Huyệt Thiên Khu có vị trí và tác dụng khá đặc biệt chủ yếu hỗ trợ điều trị các vấn đề về Đại Trường và Tỳ vị, cho nên huyệt cũng được đánh giá rất quan trọng với sức khỏe. Huyệt vị này nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể tác động ngay tại nhà để trị bệnh. Và để hiểu hơn, mời bạn đọc những thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây.
Vị trí và cách xác định huyệt Thiên Khu
Huyệt Thiên Khu được ghi chép khá nhiều trong Đông y cũng như sách tài liệu cổ về huyệt vị trên cơ thể người. Theo đó, huyệt Thiên Khu còn được gọi là Du huyệt, Khổng huyệt. Bởi huyệt vị chính là vùng trống nằm trên vị trí của các đường kinh và ngoài kinh để đóng vai trò là thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiếp nhận năng lượng từ thiên nhiên bên ngoài vào bên trong cơ thể.
Huyệt Thiên Khu nằm trong số 36 huyệt đạo đặc biệt quan trọng trên cơ thể, vị trí tổng quát là hai bên rốn. Đây còn là nơi tiếp nhận nguồn năng lượng kinh khí dồi dào nhất, cho nên mới được đặt tên là Thiên Khu. Đặc tính của huyệt:
- Là huyệt vị thứ 25 của kinh Vị.
- Huyệt Mộ của kinh Đại Trường.
- Huyệt cùng nhánh của Mạch Xung.
- Huyệt được dùng chính để điều trị các vấn đề bệnh nhiệt ở kinh Đại Trường và Tỳ vị.
Do huyệt nằm ở hai bên rốn, nói cách khác huyệt Thiên Khu trái phải và rốn sẽ tạo thành một đường thẳng và rốn nằm ở giữa. Cho nên để xác định đúng và chính xác vị trí của huyệt vị này cần người bệnh nằm ngửa, sau đó đo từ rốn ra hai bên mỗi bên tầm hai thốn chính là huyệt vị Thiên Khu.
Khi giải phẫu huyệt dưới da sẽ thấy: Gân cơ chéo, mạch ngang, cơ thẳng, ruột non và nếu là nữ giới sẽ là tử cung trong ổ bụng khi đang mang thai giai đoạn tháng thứ 8 của thai kỳ. Tay đây cũng có các nhóm dây thần kinh vận động cơ, dây thần kinh liên sườn dưới, dây thần kinh 10.
Tác dụng Huyệt Thiên Khu với cơ thể con người
Huyệt Thiên Khu có nhiều tác dụng tuyệt vời khác nhau trong việc chăm sóc sức khỏe. Cũng nhờ vị trí đặc biệt mà các bệnh chính chủ trị đều liên quan đến kinh Đại Trường và Tỳ. Cụ thể một số những tác dụng phải kể đến như sau:
- Tác động vào huyệt Thiên Khu có thể giảm nhanh các cơn đau ở vùng bụng do nhiều nguyên như trướng bụng, sôi bụng.
- Huyệt hỗ trợ điều trị các chứng bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của con người như tiêu chảy, đi đại tiện ra máu, chứng táo bón,…
- Bấm huyệt Thiên Khu còn chữa chứng đau ở cạnh rốn, người lớn và trẻ nhỏ bị bệnh tiêu hóa kém.
- Huyệt còn chủ trị điều trị chứng khí hư không đều, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
- Khi kết hợp huyệt Thiên Khu với một số huyệt đạo khác còn giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh về ruột, viêm đại tràng và một số bệnh lý phụ khoa khác.
Ngoài tác dụng đơn lập thì hiện nay trong điều trị các thầy thuốc thường sẽ bấm phối huyệt để tăng hiệu quả điều trị hơn. Và tất cả các huyệt được phối với nhau đều đã được chứng minh, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, ngược lại còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Cụ thể như sau:
- Thiên Khu được phối cùng huyệt Lệ Đoài (Vị 45) và huyệt Nội Đình (Vị 44) để chữa chứng ăn không tiêu (trong Thiên Kim Phương).
- Phối huyệt Hãm Cốc, Thiên Khu, Phong Long Vị, Lệ Đoài, Xung Dương để trị chứng mặt sưng vù (ghi chép trong Thiên Kim Phương).
- Trong sách Tư Sinh Kinh có chỉ rõ, phối huyệt Chi Câu (Tam tiêu.6) cùng Thiên Khu để trị chứng nôn mửa và dịch tả.
- Huyệt Chiếu Hải cùng Công Tôn, Hạ Quản và Thiên Khu sẽ chữa được Lỵ (trong Châm Cứu Đại Toàn).
- Huyệt Liệt Khuyết (Phế 7), Tam Âm Giao (Tỳ 6), Quan Nguyên (Nh.4), Thiên Khu và Trung Quản (Nh.12) cải thiện tình trạng tiêu chảy không cầm trong sách Châm Cứu Đại Thành.
- Các huyệt sau đây cùng phối để trị xích lỵ gồm: Ẩn Bạch (Tỳ 1), Khí Hải (Nh.6), Chiếu Hải (Th.6), Nội Quan (Tâm bào.6) và Thiên Khu.
- Ẩn bạch huyệt cùng huyệt Ngoại Quan, Thân Mạch, Trung Quảng và Thiên Khu trị bạch lỵ.
- Trong trường hợp gặp tình trạng nữ giới bị kinh nguyệt không đều có thể áp dụng phối huyệt Thủy Tuyền cùng Thiên Khu (trong Bách Chứng Phú).
- Trong Loại Kinh Đồ Dực phối các huyệt vị Âm Giao (Nh.7), Túc Tam Lý (Vị 36), Thủy Phân (Nh.9) giảm đau quanh rốn.
- Bá Hội (Đc.20), huyệt Thần Khuyết (Nh.8), Khí Hải (Nh.6) trị chứng lỵ lâu ngày và dương hư (nguồn từ Cảnh Nhạc Toàn Thư).
- Phối Hợp Cốc huyệt vị (Đại trường.4), Âm Lăng Tuyền huyệt vị (Tỳ 9), Trung Cực (Nh.3), Thần Khuyết (Nh.7), Trung Quản (Nh.12), Quan Nguyên (Nh.4), Túc Tam Lý (Vị 36) trị lỵ không cầm được (nguồn Y Học Cương Mục).
- Phối Thiên Khu cùng Khí Hải, Trung Quản (Nh.12) trị hoắc loạn, thổ tả (nguồn Thần Cứu Kinh Luân).
- Các huyệt sau cùng phối với nhau để trị Thận tả trong Thần Cứu Kinh Luân gồm: Huyệt Khí Hải (Nh.6), huyệt Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12), Mệnh Môn (Đc.4).
- Phối các Thiên Khu cùng Chiếu Hải (Th.6), Hạ Quản (Nh.10) trị lỵ (nguồn từ Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối Khúc Tuyền (C.8), Đại Trường Du (Bàng quang.25), Quan Nguyên (Nh.4), Thủy Phân (Nh.9), Phúc Kết (Tỳ 14), Thượng Liêm (Đại trường.9), Thần Khuyết (Nh.8), Tứ Mãn (Th.14), Trung Phong (C.4) trị cơn đau quanh rốn đau như cắt (nguồn từ Vệ Sinh Bảo giám).
- Phối Thiên Khu cùng Túc Tam Lý (Vị 36), Đại Trường Du (Bàng quang.25) trị bệnh tiểu chảy (nguồn từ Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- Châm cứu huyệt Quan Nguyên (Nh.4) cùng Thiên Khu để trị bạch đới (nguồn Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Thiên Khu, Âm Giao, huyệt Quan Nguyên, để trị bệnh Thống kinh hay còn gọi là bị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt (nguồn Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Các huyệt vị được phối với nhau bao gồm: Âm Giao (Nh.7), Túc Tam Lý (Vị 36), Hạ Quản (Nh.10) để trị đau bụng (nguồn từ Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Huyệt Lương Môn (Vị 21), Túc Tam Lý (Vị 36) cùng Thiên Khu để trị bụng dưới bị đau.
- Phối huyệt Hoang Môn (Bàng quang.51) cùng Thiên Khu để làm tan hòn cục trong bụng .
- Thiên Khu, Thuỷ Đạo, Trung Lữ Du trị tình trạng tử cung bị suy yếu (nguồn Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối các huyệt vị Đại Trường Du (Bàng quang.25), Túc Tam Lý (Vị 36), Thượng Quản (Nh.13), Trung Quản (Nh.12), Vị Du (Bàng quang.19), Tỳ Du (Bàng quang.20) để trị sán tiết trong sách Trung Hoa Châm cứu Học.
- Huyệt vị Hợp Cốc (Đại trường.4), Thượng Cự Hư (Vị 47), Lan Vĩ và Quan Nguyên (Nh.4) để trị ruột viêm Châm Cứu Học Giản Biên.
- Châm cứu huyệt Khí Hải cùng Trung Quản (Nh.12), Thiên Khu để trị thổ tả không cầm (nguồn từ La Di Biên).
- Trong sách Thần Cứu Kinh Luân có những ghi chép về phối huyệt Thiên Khu cùng Tam Âm Giao (Nh.7) (Tỳ 6), Trung Quản (Nh.12), Tỳ Du (Bàng quang.20), Tam Tiêu Du (Bàng quang.22), Túc Tam Lý (Vị 36) để trị bệnh kiết lỵ lâu ngày.
Hướng dẫn cách tác động vào huyệt vị
Thiên Khu cũng giống như những huyệt đạo khác có hai cách để tác động vào và điều trị các căn bệnh khác nhau. Trong đó có châm cứu và bấm huyệt, cụ thể cách thực hiện như sau:
Châm cứu:
- Để bấm được huyệt chính xác nhất cần xác định đúng vị trí huyệt.
- Dùng kim châm đâm vào Thiên Khu huyệt vị khoảng 0.5 – 1.5 thốn.
- Tiến hành cứu từ 7 đến 15 mồi, rồi ngâm châm thêm 5 – 15 phút nữa tùy vào thể chất của người bệnh.
Bấm huyệt
- Để người bệnh nằm ngửa trên giường, xác định vị trí của huyệt vị.
- Dùng một ngón tay trỏ hoặc ngón giữa để ấn vào huyệt đạo.
- Giữ cố định hoặc day nhẹ tại huyệt trong 1 phút theo chiều kim đồng hồ.
- Cuối cùng, massage nhẹ lại huyệt thêm một lần nữa để không bị đau nhức, khó chịu.
Lưu ý khi tác động vào huyệt vị đảm bảo an toàn nhất
Để việc tác động vào huyệt mang tới kết quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một vài những vấn đề sau:
- Không bấm huyệt cho người đang bị bệnh trên da, tụ máu ở vị trí huyệt vị.
- Trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai không được tự ý bấm huyệt hay châm cứu cần được sự chỉ định của y bác sĩ.
- Không tiến hành thực hiện khi bệnh nhân vừa ăn no, vừa sử dụng rượu bia hay các loại chất kích thích khác.
- Khi bấm huyệt cầm tác động một lực vừa đủ tránh quá mạnh mà ảnh hưởng đến những cơ quan tại đây, còn nếu châm cứu cần châm sâu đúng theo hướng để không chạm vào các dây thần kinh tại đây.
- Nếu bạn là người không có chuyên môn, tốt nhất nên đến những cơ sở y tế, phòng khám Đông y để thực hiện.
Huyệt Thiên Khu được xem là huyệt vị rất quan trọng trong cơ thể chữa những chứng bệnh về tiêu hóa rất tốt. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn cũng như tin tưởng và áp dụng các liệu pháp để chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!