trẻ bị quen. Lâu dần trẻ sẽ không thể ngủ nếu không được bế, đưa võng hay sử dụng công cụ hỗ trợ.
- Lịch ngủ của bé không hợp lý: Cha mẹ để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, đặc biệt nếu trẻ ngủ quá 5g chiều sẽ rất khó ngủ vào ban đêm.
- Nơi ngủ không đảm bảo: Nơi ngủ của trẻ nhiều ánh sáng hoặc tiếp xúc với nhiều dụng cụ phát sáng như ipad, điện thoại, máy tính cũng khiến trẻ khó ngủ. Thêm vào đó, môi trường ồn ào nhiều tiếng động hoặc thường xuyên thay đổi chỗ ngủ cũng là nguyên nhân khiến bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ hoặc giật mình nửa đêm.
- Vệ sinh nơi ngủ kém: Tã trẻ bị ướt, giường chiếu bụi bẩn, không sạch sẽ được xác định là tác nhân cản trở giấc ngủ của trẻ nhỏ.
- Trẻ bị thiếu chất: Khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất như: Kẽm, Magie, Sắt cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc hội chứng giật chân khi ngủ. Ở trường hợp này, trẻ thường bị mất ngủ về đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm, thuốc corticosteroid có thể gây tác dụng phụ khiến trẻ bỏ ăn, khó ngủ.
Trẻ em khó ngủ phải làm sao? Dùng thuốc nào?
Để giải quyết chứng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới tính an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển tự nhiên của trẻ. Cha mẹ cần tham khảo thật kỹ ý kiến của chuyên gia, bác sĩ khi điều trị mất ngủ ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện giấc ngủ ở trẻ nhỏ:
Thuốc trị mất ngủ cho trẻ em – Chú ý khi sử dụng
Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cho trẻ sử dụng thuốc Tây để điều trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hay không. Theo chuyên gia, thuốc gây ngủ có nhiều loại như:
- Nhóm 1: Thuốc để trị bệnh lý và có kèm tác dụng phụ là gây buồn ngủ
- Nhóm 2: Thuốc đặc trị chứng mất ngủ, khó ngủ
- Nhóm 3: Thuốc tâm thần, hỗ trợ thần kinh
Khi trẻ bị mất ngủ, khó ngủ bác sĩ thường sẽ chỉ định phụ huynh cho trẻ dùng thuốc ở nhóm 1. Nhóm thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh nhưng có tác dụng phụ gây ngủ là nhóm Antihistamine.
Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như ngứa, sổ mũi, nổi mày đay ở trẻ. Một số thuốc xuất hiện trong kê toa bao gồm: Chlorpheniram, Théralène, Peritol… (thường được bào chế dạng siro).
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc gây ngủ ở nhóm 2 và nhóm 3 khi không có bệnh. Cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không muốn gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tuy nhiên việc dùng thuốc Tây gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ. Trẻ thậm chí có thể bị nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc. Đáng lo hơn, do lạm dụng thuốc gây ngủ mà trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên tối không ngủ nữa gây xáo trộn cho cả gia đình.
Chữa mất ngủ cho trẻ em bằng bài thuốc Đông y
Đối với các bậc cha mẹ lo lắng trẻ em khó ngủ phải làm sao? khi không muốn sử dụng thuốc Tây có thể chuyển hướng sang điều trị sang Đông y. Theo quan niệm YHCT, chứng mất ngủ xảy ra do cơ thể bị yếu tố ngoại tà xâm nhập gây rối loạn tạng phủ, mất cân bằng âm dương.
Bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên đào sâu tống tiễn căn nguyên gây bệnh, đồng thời bồi bổ tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt hơn.
Một số thảo dược có tác dụng dưỡng tâm, an thần, đào thải độc tố, bồi bổ sức khỏe cho trẻ nhỏ như: Liên nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Long nhãn… Tùy theo độ tuổi, cân nặng, tình trạng mất ngủ ở trẻ mà bác sĩ sẽ gia giảm định lượng cho phù hợp. Chữa mất ngủ trong Đông y được đánh giá cao bởi tính an toàn, không tác dụng phụ tuy nhiên cha mẹ cũng nên tìm tới địa chỉ bốc thuốc uy tín, đảm bảo nguồn dược liệu sạch.
Áp dụng mẹo dân gian chữa mất ngủ ở trẻ em
Khi trẻ bị khó ngủ, tỉnh dậy giữa đêm cha mẹ có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian giúp dễ ngủ sau đây:
- Sử dụng túi ngủ: Túi ngủ giúp các cơ quan thư giãn, từ đó trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cha mẹ có thể sử dụng các loại hoa khô như: hoa hồng, hoa cúc, hoa oải hương vào trong túi vải. Đặt túi đó bên cạnh trẻ hoặc cho trẻ gối đầu giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
- Cho trẻ uống 1 ly sữa ấm: Trước khi đi ngủ vào buổi tối, hãy cho bé uống 1 ly sữa ấm có tác dụng thư giãn các cơ, từ đó đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Sử dụng tinh dầu: Vài giọt tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa cúc hòa cùng nước tắm cũng là một mẹo giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
- Rễ cây nữ lang: Trong rễ cây nữ lang có chứa hoạt chất tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần rất tốt. Tuy nhiên cha mẹ chỉ nên sử dụng liều lượng vừa phải. Tốt nhất hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Một số mẹo giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, tự nhiên
Ngoài nguyên nhân về bệnh lý, trẻ em bị mất ngủ đa phần là do cha mẹ chưa thiết lập được thói quen, giờ giấc ngủ hợp lý cho con. Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ cần biết để tạo cho con trẻ một giấc ngủ lành mạnh.
- Hãy thiết lập cho con thời gian đi ngủ và thức giấc mỗi ngày. Từ đó cha mẹ sẽ giữ được đồng hồ sinh học của quen theo một lập trình nhất định.
- Hầu hết trẻ từ 3 – 5 tuổi sẽ ngừng ngủ ngày. Nếu con bạn trên 5 tuổi mà vẫn ngủ ban ngày bạn hãy rút ngắn thời gian ngủ ngày của bé lại. Những giấc ngủ dài và muộn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ về đêm.
- Nếu con khó ngủ do luôn cảm thấy sợ hãi với việc lên giường, cha mẹ nên khích lệ, thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ can đảm. Thêm vào đó, vào ban ngày cha mẹ không nên cho con tham gia các trò chơi bạo lực, nô đùa quá sức hoặc dọa nạt con.
- Cha mẹ hãy tinh tế, theo dõi để nhận biết được những sự thay đổi đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ, từ đó đồng hành cùng con, giúp con vượt qua cơn lo lắng.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ nghịch điện thoại, xem tivi, xem phim ảnh trước khi ngủ. Thay vào đó hãy cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng, chơi một số trò chơi như lắp ghép gỗ, xếp hình.
- Phòng ngủ của con cần sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt tránh ánh sáng và tiếng ồn. Hãy thử kiểm tra lại xem phòng ngủ của con bạn có quá nhiều ánh sáng hay tiếng ồn hay không.
- Nên tạo điều kiện cho trẻ nhận càng nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày càng tốt, đặc biệt vào buổi sáng. Ánh sáng rực rỡ có tác dụng ngăn tiết melatonin giúp bé tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ.
- Ăn nhiều chất bột, thu nạp thêm axit amin, tryptophan hỗ trợ tốt hơn cho giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đã cho bé một bữa tối vừa đủ no vào thời gian hợp lý. Cảm giác quá đói hoặc quá no trước khi ngủ sẽ khiến con quấy khóc, ngủ không thoải mái.
- Một bữa ăn sáng lành mạnh góp phần khởi động đồng hồ sinh học của trẻ tốt hơn. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: vịt, trứng, hải sản có vỏ, thịt đỏ, các loại trái cây,…
- Socola, soda, cà phê, nước tăng lực là những thứ cha mẹ không nên cho trẻ uống, đặc biệt vào buổi chiều và buổi tối.
Trên đây là những thông tin giải đáp trẻ em khó ngủ phải làm sao. Với những kiến thức này hy vọng các bậc phụ huynh có thêm những kinh nghiệm hay giúp con trẻ có giấc ngủ ngon, luôn vui tươi sống khỏe.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!