Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Hiện nay, hội chứng ruột kích thích ở trẻ em khá phổ biến, là điều đáng báo động bởi trước kia bệnh chỉ thường gặp ở những người có độ tuổi 21 trở lên. Điều này cũng khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, vì không phải ai cũng biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh an toàn cho con.

Nguyên nhân và triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Hội chứng ruột kích thích có tên gọi thông dụng khác viêm đại tràng co thắt là một bệnh lý thuộc về đường tiêu hóa, đang trở thành nỗi lo của hàng nghìn bậc phụ huynh. 

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Trong nhiều năm trở lại đây tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là tập trung nhiều ở trẻ 7 tuổi – 11 tuổi (chiếm 14% tổng số bệnh nhân mắc bệnh) rồi đến 12 – 15 tuổi (chiếm 6%) và không có sự chênh lệch giữa giới tính.

Vậy tại sao hội chứng ruột kích thích ở trẻ lại trở nên phổ biến đến thế?

Do di truyền: Dựa theo nghiên cứu, thì những gia đình có tiền sử mắc bệnh hội chứng ruột kích thích thì khi con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Do chế độ ăn uống: Có thể nói đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh hội chứng ruột kích thích ở trẻ sơ sinh, thiếu niên bởi lối sinh hoạt của trẻ thường bị ảnh hưởng từ người lớn. 

Trong khi đó thì chế độ sinh hoạt ở trẻ cần thận trọng hơn so với người lớn, vì chức năng hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định như người trưởng thành. Nếu không lưu ý trong ăn uống thì rất dễ bị rối loạn vi sinh đường tiêu hóa, vi khuẩn xâm nhập rồi gây bệnh.

Do áp lực, stress, căng thẳng kéo dài: Thực trạng hiện nay, bậc phụ huynh đặt quá nhiều áp lực lên con cái về chuyện học hành nên các bé thường xuyên đối mặt với stress. Nếu kéo dài thì hệ thần kinh cũng bị căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự liên kết giữa não bộ và đường ruột. Từ đó gây nên bệnh hội chứng ruột kích thích cho trẻ.

Triệu chứng: Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Mặc dù bệnh này không gây ra các vết viêm nhiễm, loét đại tràng nhưng người bệnh vẫn có những triệu chứng khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa.

Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích
  • Bụng đầy hơi, đau bụng, khó chịu ở bụng, chuột rút
  • Rối loạn tiêu hóa: Có khi bị tiêu chảy, hoặc chỉ táo bón nhưng lại có lúc thì bị táo đoạn đầu cuối thì lại nhão.
  • Trong phân có lẫn chất nhầy, nhưng nếu kèm theo máu thì có thể đây là biểu hiện của bệnh khác như viêm đại tràng.
  • Thường xuyên mót đại tiện, không kiểm soát được đại tiện.

Với những triệu chứng điển hình nêu trên có thể còn khiến cho trẻ chán ăn, mệt mỏi và cơ thể suy nhược, thậm chí là sụt cân mà không có lý do. Vậy nên, bậc phụ huynh dù bận rộn đến đâu thì cũng cần quan tâm đến sinh hoạt của các bé, để kịp thời đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Chia sẻ cách điều trị hội chứng ruột kích thích cho trẻ em lành tính, an toàn

Trên thực tế, hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng khi để bệnh kéo dài một thời gian thì có thể sẽ khiến trẻ bị suy nhược cơ thể, sự phát triển cơ thể cũng bị hạn chế,… Vậy nên bậc phụ huynh cần thực hiện những biện pháp chữa trị để giúp bé có thể trở lại với cơ thể có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và luyện tập cho trẻ thói quen vận động cơ thể

Như đã chia sẻ ở trên thì chế độ ăn uống là yếu tố gây bệnh thường gặp, vậy nên bất cứ ai cũng không nên chủ quan về những món ăn cho trẻ. Không phải cứ những món ăn bổ dưỡng, giàu chất béo cũng tốt với trẻ, đặc biệt là không nên áp dụng chế độ của người lớn với trẻ nhỏ.

Một trong những cách hữu hiệu để cải thiện được điều này, chính là bậc phụ huynh lên thực đơn ăn uống hằng ngày cho con trong đó kết hợp cả những món mà con thích ăn để kích thích sự thèm ăn của con. Tuy nhiên phụ huynh vẫn cần tuân thủ theo những điều sau:

  • Thời gian ăn uống phải được đảm bảo, cần đúng giờ, đúng bữa và không quá muộn.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phối hợp cho cân bằng giữa các chất, không nên cho con ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán. Đặc biệt là bổ sung thêm rau xanh, chất đạm, axid omega – 3… và uống đủ nước.
  • Hạn chế cho con ăn những món bán lề đường, đồ không rõ xuất xứ, chất lượng kém.

Việc tập thể dục thể thao chưa bao giờ là thừa nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh. Và đối những bé bị hội chứng ruột kích thích cũng nên chăm chỉ vận động.

Ngừng tạo áp lực cho con, giúp con giải tỏa căng thẳng

Dựa theo nghiên cứu thì việc giúp con giải tỏa những stress, áp lực hay căng thẳng sẽ giúp con có thể khôi phục lại chức năng của đại tràng. Vậy nên đã có nhiều bậc phụ huynh tìm đến các bác sĩ tâm lý để trị liệu cho con, giúp con có tinh thần lạc quan.

Biết cách cải thiện tinh thần cho con
Biết cách cải thiện tinh thần cho con

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tìm hiểu thêm ý kiến của con, trò chuyện với con nhiều hơn và quan tâm đến suy nghĩ của con hơn. Từ đó bé cũng sẽ thoải mái hơn, dễ dàng tâm sự với bạn những điều mà bé nghĩ và bạn cũng dễ dàng hơn trong việc giải tỏa sự lo lắng trong con.

Bên cạnh đó, bậc phụ huynh cũng thường xuyên đưa con đi dã ngoại, khu vui chơi sau những kỳ học căng thẳng. Với những việc làm tưởng chừng như đơn giản đó cũng sẽ giúp bé loại bỏ được những triệu chứng gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ em.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì giúp trẻ nhanh khỏi bệnh?

Ngay cả khi không mắc bệnh thì trẻ em vẫn cần có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Và dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia về những thực phẩm mà trẻ nên và không nên ăn mà các bậc phụ huynh cần lưu ý trong điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em.

Nên cho con ăn: 

  • Thực phẩm không hóa chất, hạn chế sử dụng thục phẩm chứa chất bảo quản.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Rau củ quả, trái cây (chuối, táo, đu đủ,…) nhưng hạn chế ăn loại quả quá chua vì có nhiều axit.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, ít chất béo: Bánh mì ngũ cốc nguyên cám, mì ống, gạo,…
  • Ngoài ra, bậc phụ huynh nên luyện cho con thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế khí vào khi ăn và không gây chướng bụng.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Không nên cho con ăn:

  • Chất dễ sinh hơi, đầy bụng: Đậu, hành, bắp cải…
  • Uống nhiều sữa vì trong sữa có đường lactose gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
  • Thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn: Xúc xích, thịt nguội,…
  • Món ăn tươi sống: Gỏi cá, rau sống, thịt bò tái, tiết canh…
  • Thức uống chứa chất kích thích, có ga: Cafe, cocacola…

Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng như chia sẻ ở trên thì bậc phụ huynh cũng nên quan tâm nhiều hơn đến tình trạng bệnh của con. Nếu thấy con có những triệu chứng bệnh nặng thì nên đến các trung tâm, cơ sở khám chữa bệnh để điều trị bệnh cho con hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em của  tapchidongy.org đã giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho con thành công!

Xem thêm:

Bình luận (30)

  1. Nguyễn Phượng says: Trả lời

    Con tôi đi phân lỏng ngày 3-4 lần cơ, cứ kêu đau bụng mà đi khám bs bảo rối loạn tiêu hoá, cho uống ít men mà cũng không khỏi gì cả, giờ muốn chuyển sang dùng thuốc đông y của thuốc dân tộc được không vậy?

  2. Bích"s says: Trả lời

    Không hiểu sao con e cứ mỗi lần ăn cua cá biển uống nc đá vào đi ỉa cả tuần , đau bụng ấm ạch cả tuần đau râm râm trọng bụng, ăn vào 1 lát là đi ỉa, con kêu nằm cũng đau râm râm đi ỉa phân không thành khuôn nát toé nước, 1 buổi sáng đi 3-4 lần , đi đại tiện nhiều lần , phân sống có bọt,đau rát hậu môn khi ỉa, có phải bị đại tràng kích thích không con e năm nay cũng 16 tuổi rồi?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-thuong-vi-ben-phai
trao-nguoc-da-day-co-nen-an-trung
bai-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
viem-dai-trang-cap-tinh
thuoc-da-day-koras
hanh-trinh-chua-khoi-benh-tri