Nhiệt miệng ăn gì, kiêng gì tốt luôn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh mỗi khi bị mắc chứng bệnh này. Nhiệt miệng xuất hiện với những vết loét khiến cho chúng ta chán ăn vì ngại cảm giác đau nhức. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn thực đơn ăn uống giúp tình trạng bệnh nhanh khỏi nhất.

Nhiệt miệng là bệnh lý thường dễ gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng chủ yếu ở độ tuổi từ 20 – 30. Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên như thời tiết nắng nóng, rối loạn nội tiết,… Bị nhiệt miệng nếu như không điều trị sớm sẽ kéo theo cảm giác khó chịu, đau đớn và nổi hạch sốt.

Hình ảnh bệnh nhiệt miệng
Hình ảnh bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian điều trị bệnh nhiệt miệng. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu kỹ những thực phẩm mà người bị nhiệt miệng nên ăn và nên tránh.

Nhiệt miệng ăn gì? – Top thực phẩm tốt cho bệnh

Thường nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiệt miệng là do nóng trong, do đó những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người nhiệt miệng đó là những món ăn mang tính mát, có khả năng tiêu viên, thanh nhiệt, giải độc. Nhiệt miệng ăn gì? Bạn đọc có thể tham khảo một số thực phẩm, món ăn dưới đây.

Nước ép cà chua

Trong cà chua có chứa nhiều vitamin tốt, chúng có vị chua thanh nhẹ, hơi ngọt và giúp cơ thể thanh lọc giải độc. Cà chua là một loại quả lành tính nên bạn không cần lo lắng về số lượng quả mà bản thân có thể sử dụng trong ngày.

Nước ép cà chua tốt cho người bị nhiệt miệng
Nước ép cà chua tốt cho người bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng ăn gì, uống gì? Đừng bỏ qua cà chua trong danh sách này. Hãy uống nước ép cà chua mỗi ngày từ 2 – 4 lần để cải thiện nhiệt miệng. Cà chua chế biến trong các món ăn cũng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để trị nhiệt miệng một cách nhanh nhất thì ta nên sử dụng nước ép.

Nhiệt miệng ăn gì – Nước ép rau má

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì nhanh khỏi, bạn đọc có thể tham khảo phương pháp điều trị nhiệt miệng từ xa xưa với nước ép rau má. Rau má là loại cây thường mọc nhiều tại các vùng quê, chúng mọc theo khóm và lan ra đất. Loại cây này có chứa rất nhiều khoáng chất với khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm nguy cơ mắc khối u.

Bổ sung nước ép rau má mỗi ngày
Bổ sung nước ép rau má mỗi ngày

Ngoài ra, rau má có tính mát, chúng có khả năng thanh nhiệt, giải độc tố cho gan. Người bệnh chỉ cần sử dụng nước ép rau má đậu xanh uống hàng ngày 2 – 3 cốc. Sau vài ngày bạn sẽ thấy rõ tình trạng nhiệt miệng của mình hầu như đã khỏi.

Ăn đậu chữa nhiệt miệng

Nhiệt miệng nên ăn gì? Tất cả các loại hạt đậu đặc biệt là đậu xanh, đậu tương, đậu đen đều rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng có tính mát nên thường được sử dụng giúp giải khát cơ thể, thanh lọc và bồi bổ rất tốt.

Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng nước đậu để uống thay cho nước lọc đều được. Ngoài ra, chúng ta có thể nấu thành chè ăn để tăng thêm mùi vị, hầm cùng với thịt gà thành các món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.

Bị nhiệt miệng ăn gì – Bột sắn dây

Để trả lời cho thắc mắc nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua bột sắn dây. Bột sắn dây được tinh chế từ cây sắn dây nghiền nát rồi hòa với nước cho lắng bột. Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến với tính mát, được dùng khá phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý trong đó có nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ăn gì - bột sắn dây
Nhiệt miệng ăn gì – bột sắn dây

Ăn gì hết nhiệt miệng? Người bệnh có thể quấy bột sắn dây bằng cách hòa bột với nước rồi đem đun trên bếp nhỏ lửa đến khi chín. Bột chín có màu trong suốt, vị thanh mát giống như thạch, có thể thêm đường cho dễ ăn.

Bên cạnh đó, nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian thì hoàn toàn có thể pha bột sắn sống với nước nguội để uống trực tiếp. Cách thực hiện nào cũng đem đến hiệu quả trị nhiệt miệng tốt như nhau.

Ăn rau xanh trị nhiệt miệng

Rau xanh là một nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Người bệnh bị nhiệt miệng cũng nên biết rằng, thực phẩm này hỗ trợ cực kỳ tốt trong quá trình thúc đẩy quá trình nhiệt miệng nhanh hồi phục hơn.

Rau xanh chứa nhiều chất xơ và các vitamin thanh mát, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Việc bổ sung rau thêm rau xanh vào chế độ ăn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được làm sạch, hạn chế tổn thương do các vết loét ở nhiệt miệng gây ra.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C

Nhiệt miệng ăn gì? Chắc hẳn người bệnh không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, dâu tây,… Vitamin C dồi dào có trong những loại quả này giúp tăng cường đề kháng cơ thể, bảo vệ khỏi những tác nhân có hại, tiêu diệt vị khuẩn ở khoang miệng và từ đó giảm nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ăn gì? Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Nhiệt miệng ăn gì? Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Ngoài các thực phẩm tốt cho nhiệt miệng ở trên, người bệnh cũng có thể tham khảo một số món ăn thanh mát và hỗ trợ điều trị tốt chứng nhiệt miệng.

Những món ăn với công thức chế biến đơn giản, hoàn toàn có thể áp dụng trong các bữa ăn cho cả gia đình. Nhiệt miệng ăn gì, bạn đọc có thể tham khảo một số món như: Canh bí nấu tôm, canh rau má nấu hến, canh rau ngót nấu mọc, canh rau đay mồng tơi, canh khổ qua nấu thịt bò.

Nhiệt miệng nên kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?

Bên cạnh câu hỏi nhiệt miệng ăn gì, rất nhiều người bệnh cũng thắc mắc về những thực phẩm cần tránh nếu không muốn tình trạng bệnh xấu đi. Những món ăn không tốt cho sức khỏe sẽ khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, vết loét rộng và sâu hơn.

Nhiệt miệng cần kiêng ăn nhóm đồ ăn cay nóng
Nhiệt miệng cần kiêng ăn nhóm đồ ăn cay nóng

Khi bị nhiệt miệng, bạn đọc cần kiêng ăn hay uống những nhóm thực phẩm sau:

  • Đồ ăn lạnh, uống nước đá: Những thực phẩm này không hề tốt đối với tính trạng nhiệt miệng, chúng sẽ khiến cho vết thương không những không được cải thiện mà còn làm cho miệng bị bong tróc, khô nứt.
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Đồ ăn cay nóng là kẻ thù đối với chứng bệnh nhiệt miệng, chúng làm cho nhiệt độ cơ thể gia tăng, nóng trong bắt đầu tích tụ và hình thành. Điều này chỉ khiến cho vết loét trẻ nên viêm nhiễm nghiêm trọng và kéo dài không khỏi.
  • Đồ ăn ngọt: Nằm trong nhóm thực phẩm người bị nhiệt miệng cần tránh còn có đồ ăn ngọt. Nguyên nhân bởi lượng đường hấp thụ vào cơ thể cũng khiến cho thân nhiệt tăng cao. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở vết loét phát triển vì chúng rất thích đồ ngọt.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá: Những thực phẩm này đều không tốt cho sức khỏe và làm suy giảm nhanh chóng sức đề kháng của chúng ta. Hơn thế nữa, rượu bia, thuốc lá, cà phê,… còn chứa các hoạt chất có hại khiến bệnh trở nên lâu khỏi hơn bình thường.
  • Món ăn có vị mặn: Những món ăn được chế biến có vị mặn gắt, đặc biệt là nước mắm, mắm tôm,… người bệnh nhiệt miệng cần kiêng hoàn toàn. Chúng khiến cho vết loét trở nên đau nhức và sưng trầm trọng, ngoài ra trong mắm có thể có vi khuẩn không tốt đối với vết thương hở.

Lưu ý trong điều trị bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi

Ngoài việc quan tâm đến nhiệt miệng ăn gì, kiêng gì để bệnh chóng lành thì trong quá trình điều trị, người bệnh nên chú ý đến một số vấn đề sau để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa bệnh tái phát:

Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp bệnh nhanh khỏi
Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp bệnh nhanh khỏi
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Việc uống nước giúp làm giảm vị khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, dịu bớt trạng thái đau nhức của vết loét. Nước cũng giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh hoạt động của gan thận, đào thải độc tố.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày với việc đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhằm loại bỏ vi khuẩn. Chú ý khi đánh răng nên chà nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh gây tổn thương lên niêm mạc miệng và nướu.
  • Không nên sử dụng các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn mạnh trong thời gian này vì chúng có thể khiến niêm mạc đang yếu bị tổn thương.
  • Kết hợp ăn uống và luyện tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng bệnh tái phát.
  • Nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn sau 1 tuần không có tiến triển thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, điều trị sớm tránh biến chứng nhiễm trùng.

Nhiệt miệng ăn gì, chắc hẳn qua bài viết trên bạn đọc đã có thể tự trả lời cho câu hỏi này. Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta đặc biệt là trong thời gian điều trị bệnh. Vì thế mỗi người nên chú ý hơn trong vấn đề ăn uống để đảm bảo sức khỏe và giúp bệnh chóng khỏi.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan