Chụp CT ổ bụng là một phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp các bác sĩ chẩn đoán được những bất thường ở vùng ổ bụng của người bệnh. Qua đó dễ dàng đưa ra được hướng điều trị thích hợp và kịp thời. Vậy chụp CT ổ bụng là gì? Khi nào nên đi chụp CT? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề trên.

Chụp CT ổ bụng là gì?

Chụp CT ổ bụng hay còn được gọi là chụp cắt lớp ổ bụng, đây là phương pháp chụp cắt lớp vi tính hiện đại đang được ứng dụng phổ biến trong y học. Trước đây phương pháp này chỉ được áp dụng đối với việc chụp sọ não người. Về sau đã được áp dụng với hầu hết các bộ phận trong cơ thể, trong đó có ổ bụng.

Chụp CT ổ bụng là phương pháp chẩn đoạn cận lâm sàng phổ biến hiện nay
Chụp CT ổ bụng là phương pháp chẩn đoạn cận lâm sàng phổ biến hiện nay

Phương pháp chụp CT ổ bụng sử dụng tia X-quang đi qua ổ bụng của người bệnh trong vài phút. Kết quả chụp sẽ được xuất hiện trên màn hình máy tính. Đây là hình ảnh hai hoặc ba chiều của mặt cắt ngang ổ bụng. Phương pháp này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được những bất thường ở vùng bụng và biết được người bệnh đang gặp vấn đề gì về sức khỏe.

Chụp CT ổ bụng xác định bệnh lý gì?

Kết quả chụp CT ổ bụng cho phép các bác sĩ chẩn đoán và xác định được nguyên nhân và các bệnh lý như:

  • Xác định nguyên nhân gây đau bụng ở bệnh nhân.
  • Chẩn đoán các bệnh lý ung thư các tạng trong ổ bụng như: Ung thư đại tràng, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư buồng trứng.
  • Kiểm tra mức độ nhiễm trùng và chấn thương tại ổ bụng.
  • Kiểm tra tình trạng của các cơ quan trong cơ thể như túi mật, tuyến tụy, gan, đường mật.
  • Giúp phát hiện một số vấn đề liên quan đến thận như: Viêm bể thận, thận ứ nước, sỏi thận,…
Chụp cắt lớp giúp phát hiện những tổn thương ở gan
Chụp cắt lớp giúp phát hiện những tổn thương ở gan

Chụp CT ổ bụng có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chụp CT ổ bụng là một phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán được nhiều căn bệnh và có ý nghĩa lớn trong y học. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe nếu người bệnh lạm dụng quá nhiều.

Việc sử dụng tia X với một lượng bức xạ đi xuyên qua vùng bụng được cảnh báo là gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Mặc dù lượng tia X sử dụng khi chụp CT ổ bụng vẫn ở mức cho phép. Tuy nhiên nếu dùng quá thường xuyên sẽ gây ra những tác động khôn lường đến sức khỏ, thậm chí còn có nguy cơ bị một số bệnh ung thư.

Ở những bệnh nhân bị các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, tim mạch,… sử dụng thuốc cản quang còn có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Đặc biệt các trường hợp dị ứng với các thuốc cản quang rất nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp phải một số nguy cơ như buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, phù nề,… Để kiểm soát được những rủi ro này, người bệnh cần khai báo kỹ thông tin trước khi tiêm thuốc cản quang vào cơ thể.

Do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người bệnh nếu không thật sự cần thiết thì không nên ưu tiên lựa chọn phương pháp này, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và những người mắc các bệnh mãn tính. Thay vào đó thai phụ  nên sử dụng phương pháp chẩn đoán khác để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng phương pháp chụp CT ổ bụng có thể trao đổi với bác sĩ về lượng phóng xạ mà cơ thể sẽ chịu tác động trong quá trình chụp. Đồng thời hỏi thêm về những rủi ro liên quan đến sức khỏe có thể xảy ra trước khi quyết định có nên chụp hay không.

Về cơ bản, chụp CT ổ bụng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương đối an toàn và có nguy cơ thấp. Lượng bức xạ tiếp xúc khi chụp được các bác sĩ điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo an toàn, vừa đáp ứng được chất lượng hình ảnh. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học hiện đại, các loại máy móc trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh mới đã được cải tiến rất nhiều nhằm làm giảm thiểu những tác động của tia X đối với người bệnh nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả chẩn đoán.

Khi nào cần chụp CT ổ bụng?

Bệnh nhân được chỉ định chụp CT ổ bụng trong những trường hợp như sau:

  • Người bệnh bị đau bụng và nghi ngờ có những bất thường trong ruột.
  • Xuất huyết khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Người bệnh bị khó tiểu, vàng da, sụt cân bất thường.
  • Người bệnh bị sốt không rõ nguyên nhân
  • Người bệnh bị chấn thương khu vực ổ bụng.
  • Chụp CT phát hiện có dịch, khối u, hoặc cục máu đông trong ổ bụng.
  • Người đang có những vết thương bên trong vùng bụng và nghi ngờ bị chảy máu do tai nạn.
Chụp CT ổ bụng giúp phát hiện ra nhiều vấn đề về sức khỏe
Chụp CT ổ bụng giúp phát hiện ra nhiều vấn đề về sức khỏe

Các trường hợp chống chỉ định:

Hầu hết mọi người đều có thể tiến hành chụp CT cắt lớp ổ bụng. Tuy nhiên một số trường hợp người bệnh nên cẩn thận như: Người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, bệnh nhân bị suy thận nghiêm trọng.

Đánh giá ưu – nhược điểm của phương pháp chụp CT

Phương pháp chụp cắt lớp là một phương pháp phổ biến trong y học. Phương pháp này tồn tại những ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm

Phương pháp chụp CT cắt lớp là một bước tiến vượt bậc của y học, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội.

  • Cho hình ảnh chụp rõ nét và chi tiết: Chụp CT cắt lớp cho hình ảnh chụp sắc nét và chi tiết hơn về các bộ phận bên trong bụng mà không xảy ra tình trạng nhiều ảnh chồng lên nhau. Từ đó giúp cho việc chẩn đoán và đánh giá bệnh được dễ dàng hơn.
  • Độ phân giải mô mềm cao: Độ phân giải mô mềm cao hơn so với phương pháp chụp X-quang thông thường.
  • Thời gian chụp nhanh: Thời gian chụp diễn ra nhanh chóng, chỉ từ 3-5 phút, ít gây khó chịu cho người bệnh. Phương pháp này thích hợp trong chẩn đoán cho những bệnh nhân cần cấp cứu.
  • Anh toàn hơn với người bệnh: Phương pháp này cũng an toàn với tia bức xạ hơn, việc chụp X-quang truyền thống không được kiểm soát tốt về số lượng cũng như năng lượng tia bức xạ dẫn đến việc người bệnh có nguy cơ bị nhiễm xạ cao hơn. Trong khi đó chụp cắt lớp vi tính ổ bụng giúp kiểm soát tia X ở mức độ phù hợp với thể trạng của người bệnh.
  • Áp dụng cho nhiều trường hợp: Có thể áp dụng đối với những trường hợp không thể chụp cộng hưởng từ MRI.
Phương pháp chụp CT scan này mang đến những hình ảnh rõ nét, không bị chồng chéo
Phương pháp chụp CT scan này mang đến những hình ảnh rõ nét, không bị chồng chéo

Với những ưu điểm trên, phương pháp chụp CT ổ bụng hiện là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng nhiều nhất trong khám chữa bệnh lâm sàng.

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm tuy nhiên phương pháp chụp CT ổ bụng vẫn tổn tại một số điểm hạn chế như sau:

  • Việc phát hiện những tổn thương ở phần mềm như sụn khớp, dây chằng hoặc tủy sống bị hạn chế hơn so với phương pháp chụp cộng hưởng từ.
  • Mặc dù có nguy cơ nhiễm bức xạ tương đối thấp nhưng phương pháp này vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều.
  • Tia X với bức xạ truyền qua vùng bụng được cảnh báo là có nguy cơ gây tác động với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ.

Quy trình chụp CT ổ bụng

Quy trình chụp CT ổ bụng được thực hiện theo những bước như sau:

Trước khi chụp

Trước khi tiến hành chụp CT, người bệnh cần lưu ý những vấn đề cơ bản dưới đây:

  • Người bệnh cần tháo bỏ những vật dụng trang sức bằng kim loại ra khỏi cơ thể.
  • Người bệnh cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng của mình như có mang thai hay không, có mắc một số bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch, thận, hen suyễn, tiểu đường hay bị dị ứng với loại thuốc nào hay không.
  • Bệnh nhân khi bắt đầu chụp CT cần ký cam kết về việc tiêm thuốc cản quang trong những trường hợp bắt buộc.
  • Người bệnh cần nhịn ăn từ 4-6 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên trước khi chụp CT khoảng 2h, người bệnh vẫn có thể uống nước như bình thường.
  • Người bệnh cần sử dụng thuốc dự phòng nếu có tiền sử bị dị ứng sử dụng thuốc cản quang.

Trong khi chụp

Trong quá trình chụp CT ổ bụng, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật, khi vào phòng chụp, người bệnh sẽ nằm trên bàn chụp và thay đổi tư thế, thực hiện theo một số yêu cầu của người chụp.

Phương pháp chụp CT diễn ra nhanh chóng, đơn giản, chỉ mất 3-5 phút
Phương pháp chụp CT diễn ra nhanh chóng, đơn giản, chỉ mất 3-5 phút

Thời gian chụp CT ổ bụng trung bình là khoảng 3-5 phút, nếu cần kéo dài thêm, nhân viên y tế sẽ thông báo cho người bệnh biết trước. Nếu bệnh nhân trong quá trình tiêm thuốc cản quang thấy xuất hiện các dấu hiệu nóng rát ở một số bộ phận trong cơ thể, hãy cố gắng nằm bất động để kết quả chụp được tốt nhất.

Sau khi chụp

Nếu người bệnh không tiêm thuốc cản quang thì không cần theo dõi gì nhiều. Còn nếu bệnh nhân phải tiêm thuốc cản quang khi chụp thì cần được theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi chụp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu như nôn mửa, khó thở, chóng mặt…. sau khi chụp cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Kết quả chụp CT ổ bụng sẽ có ngay sau khi người bệnh chụp từ 30 – 60 phút. Bác sĩ tiến hành sẽ đọc kết quả và giải đáp những thắc mắc chuyên sâu cho người bệnh.

Nhận định kết quả và đánh giá

Nhận định và đánh giá kết quả chụp CT ổ bụng dựa trên những vấn đề như sau:

  • Đánh giá sơ bộ xem kỹ thuật thực hiện có đúng các động mạch, tĩnh mạch hay không.
  • Số lượng thuốc cản quang i-ốt sử dụng có phù hợp không.
  • Các hình ảnh chụp có đảm bảo chất lượng cho chẩn đoán hay không.
  • Đánh giá xem quá trình tiêm thuốc có áp dụng đúng kỹ thuật không, thuốc có bị thoát ra ngoài lòng mạch hoặc có dấu hiệu phản ứng với thuốc cản quang hay không.
  • Tai biến liên quan đến thuốc cản quang, chẩn đoán và xử trong trường hợp cơ thể có phản ứng với thuốc cản quang.

Chụp CT ổ bụng là phương pháp mang lại nhiều lợi ích và được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán khám lâm sàng cho những trường hợp nghi ngờ bị các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán chính xác, đòi hỏi phải có trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan