Huyệt Đởm Du là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người. Chính vì vậy, Y học cổ truyền phương Đông đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp điều trị một số bệnh lý dựa trên việc tác động vào vị trí huyệt đạo này. Để biết thêm những thông tin chi tiết về huyệt đạo quan trọng này bạn không nên bỏ qua nội dung được chia sẻ dưới đây.
Huyệt Đởm Du là huyệt gì?
Giải thích tên gọi: Huyệt đạo này có tác dụng đưa khí vào (du) Phủ đởm nên được đặt cho tên gọi là huyệt Đởm Du.
Xuất xứ: Đởm Du huyệt có xuất xứ Thuộc Thiên “Kinh mạch” (Linh Khu 10).
Cũng giống như hàng trăm huyệt đạo khác trên cơ thể, Đởm Du huyệt có những đặc tính riêng, nhưng không nằm ngoài mối quan hệ chặt chẽ với kinh mạch. Đặc tính của huyệt đạo này là:
- Huyệt thứ 19 của kinh Bàng Quang
- Thuộc nhóm huyệt Tứ Hoa (Đởm Du và Cách Du)
- Huyệt Bối Du của kinh Túc Thiếu Dương Đởm
Huyệt Đởm Du nằm ở đâu? Vị trí của huyệt
Vị trí của huyệt đạo này được xác định nằm ở 2 bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 10 ngang ra 2 tấc. Là điểm giao nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 10 và đường thẳng đứng cách mạch Đốc 1,5 tấc.
Khi giải phẫu, dưới da là bộ phận cơ lưng to - cơ lưng dài - cơ bán gai của ngực - cơ ngang gai - cơ ngang sườn - bên trái là phổi và bên phải là gan.
Xác định đúng vị trí của huyệt Đởm Du là việc đầu tiên, quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý bằng phương pháp châm cứu. Việc xác định sai vị trí huyệt đạo, có thể khiến quá trình điều trị không hiệu quả hoặc nghiêm trọng hơn là nguy hiểm tới tính mạng.
Tác dụng của huyệt Đởm Du đối với sức khỏe của con người
Huyệt Đởm Du có nhiều tác dụng đối với con người như: Khứ thấp nhiệt, thanh Đởm hoả, tiết tà nhiệt ở Can. Việc tác động vào vị trí huyệt đạo này có thể giúp chữa các bệnh như:
- Trị chứng bệnh lưng đau.
- Chữa bệnh gan viêm, túi mật viêm.
- Bệnh nôn mửa.
Phương pháp tác động huyệt Đởm Du
Đối với huyệt đạo này, hiện nay mới chỉ có 1 phương pháp tác động là phương pháp châm cứu. Đây là phương pháp giúp đả thông kinh mạch, cân bằng khí huyết để cơ thể khỏe mạnh, tình trạng bệnh cải thiện. Phương pháp này đã được công nhận bởi WHO và không mang lại các tác dụng phụ.
Phương pháp phối huyệt điều trị bệnh
Ngoài tác động đơn độc, thầy thuốc có thể thực hiện phối Đởm Du với các huyệt đạo khác giúp điều trị hiệu quả một số chứng bệnh khác. Cụ thể như:
- Cách 1: Kết hợp với huyệt Thương Dương và Tiểu Trường Du có khả năng trị miệng khô, lưỡi khô, ăn uống không được (theo Thiên Kim Phương ).
- Cách 2: Phối huyệt Giải Khê giúp trị hồi hộp lo sợ (theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Cách 3: Phối huyệt Hành Gian với Kiến Lý, Thận Du, Thượng Cự Hư và Vị Du có tác dụng trị dạ dày co thắt (theo Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Cách 4: Phối huyệt Dương Lăng Tuyền với huyệt Nội Quan trị giun chui ống mật (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cách 5: kết hợp với huyệt Cách Du giúp điều trị chứng nấc cụt (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cách 6: Phối hợp Đởm Nang Huyệt trị bệnh túi mật viêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cách 7: Kết hợp phối huyệt A Thị Huyệt và huyệt Côn Lôn, Túc Tam Lý trị chứng Hysteria (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cách 8: Phối hợp với huyệt Dương Cương giúp trị chứng mắt vàng (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Cách 9: Phối hợp huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Nội Đình và Thái Xung có khả năng trị hoàng đản thể dương (theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
- Cách 10: Kết hợp phối với huyệt Chí Dương, Thái Xung và Túc Tam Lý giúp trị gan viêm truyền nhiễm cấp (theo Châm Cứu Học Việt Nam).
Việc phối huyệt mang lại hiệu quả cao trong điều trị, bởi theo Y học cổ truyền phương Đông, mọi huyệt đạo trên cơ thể đều liên thông đến nhau. Tuy nhiên, việc điều trị phối huyệt cần phải được thực hiện bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm, hiểu biết rõ về huyệt đạo.
Lưu ý khi châm cứu huyệt Đởm Du chữa bệnh
Phương pháp châm cứu huyệt Đởm Du tương đối khó, nên đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm lâu, hiểu rõ về huyệt đạo. Đồng thời khi thực hiện, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trước khi châm cứu, việc đầu tiên vô cùng quan trọng chính là xác định đúng vị trí của huyệt Đởm Du.
- Các thiết bị sử dụng trong quá trình châm cứu cần phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn về y tế.
- Hướng châm cứu: Châm xiên về phía cột sống khoảng 0,5 - 0,8 thống.
- Mỗi buổi châm cứu chỉ thực hiện từ 3 đến 5 tráng.
- Thời gian ôn cứu là 5 - 10 phút.
- Đặc biệt lưu ý, không đâm quá sâu, bởi có thể đụng tới phổi gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện trị liệu, người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định của thầy thuốc, đồng thời lưu ý một số vấn đề:
- Thực hiện sống lối sống lành mạnh, kết hợp tập thể dục vừa sức.
- Bổ sung hàm lượng vitamin, khoáng chất thông qua rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh.
- Hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng và đồ uống có chất kích thích.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể làm việc quá sức hoặc chịu stress trong thời gian dài.
- Ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng để cơ thể có đủ thời gian phục hồi thể trạng.
Huyệt Đởm Du là một huyệt đạo có nhiều tác động tích cực, giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, đồng thời điều trị bệnh lý nguy hiểm. Để vận dụng tốt lợi ích của huyệt đạo này cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình trị liệu, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ phía bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn, không tự ý thực hiện tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!