Chuột rút khi bơi cực kỳ nguy hiểm nếu không biết cách xử lý. Bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết này để có thể áp dụng vào thực tế giúp đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Chuột rút khi bơi là gì? Có nguy hiểm không?

Chuột rút khi bơi là tình trạng các cơ đột ngột co thắt trong khi đang bơi. Hiện tượng này thường có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Phổ biến nhất là bắp chân, đùi, đầu gối, bàn tay, cánh tay, cơ bụng,…

Chuột rút khi bơi khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải
Chuột rút khi bơi khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải

Khi bị chuột rút, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, không thể cử động được nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả khi bơi mà nghiêm trọng hơn là đuối nước nếu không biết cách xử lý kịp thời. Đây là sự cố nguy hiểm không ai mong muốn khi đang bơi.

Đối tượng thường gặp phải

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, đối tượng dễ gặp phải tình trạng nguy hiểm này là:

  • Người mới học bơi: Đây là đối tượng có kỹ thuật đập chân, kỹ thuật nổi không tốt, chưa quen với nước lạnh. Lúc này, các cơ cơ chân rất bị mỏng, căng cứng gây ra tình trạng chuột rút.
  • Không thường xuyên đi bơi: Cơ bắp lâu ngày không được hoạt động nên bị cứng, cần dùng nhiều sức hơn nên dễ bị mệt gây ra chuột rút.
  • Người cao tuổi: Theo nghiên cứu, những người tuổi càng cao càng dễ bị chuột rút. Bởi lúc này, cơ bắp yếu đi, không ấp ứng được hoạt động bơi.
  • Người mới tập luyện bơi thường xuyên: Các cơ lâu ngày không hoạt động nên còn yếu, khả năng chịu đựng sự gia tăng hoạt động kém. Lúc này, các cơ rất dễ bị rách, thiếu oxy gây ra chuột rút.
  • Vận động viên luyện tập bơi cường độ cao: Không phải chỉ có những người không chuyên bơi mà vận động viên cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi luyện tập với cường độ cao khiến các cơ mệt mỏi, rất dễ bị chuột rút.

Tại sao khi bơi bị chuột rút?

Đây là tình trạng phổ biến xảy ra ở bất kỳ ai. Để giải thích hiện tượng chuột rút khi bơi, các chuyên gia đã đưa ra các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là:

  • Cơ bắp hoạt động rất nhiều khi bơi, dẫn đến ứ đọng axit lactic gây ra chuột rút.
  • Không cung cấp đủ oxy cho cơ bắp trong quá trình hoạt động.
  • Khi bơi, bạn cần thực hiện động tác duỗi mũi chân để tối đa hóa tiếp xúc với nước nhưng đây cũng là tư thế dễ gây ra chuột rút.
  • Trong khi bơi, bạn rất dễ bị mất nước, rối loạn chất điện giải.
  • Thiếu muối, canxi và hạ kali.
  • Không khởi động kỹ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Khi đó, các bó cơ chưa sẵn sàng hoạt động với tần suất cao nên dễ bị co thắt.
  • Luyện tập quá sức khiến bó cơ căng cứng dẫn đến chuột rút.
Khởi động không kỹ là điều cấm kỵ khi bơi
Khởi động không kỹ là điều cấm kỵ khi bơi

Cách xử lý chuột rút khi bơi cần nắm rõ

Chuột rút khi bơi cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra đuối nước. Do đó, mỗi người cần trang bị đầy đủ kiến thức về cách xử lý hiệu quả. Cụ thể, theo các chuyên gia, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bình tĩnh, tìm kiếm sự cứu trợ

Khi cảm nhận được cơ thể đang bị chuột rút, bạn cần hết sức bình tĩnh. Bởi khi hoảng loạn, bạn thường giãy giụa khiến cơ thể mất sức nhanh hơn và dễ bị chìm xuống.

Bạn hãy cố gắng tìm cách kêu cứu hoặc ra dấu hiệu bằng tay để tìm kiếm sự trợ giúp xung quanh.

Bình tĩnh là điều tiên quyết khi gặp phải sự cố chuột rút trong lúc bơi
Bình tĩnh là điều tiên quyết khi gặp phải sự cố chuột rút trong lúc bơi

Thả lỏng người

Bộ phận bị chuột rút không hoạt động được nên bạn không thể bơi vào bờ được. Do đó, bạn hãy thả nổi cơ thể theo dòng nước. Điều này giúp các cơ có thể phục hồi sau co rút.

Cách thực hiện: Ngửa người, thả lỏng theo dòng nước, đầu gối hơi co lại, cánh tay quặp lại tạo thành 1 góc 90 độ, ngón tay chụm lại hướng lên phía trên. Khi đó, phần đầu của bạn sẽ nổi trên mặt nước, rất dễ để kêu cứu.

Xử lý tình trạng chuột rút khi lên bờ

Tùy thuộc vào từng vị trí mà cách xử lý sẽ khác nhau ở từng người. Cụ thể là:

  • Chuột rút cơ bụng: Bạn thực hiện thả lỏng toàn thân, 2 chân dang rộng và hít thở sâu. Sau đó, bạn nhờ người dùng tay bấm huyệt đạo hoặc xoa bóp vùng bị chuột rút.
  • Chuột rút bắp chân: Bạn ngồi dậy, duỗi thẳng chân, nhờ người đẩy ngược ngón chân về đầu gối. Hoặc bạn thực hiện đứng bằng ngón chân hoặc ngót chân để cơ bắp giãn ra.
  • Chuột rút đùi: Bạn ngồi xuống, nhờ người kéo thẳng chân đồng thời nâng gót chân và dùng tay ấn mạnh xuống đầu gối.
  • Chuột rút ngón tay: Bạn nắm chặt bàn tay rồi xòe ngón tay ra, lặp lại liên tục đến khi hết đau.
  • Chuột rút xương sườn: Bạn hít thở sâu và thực hiện xoa bóp, massage quanh ngực.

Nghỉ ngơi thư giãn sau xử lý

Khi khi ổn định, bạn không nên vận động luôn mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn. Sau đó, bạn tắm bằng nước nóng để cơ bắp giãn nở, khí huyết lưu thông.

Sau khi bơi, bạn nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể thư giãn
Sau khi bơi, bạn nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể thư giãn

Biện pháp phòng tránh chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi là tình trạng xảy ra đột ngột. Tuy nhiên dựa vào lời giải thích hiện tượng chuột rút từ chuyên gia, bạn vẫn có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản sau:

  • Khởi động thật kỹ và đúng cách trước khi xuống nước. Thông thường, bạn sẽ khởi động theo thứ tự: khớp đốt sống cổ – thắt lưng – hông – khớp gối – các khớp chân – vai – khớp ở tay.
  • Tập thích nghi với nước trước khi thực hiện bơi.
  • Không nên bơi khi đang đói, ăn quá no hoặc đang mệt mỏi.
  • Không bơi ở những vùng quá sâu, quá xa bờ, vùng nước chảy xiết.
  • Hạn chế tập luyện bơi quá sức, vận động viên cần chuẩn bị bình nước trong khi bơi.

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra ở bất cứ ai, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa tính mạng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao khi bơi bị chuột rút. Từ đó có thể phòng tránh cũng biết cách xử lý chuột rút nếu không may gặp phải.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan