Đông trùng hạ thảo được đánh giá là “tiên dược chữa bách bệnh” được tương truyền từ thủa chí kim cho đến hiện nay. Đấy là nguyên nhân khiến nhiều người lạm dụng sử dụng, không tìm hiểu xem đông trùng hạ thảo kỵ gì dẫn đến hậu quả khôn lường. Hiểu được vấn đề trên bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đưa ra 6 điều kiêng kỵ khi sử dụng đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo kỵ nấu trong nồi kim loại
Trong đông trùng hạ thảo có rất nhiều dưỡng chất quý hiếm, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên các dưỡng chất này lại rất kỵ với kim loại khi đạt nhiệt độ cao, gây ra phản ứng hóa học gây ra những chất vô cùng nguy hiểm.
Nếu bạn vẫn cố chấp chế biến đông trùng hạ thảo trong nồi kim loại, nhôm, sắt, thép, gang để sử dụng có thể gây ra những hậu quả nặng nề, dẫn đến tình trạng bị ngộ độc, đột tử, hoặc hình thành các căn bệnh ung thư quái ác.
Chính vì vậy để bảo đảm an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình bạn nên chế biến đông trùng hạ thảo trong nồi đất hoặc nồi sứ giữ nguyên thành phần dinh dưỡng cũng như tuyệt đối an toàn.
Tùy tiện sử dụng đông trùng hạ thảo, không có liều lượng
Với quan niệm đông trùng hạ thảo là “tiên dược” càng đắt càng tốt cho sức khỏe nên nhiều người đã mắc sai lầm lớn trong việc tùy tiện sử dụng loại dược liệu này không theo liều lượng, không được bác sĩ, thầy thuốc theo dõi.
Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu có rất nhiều công dụng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng nếu sử dụng bừa bãi, không đúng đối tượng, không đúng liều lượng thì hậu quả để lại là vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo đúng đối tượng và liều lượng:
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo được áp dụng khác nhau cho từng đối tượng sử dụng. Vấn đề này cần phải được xem xét thật kỹ lượng và dưới sự cho phép theo dõi của thầy thuốc, bác sĩ.
- Với người bình thường trên 15 tuổi liều lượng đông trùng hạ thảo dùng trong 1 ngày là khoảng 1g.
- Người cao tuổi, mỗi ngày có thể sử dụng 2g đông trùng hạ thảo bởi thể lực của người già kém hơn người bình thường cần phải bổ sung lượng dưỡng chất cao hơn.
- Với người bị bệnh việc sử dụng đông trùng hạ thảo phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn, tránh tác động tiêu cực tới quá trình điều trị hoặc liều ít quá không mang lại hiệu quả.
Đông trùng hạ thảo kỵ chế biến trong thời gian dài và nhiệt độ cao
Đông trùng hạ thảo có rất nhiều cách chế biến khác nhau từ món chay đến món mặn, thay đổi khẩu vị của người dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến cách thức chế biến để có một món ăn ngon nhưng vẫn phải giữ được giá trị dinh dưỡng tốt nhất cung cấp cho cơ thể con người.
Nhiều người quan niệm những món hầm hầm càng lâu càng ngon, càng bổ. Nhưng họ lại không biết khi chế biến đông trùng hạ thảo kỵ gì, đó chính là thời gian nấu quá lâu ở nhiệt độ quá cao. Vì loại dược liệu này khi ở nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy thành phần dinh dưỡng, các hợp chất bên trong còn có thể biến chứng không còn có lợi cho sức khỏe. Thời gian tốt nhất khi chế biến đông trùng hạ thảo là khoảng 1 giờ với lửa nhỏ liu riu.
Kiêng thực phẩm cay nóng khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Khi sử dụng đông trùng hạ thảo bạn nên kiêng những loại thực phẩm cay nóng bởi lợi bất cập hại, tạo ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đặc biệt với những người các mắc bệnh về gan, phổi hay tim mạch sử dụng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe nhưng lại không kiêng cữ vẫn ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Hãy lên một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao, áp dụng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ giúp bạn khỏe mạnh mỗi ngày.
Đông trùng hạ thảo kỵ với những đối tượng nào?
Không phải ai cũng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo mà một số trường hợp dưới đây bạn tuyệt đối không nên cho dùng:
- Trẻ em dưới 5 tuổi không nên sử dụng loại dược liệu này quá bổ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, hậu quả về sau là không thể lường trước được.
- Những người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được sử dụng vì chẳng những không hỗ trợ điều trị mà còn có thể làm bệnh nặng hơn.
- Những người bị bệnh máu khó đông hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không được sử dụng vì loại dược liệu này không thể cầm máu vô cùng nguy hiểm.
Các loại thuốc Tây kỵ với trùng thảo
Các chuyên gia cho biết, biệt dược này kỵ với một số loại thuốc Tây, có thể gây tác dụng phụ hoặc làm giảm tác dụng không mong muốn.
Khi đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc Tây dưới đây, bạn không nên sử dụng trùng thảo:
- Các loại thuốc có tác dụng ức chế hoặc làm chậm tăng sinh các tế bào ung thư cho bệnh nhân ung thư.
- Nhóm thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch như Imuran, Prograf, Simulect, Orthoclone OKT3, Neoral, Cellcept, Sandimune, Zenapax,…
- Thuốc điều trị bệnh da liễu, viêm khớp, hô hấp, dị ứng mắt, rối loạn máu, thuốc chống viêm Prednisone,…
Những lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Bên cạnh chú ý những điều kiêng kỵ cần phải biết thì bạn cũng nên chú ý khi tìm mua và sử dụng trùng thảo.
Hiện nay khi biết được giá trị to lớn của đông trùng hạ thảo nhiều đối tượng lừa đảo đã có hành vi làm giả đông trùng hạ thảo bán ra thị trường. Để không gặp phải tình huống tiền mất, tật mang bạn nên đến các cơ ở uy tín được cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ để mua đông trùng hạ thảo nhé.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, người dùng cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý kết hợp dinh dưỡng khoa học để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích cụ thể giải đáp thắc mắc đông trùng hạ thảo kỵ gì. Hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc trong việc đưa quyết định lựa chọn, sử dụng loại dược liệu này thật đúng cách, khoa học, đạt hiệu quả cao.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!