Huyệt Địa Thương là một trong các huyệt quan trọng trên cơ thể con người. Huyệt vị này có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy bạn đã biết vị trí huyệt Địa Thương? Cách bấm huyệt như thế nào là đúng? Cùng đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về huyệt đạo này.
Huyệt Địa Thương là gì? Vị trí huyệt
Là một huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người, huyệt Địa Thương trong tiếng Trung còn được gọi là Di Càng. Đây là huyệt thứ 4 của kinh Vị. Huyệt Địa Thương có các tên gọi khác như Vị Duy hoặc Hội Duy.
Vì sao lại gọi là huyệt Địa Thương? Cũng giống như các huyệt đạo Giáp Xa, Hợp Cốc được lý giải trong Trung Y Cương Mục, Địa có nghĩa là đất, phía dưới của mặt đất. Thương có nghĩa là thương nhân, thương gia, ám chỉ những người nhiều tiền lắm của, cất giữ nhiều lương thực, thóc lúa.
Đất lại là nơi trồng ra nhiều loại lương thực, do đó được ví như một loại thực phẩm, lương thực để đưa vào trong miệng. Khi thức ăn được đưa vào trong miệng, trôi xuống và lưu giữ ở dạ dày - nơi được coi như nhà kho. Huyệt đạo này nằm ngay sát miệng nên được gọi là Địa Thương (kho chứa của đất).
Ngoài ra, bạn có thể hiểu cái tên Địa Thương theo cách sau: Miệng thuộc hạ bộ (Địa), thức ăn là Thương. Huyệt đạo này nằm ở vị trí sát miệng, nơi thức ăn được đưa vào. Do đó nó có tên là Địa Thương.
Địa Thương là một huyệt đạo rất dễ xác định vị trị. Theo đó huyệt nằm trên đường ngang qua rãnh mép mũi và mép. Huyệt cách khóe miệng khoảng 0,4 thốn và nằm ở vị trí đan chéo của cơ gò má lớn với vòng cơ môi.
Để thuận tiện xác định vị trí huyệt Địa Thương bạn có thể kẻ 2 đường thẳng chạy ngang qua 2 mép. Nơi giao nhau giữa rãnh mép của mũi và đường thẳng chính là huyệt Địa Thương.
Đơn giản hơn, khi bạn cười vị trí huyệt Địa Thương sẽ xuất hiện rõ nhất.
Huyệt Địa Thương có tác dụng gì?
Huyệt Địa Thương có công dụng chính là khu phong tà (tiêu diệt, loại trừ các khí độc, tà khí có trong cơ thể), đả thông khí ứ đọng (đả thông kinh mạch, giải thoát các khí đang bị tắc nghẽn).
Với những công dụng trên, Huyệt Địa Thương chuyên trị các bệnh liên quan đến thần kinh mặt như: Méo mặt, liệt mặt,... Huyệt này cũng trị chứng chảy nước miếng khi ngủ hoặc chảy nước miếng không kiểm soát khi nói chuyện, chốc mép. Đồng thời, huyệt Vị Duy cũng giúp hỗ trợ và điều trị các bệnh đau dây thần kinh tam thoa.
Ngoài ra, kết hợp bấm huyệt Vị Duy (Địa Thương) cùng một số huyệt đạo khác sẽ có tác dụng trị bệnh khác nhau. Cụ thể như:
- Phối huyệt Vị Duy + Hợp Cốc + Giáp Xa + huyệt Nhân Trung chữa bệnh méo miệng do trúng gió độc.
- Phối huyệt Vị Duy + Giáp Xa chữa méo miệng.
- Phối huyệt Vị Duy + Tứ Bạch + Ngư Yêu chữa đau thần kinh tam thoa.
- Phối huyệt Vị Duy + Giáp Xa + Nhiên Cốc + Trung Quản + Đại Lăng + U Môn + Hạ Cự Hư chữa chứng chảy nước miếng.
- Phối huyệt Vị Duy + Giáp Xa + Thái Xung + Hợp Cốc + Nội Đình chữa méo miệng, lệch mắt do trúng gió độc.
Cách tác động huyệt Vị Duy (Địa Thương)
Huyệt Vị Duy nằm ở vị trí rất dễ xác định. Do đó việc tác động lên huyệt đạo này cũng khá đơn giản. Bạn có thể tác động lên huyệt bằng các cách sau:
- Day, ấn huyệt: Đây là cách tác động đơn giản và dễ làm nhất. Người bệnh dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt. Tuy đơn giản và dễ làm nhưng người bệnh không nên tự thực hiện, tránh biến chứng nguy hiểm do ấn sai cách.
- Châm cứu: Phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn.
Cách châm cứu, bấm huyệt Địa Thương điều trị bệnh
Châm cứu, bấm huyệt Địa Thương đúng cách sẽ giúp bạn hỗ trợ, điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ mặt, giảm đau dây thần kinh tam thoa. Vậy châm cứu, bấm huyệt Địa Thương thế nào cho đúng?
Cách châm cứu, bấm huyệt Vị Duy điều trị méo miệng
Huyệt Vị Duy có tác dụng trị các bệnh liên quan đến thần kinh mặt, trong đó có méo miệng. Tuy nhiên cần bấm kết hợp cùng một số huyệt đạo khác để tăng khả năng trị bệnh.
Cách làm như sau:
- Cho người bệnh ngồi trên ghế ở tư thế thoải mái.
- Xác định vị trí huyệt Vị Duy, cùng các huyệt đạo khác.
- Tiếp theo dùng tay day ấn các huyệt đạo, mỗi huyệt 50 lần: Giáp Xa, Nghinh Hương và Hạ Quan.
- Dùng ngón tay cái đẩy (kéo) huyệt Vị Duy 50 lần. Với trường hợp méo miệng nặng có thể kéo huyệt này 100 lần.
- Dùng bàn tay xoa đều bên mặt bị liệt của bệnh nhân 50 lần. Xoa day cho đến khi mặt nóng lên.
- Cuối cùng tiếp tục day ấn huyệt Ế Phong, Thái Dương và Phong Trì mỗi huyệt 50 lần.
Lưu ý: Trước khi thực hiện bấm huyệt chữa méo miệng, bạn phải cắt hết móng tay và rửa thật sạch. Khi bấm huyệt nên làm nhẹ nhàng, tránh bô bạo, đúng theo nguyên tắc “vững, chuẩn, nhẹ, xảo”. Để giảm bớt kích thích cho người bệnh, bạn có thể đặt một chiếc khăn mỏng, nhẹ lên trên huyệt đạo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp châm cứu để trị méo miệng. Cách làm như sau:
- Cho bệnh nhân nằm thẳng ở tư thế thoải mái.
- Thầy thuốc xác định vị trí huyệt và bắt đầu châm kim xuống.
- Mũi kim đâm xuống huyệt Vị Duy (Địa Thương) sâu khoảng 0,7-1 tấc và hướng về phía huyệt Giáp Xa.
- Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý châm cứu tại nhà. Châm sai huyệt, không đúng thủ pháp có thể làm tình trạng méo miệng trở nên nặng hơn, biến chứng nguy hiểm.
Cách bấm huyệt Vị Duy trị đau thần kinh tam thoa
Bấm huyệt Vị Duy cùng một số huyệt đạo khác sẽ giúp bạn điều trị đau thần kinh tam thoa. Cách làm như sau:
- Để bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, dễ thực hiện điều trị.
- Thầy thuốc dùng tay bấm các huyệt đạo sau: Phong Trì, A Thị, Bách Hội, Đầu Duy, Hợp Cốc, Thái Dương, Toái Trúc, Xuất Cốc, Ế Phong, Giáp Xa, Tình Minh, Vị Duy, Quyền Liêu và Hạ Quan. Mỗi huyệt đạo bấm từ 30-50 lần.
- Sau đó tiếp tục day ấn các huyệt đạo sau: Thái Xung, Thái Khê, Tam Âm Giao và Túc Tam Lý. Mỗi huyệt khoảng 30-50 lần.
- Thời gian mỗi lần điều trị 30 phút. Người bệnh nên thực hiện từ 10-15 lần điều trị để thấy bệnh có tiến triển tốt.
Lưu ý: Khi người bệnh có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, người đổ mồ hôi, mặt tái nhợt nên dừng bấm huyệt. Nhanh chóng lau mồ hôi và ủ ấm cho người bệnh. Đồng thời cho người bệnh uống nước chè đường nóng, theo dõi huyết áp và mạch đập.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trị đau thần kinh tam thoa bằng cách châm cứu. Cách làm như sau:
- Đặt người bệnh nằm ngửa ở tư thế thoải mái.
- Thầy thuốc dùng kim châm sâu xuống khoảng 0,3 tấc.
- Mũi kim châm xuống huyệt Vị Duy và hướng về phía huyệt Nghinh Hương.
- Tiếp tục thực hiện khâu cứu trong khoảng 15-20 phút, tùy tình trạng bệnh.
Lưu ý: Khi thấy người bệnh có các biểu hiện như vã mồ hôi, mặt tái nhợt, hoa mắt chóng mặt cần ngừng ngay việc châm cứu và gọi cấp cứu.
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thực hiện châm cứu. Tuyệt đối không tự châm cứu tại nhà. Việc này có thể làm bệnh trở nặng, nguy hiểm hơn là đe dọa tính mạng.
Một số lưu ý khi day ấn, châm cứu huyệt Vị Duy
Day ấn, châm cứu huyệt Địa Thương giúp điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu thực hiện sai cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó khi châm cứu cũng như bấm huyệt Địa Thương bạn cần cẩn trọng một số điều sau:
- Bạn nên lựa chọn nhưng cơ sở uy tín để thực hiện bấm huyệt, châm cứu. Những người có chuyên môn về bấm huyệt, châm cứu khi thực hiện điều trị sẽ giảm tối đa việc xảy ra biến chứng, đảm bảo an toàn cho bạn.
- Nên thăm khám kỹ trước khi bấm huyệt. Bởi bấm huyệt đôi khi sẽ không hợp với thể trạng của bạn, khiến bạn cảm thấy đau nhức, ê ẩm toàn thân.
- Người bệnh tuyệt đối không tự bấm huyệt, hay châm cứu tại nhà nếu không am hiểu về huyệt đạo. Việc này không khiến bệnh thuyên giảm, ngược lại nó có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.
- Bấm huyệt, châm cứu giúp điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc, tuy nhiên nó không thích hợp với một số đối tượng. Cụ thể như: Người có vết thương hở, kín, lở loét, viêm nhiễm sưng tấy không nên bấm huyệt hay châm cứu. Phương pháp này cũng tránh với người có bệnh đau ruột thừa, đau vòi trứng. Nếu bạn muốn thực hiện nên xin ý kiến của các chuyên gia.
- Trong quá trình thực hiện điều trị bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt Vị Duy, bạn cần tuân thủ theo đúng quy định thầy thuốc đưa ra. Đồng thời, bạn không nên bỏ dở liệu trình, việc này có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung thêm các vitamin tốt cho sức khỏe. Hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, protein,... Điều này sẽ giúp đẩy quá trình điều trị bệnh.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia trong quá trình trị bệnh.
- Uống đủ nước, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thân thể để chống lại các tác nhân gây hại.
Huyệt Địa Thương là huyệt thứ 4 thuộc kinh Vị, có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh mặt. Khi áp dụng châm cứu, bấm huyệt Địa Thương trị bệnh bạn cần cẩn trọng, chọn cơ sở uy tín, tránh xảy ra sai sót có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!