Huyệt Can Du là nơi tập trung nhiều tà khí trong cơ thể, chính vì vậy đây là một vị trí huyệt đạo quan trọng. Xác định đúng vị trí và có tác động vào huyệt đạo này có khả năng điều trị được nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận Can tạng. Tuy nhiên, nếu xác định sai và tác động huyệt không đúng có thể dẫn tới nhiều tác hại nguy hiểm sức khỏe. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về cách xác định vị trí và tác dụng của huyệt Can Du đối với sức khỏe.

Huyệt đạo Can Du là gì? Vị trí huyệt Can Du

Giải thích tên Can Du: Sở dĩ huyệt đạo này tên là Can Du bởi nó có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Can. V vậy mà được gọi là Can Du.

Đây là một huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người, huyệt thứ 18 của kinh Bàng Quang và là huyệt Bối Du của kinh Túc Quyết Âm Can. Theo Châm Cứu Chân Tủy, huyệt Can Du có công dụng chính là làm mạnh cơ thể. Nó được coi là một trong số các yếu huyệt của phái Trạch Điền.

huyet-can-du
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Can Du

Huyệt Can Du nằm ở đâu? Về vị trí, huyệt đạo này nằm phía dưới gai sống lưng thứ 9, đo ngang với huyệt Cân Súc, khoảng 1.5 thốn (tương đương khoảng 3.33cm). Xác định đúng vị trí Can Du huyệt có tính chất quyết định việc điều trị bằng phương pháp tác động huyệt đạo này mang lại hiệu quả hay không. Vì vậy mà bất kỳ y sĩ Y học cổ truyền nào cũng đều phải biết cách xác định chính xác vị trí huyệt Can Du để điều trị cho người bệnh.

Cách xác định huyệt Can Du: Dùng bàn tay trái cong ra phía sau lưng, đặt tay ở vị trí đốt sống số 9 sau đó di chuyển qua 2 bên đến khi chạm đúng vị trí của huyệt Can Du.

Tác dụng của huyệt Can Du đối với sức khỏe con người

Theo Y học cổ truyền, Can Du huyệt là nơi tập trung tà khí và từ đây, tà khí xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh về Can tạng. Điều này khiến cho các bộ phận Can chi tạng bị tổn thương và suy yếu. Đó là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đè nén ở buồng tim, xương sườn và vùng bụng bên phải. Khi đó, ở vị trí huyệt Can Du bạn sẽ có cảm giác đau nhức và xuất hiện thêm tình trạng kết cứng.

Khi có tác động đúng cách và vị trí huyệt đạo này sẽ là khí trệ được điều hòa, lợi Can Đởm và bổ vinh huyết. Trong Đông y, dựa vào những tác dụng này của huyệt Can Du mà người ta thường dùng nó để trị liệu các chứng bệnh về suy nhược cơ năng Can chi tạng.

Dưới đây là một số bệnh lý có thể điều trị bằng huyệt Can Du:

  • Các bệnh liên quan đến mắt như: Hoa mắt chóng mặt, mắt có màng, mắt nổi mộng thịt, mắt sưng đau,...
  • Chảy máu mũi
  • Viêm túi mật
  • Viêm gan
  • Lưng đau nhức…

Các cách tác động lên Can Du huyệt

Hiện nay, theo Y học cổ truyền, có 2 cách tác động lên huyệt đạo này để trị bệnh. Cụ thể:

Bấm huyệt

Đây là cách làm thông dụng hiện nay bởi nó khá đơn giản và có thể làm ngay tại nhà. Phương pháp này có nghĩa là việc bạn dùng đầu ngon tay bấm và day đúng vị trí huyệt. Với cách làm này, bạn có thể tự làm hoặc nhờ người thân làm giúp đề điều hòa khí trễ, làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp có độ khó cao hơn, yêu cầu người thực hiện tác động phải hiểu biết rõ về huyệt đạo cũng như cách thi châm. Bởi nếu chẳng may châm cứu sai huyệt có thể dẫn tới tử vong.

Phương pháp châm cứu là dùng mũi kim đâm xiên xuống vị trí huyệt đạo, hướng về phía cột sống. Độ sâu của kim đâm khoảng 0,5 - 0,8 thốn. Mỗi lần châm cứu thực hiện khoảng 3 - 5 tráng và thời gian ôn cứu chỉ kéo dài từ 5 - 10 phút.

Như vậy, người thực hiện phải hoàn toàn tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của phương pháp này để đảm bảo tính mạng và hiệu quả trị bệnh. Đặc biệt là lưu ý về độ sâu của kim đâm, vì nếu đâm quá sâu thì có thể đụng tới phổi sẽ rất nguy hiểm.

huyet-can-du
Châm cứu là phương pháp điều trị bênh hiệu quả trong Y học cổ truyền phương Đông

Các cách phối huyệt trị bệnh

Theo Đông y, các huyệt đạo trên cơ thể con người đều liên thông với nhau, vì vậy, khi tác động cùng lúc nên một vài nhóm huyệt đạo sẽ giúp tăng khả năng điều trị bệnh.

Dưới đây là một số cách phối huyệt trị bệnh phổ biến:

  • Cách 1: Phối huyệt Tỳ Du và huyệt Chí Thất có tác dụng chữa bệnh đau 2 bên sườn (theo Thiên kim Phương).
  • Cách 2: Phối huyệt Giải Khê giúp làm sáng mắt và trị các chứng mắt có màng trắng (theo Tư Sinh Kinh).
  • Cách 3: Phối huyệt Phục Lưu giúp chữa bệnh mờ mắt (theo Tư Sinh Kinh).
  • Cách 4: Phối huyệt Tâm Du chữa tình trạng đau bụng quặn thắt từng cơn (theo Tư Sinh Kinh).
  • Cách 5: Phối huyệt Túc Tam Lý giúp chữa các bệnh mắt mờ và huyết hư (theo Ngọc Long Ca).
  • Cách 6: Phối huyệt Thiếu Trạch trị một số bệnh lý về mắt (theo Bách Chứng Phú).
  • Cách 7: Phối huyệt Thương Dương giúp chữa bệnh quáng gà và thông manh (theo Châm cứu Đại Thành).
  • Cách 8: Phối cùng lúc 3 huyệt đạo: Huyệt Hành Gian, huyệt Chương Môn và huyệt Khí Hải giúp cải thiện tình trạng đau 2 bên sườn hông và khí uất (theo Trung Hoa Châm cứu Học).
  • Cách 9: Phối cùng lúc 5 huyệt đạo: Huyệt Đởm Du, huyệt Uyển Cốt, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Hành Gian và huyệt Túc Lâm Khấp chữa bệnh đau túi mật (theo Trung Quốc Châm cứu Học).
  • Cách 10: Phối cùng lúc huyệt Tình Minh cùng huyệt Đởm Du, huyệt Phong Trì, huyệt Túc Tam Lý và huyệt Hợp Cốc chữa quáng gà hiệu quả (theo Trung Quốc Châm cứu Học).
  • Cách 11: Phối huyệt Tam Âm Giao với huyết Hải và huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Đốc Du, huyệt Tỳ Du có tác dụng trị bệnh xơ gan (theo Châm cứu Học Thượng Hải).

Trên đây là 11 cách phối huyệt điều trị bệnh hiệu quả đã được Y học cổ truyền kiểm định. Tuy nhiên, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao, hiểu biết rõ về các huyệt đạo nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hướng dẫn cách bấm huyệt trị bệnh

Hiện nay, theo Y học cổ truyền phương Đông, bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị bệnh phổ biến và được đánh giá là mang lại hiệu quả cao.

Bấm huyệt Can Du có tác dụng giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, gan mật hoạt động trơn tru. Ngoài ra, việc thường xuyên bấm huyệt ở vị trí của huyệt Can Du giúp cải thiện độ sáng của mắt, giảm tình trạng vàng da và mắc các bệnh lý khác như: Đau lưng, nôn ra máu, đau dạ dày, viêm túi mật hay thần kinh suy nhược,...

Cách bấm huyệt:

  • Đầu tiên, người bệnh cần được ngồi trên ghế hoặc nằm úp xuống ở tư thế thoải mái nhất.
  • Người thực hiện xác định vị trí và bấm nhẹ vào huyệt Can Du. Động tác day và ấn được thực hiện từ nhẹ tới nặng.
  • Động tác bấm huyệt này được thực hiện lặp đi lặp lại trong khoảng 3 - 5 phút. Việc bấm huyệt trị bệnh cần được thực hiện kiên trì và đúng liệu trình thầy thuốc đưa ra.

huyet-can-du
Bấm huyệt Can Du có tác dụng giúp lưu thông khí huyết tốt hơn

Một số lưu ý khi bấm huyệt Can Du

Để đảm bảo tác dụng trị bệnh khi bấm huyệt Can Du bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Phải xác định chính xác vị trí của Can Du rồi mới thực hiện bấm huyệt, tuyệt đối không làm khi chưa xác định rõ vị trí. Bởi nếu bấm sai huyệt đạo có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm tính mạng.
  • Không để móng tay dài khi bấm huyệt và phải vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện.
  • Động tác bấm huyệt phải ấn lực vừa đủ, không quá nhẹ hoặc quá mạnh, động tác dứt khoát.
  • Người bệnh cần kết hợp ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh. Điều này giúp cho kết quả điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
  • Quan trọng hơn cả, bạn cần phải chọn cơ sở y học cổ truyền uy tín. Nếu điều trị lâu dài không nên tự bấm huyệt tại nhà.

Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc cũng đã biết thêm nhiều thông tin về huyệt Can Du, cách xác định vị trí cũng như công dụng của nó. Hy vọng rằng bạn sẽ vận dụng thành công những kiến thức này trong việc cải thiện sức khỏe.

Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan