Rối loạn tiền đình là bệnh lý phổ biến hiện nay, và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ thông tin về bệnh này: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình như thế nào?
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? – Chuyên gia tư vấn
Để trả lời câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc “Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?” trước hết bạn cần hiểu đúng về căn bệnh này. Đề cập tới vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Thần kinh Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: Bệnh tiền đình rối loạn được hiểu là tình trạng mất cân bằng của cơ thể, gây cảm giác hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chóng mặt…
Hội chứng này thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể tự hết. Nhưng ở một số trường hợp, rối loạn tiền đình có thể kéo dài và tái phát, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, như:
- Cơ thể mệt mỏi, suy giảm khả năng vận động và phản ứng khiến việc đi lại khó khăn, loạng choạng, dễ bị vấp ngã
- Các cơn đau đầu xuất hiện ngày càng nhiều, giảm trí nhớ và khả năng tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
- Tâm trạng bất ổn, thường xuyên nóng giận, khó chịu, bực tức
- Khả năng nghe và nhìn bị suy giảm
Về cơ bản rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm, nhưng nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài, không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng sức khỏe.
- Dễ bị té ngã, tăng nguy cơ tai nạn
Những người gặp vấn đề về tiền đình sẽ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng như mất ngủ, chóng mặt, ù tai… Các hiện tượng này (chóng mặt, hoa mắt) nếu xảy ra khi đang tham gia giao thông có thể gây té ngã, tai nạn ngoài mong muốn. Ngoài ra, liên tục mất ngủ, ngủ không liền giấc, hay tỉnh giữa đêm… do rối loạn tiền đình cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh và ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
- Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ
Theo các kết quả nghiên cứu y khoa, phần lớn người mắc hội chứng rối loạn tiền đình bị thiếu máu não do các bệnh lý: xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, thoái hóa đốt sống cổ… Trong khi đó não lại là cơ quan dẫn truyền thông tin quan trọng hàng đầu của cơ thể, nơi diễn ra quá trình trao đổi chất và chuyển hóa liên tục.
Do đó, tổn thương thành mạch máu não sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh các gốc tự do, tạo môi trường cho sự hình thành các mảng xơ vữa, mỡ máu, khiến lưu lượng máu và oxy lưu chuyển đến não bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh dễ dàng bị mắc các chứng tai biến mạch máu não hay đột quỵ, gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Tăng nguy cơ trầm cảm
Các triệu chứng cơ bản của chứng rối loạn tiền đình như ù tai, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… khiến người bệnh luôn trong cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Từ đó dễ nảy sinh tâm lý chán nản, nóng giận, suy nghĩ tiêu cực và thậm chí trầm cảm.
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nhìn chung, biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường diễn ra âm thầm và rất khó kiểm soát. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi bệnh từ sớm và đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám khi nhận thấy bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên.
Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?
Để điều trị dứt điểm hội chứng rối loạn tiền đình, tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Với những người mới mắc bệnh, các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể tự biến mất sau khi thay đổi thói quen sinh hoạt và cân bằng lại chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, ở những người bệnh nặng, bệnh nhân cần sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc.
Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn nếu người bệnh tự ý mua thuốc hay tăng, giảm liều. Do đó, điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp Tây y cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối tuân thủ đúng phác đồ.
Trên thị trường hiện nay, các thuốc tiền đình thường được chia thành 3 nhóm cơ bản dưới đây:
- Nhóm thuốc an thần: Vinpocetin, Flunarizine Các thuốc này giúp người bệnh duy trì cân bằng tạm thời, giảm cảm giác căng thẳng, lo âu, đau đầu…
- Nhóm thuốc hoạt huyết, cải thiện tuần hoàn máu: Ginkgo biloba, Betaserc, Duxil, Almitrine… Đây là các thuốc có công dụng tăng tuần hoàn máu não, giảm nhanh cảm giác chóng mặt, hoa mắt, đau đầu.
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Seduxen, Metoclopramind, Tanganil… Các thuốc này có công dụng giảm cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đi đứng không vững nhưng có thể gây tác dụng phụ là mất tập tập trung, buồn ngủ vào ban ngày.
Các bài thuốc Đông y lành tính trị rối loạn tiền đình
Khác với Tây y tập trung vào giảm các triệu chứng bệnh, Đông y chú trọng truy tìm căn nguyên bệnh để chữa trị triệt để, tránh tái phát. Vì vậy, chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y thường tập trung bồi bổ cơ thể, nuôi dưỡng hệ thần kinh.
Bài thuốc Đông y 1:
Bài thuốc này tập trung vào việc bổ can thận, dưỡng huyết, an thần, từ đó giải quyết căn nguyên của chứng rối loạn tiền đình do suy nhược cơ thể, thiếu máu, stress.
- Ngưu tất (12g), Câu đằng (12g): Hoạt huyết, thông kinh lạc, cải thiện tuần hoàn máu não, giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu.
- Hà thủ ô trắng (16g), Phục thần (12g): Bổ thận, ích tinh, tăng cường chức năng thận, cải thiện tình trạng ù tai, mất thính lực.
- Dạ giao đằng (16g), Sơn chi (12g), Tang ký sinh (12g): An thần, dưỡng tâm, giảm căng thẳng, lo âu, giúp cải thiện giấc ngủ, ổn định tâm lý.
- Đỗ trọng (12g), Hoàng cầm (10g): Bổ can thận, thanh nhiệt, giải độc, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do can thận âm hư.
- Thạch quyết minh (16g): Bình can, an thần, cải thiện thị lực, giảm triệu chứng mờ mắt.
Bài thuốc Đông y 2:
Bài thuốc này có tác dụng tán phong, chỉ thống, thanh nhiệt, phù hợp cho các trường hợp rối loạn tiền đình kèm theo đau đầu, chóng mặt dữ dội, ù tai, buồn nôn.
- Cát căn (12g), Xuyên khung (10g): Tán phong, chỉ thống, giảm đau đầu, chóng mặt.
- Đại giả thạch (16g), Hải đới căn (16g): Thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, phù hợp cho các trường hợp có biểu hiện nóng trong, ù tai.
- Thạch xương bồ (16g): An thần, định kinh, giảm lo âu, hồi hộp, giúp ổn định tinh thần.
Bài thuốc Đông y 3:
Bài thuốc này chú trọng vào trấn tĩnh an thần, bổ tỳ vị, kiện não, thường dùng cho các trường hợp rối loạn tiền đình do suy nhược thần kinh, mất ngủ, kém ăn.
- Bạch tật lê (12g), Trạch tả (12g): Kiện tỳ, thẩm thấp, giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Thiên ma (12g), Đạm trúc diệp (10g): Bình can, an thần, giảm chóng mặt, ù tai, mất ngủ.
- Phục thần (12g), Cát nhân (10g): Bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm mệt mỏi.
- Long cốt (12g): Trấn tĩnh an thần, định kinh, đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp hồi hộp, lo âu, mất ngủ kéo dài.
Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
Với những người bệnh rối loạn tiền đình muốn điều trị tại nhà hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc Tây y, Đông y, bạn có thể áp dụng các kinh nghiệm dân gian. Các bài thuốc chữa rối loạn tiền đình theo phương pháp dân gian thường rất đơn giản, sử dụng những nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm.
- Mộc nhĩ: Thường xuyên ăn canh mộc nhĩ nấu cùng gừng, thịt băm hay các món chế biến từ mộc nhĩ đen giúp hoạt huyết, giảm chóng mặt, ù tai.
- Đinh lăng: Sử dụng lá đinh lăng đã phơi khô để hãm trà mỗi ngày hoặc ăn trực tiếp lá đinh lăng (như một vị rau sống) có tác dụng giảm đau đầu, hoa mắt do rối loạn tiền đình.
- Ngải cứu: Tăng cường các món chế biến từ ngải cứu như gà hầm ngải cứu, thịt chim hầm ngải cứu, trứng ngải cứu, ngải cứu đun cách thủy cùng óc heo… có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa biến chứng rối loạn tiền đình.
Phòng bệnh rối loạn tiền đình từ sớm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì để biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình phát triển hay lo lắng với những câu hỏi rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? chữa bằng cách nào? bạn nên chủ động phòng bệnh từ sớm. Đừng quên những lưu ý dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân:
- Duy trì thói quen vận động và luyện tập thể thao thường xuyên. Mỗi ngày, bạn có thể sắp xếp 30 – 60 phút đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh, yoga, chơi bóng bàn, bóng chuyền…
- Hạn chế ngồi một tư thế trong nhiều giờ, tăng cường các bài tập ở vùng cổ và gáy đối với dân văn phòng
- Hạn chế căng thẳng, stress trong công việc, cân bằng giữa lịch làm việc và thư giãn
- Không nên đột ngột thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống hay xoay cổ
- Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm và massage, bấm huyệt trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng
- Uống đủ mỗi ngày 2 lít nước, bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, vitamin D, axit folic…
Với những thông tin trên từ bài viết, chuyên trang sức khỏe hy vọng giải đáp được thắc mắc rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Rối loạn tiền đình có chữa được không? Nhìn chung, hội chứng rối loạn tiền đình nếu không điều trị kịp thời, có thể gây nhiều phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt, thậm chí gia tăng nguy cơ trầm cảm, đột quỵ, tai biến… Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi để phát triển và điều trị bệnh từ sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!