Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng chỉ cần uống thuốc bệnh sẽ khỏi. Nhưng đây là quan niệm khá sai lầm của chính bệnh nhân và cả người chăm sóc.
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày có dấu hiệu bị sưng hoặc viêm. Thông thường, tình trạng bệnh sẽ phát triển theo cơ chế: viêm dạ dày cấp tính (xảy ra bất ngờ) và viêm dạ dày mạn tính (kéo dài). Viêm dạ dày không phải là căn bệnh nguy hiểm, có thể chuyển biến tốt nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách.
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà cách điều trị sẽ không giống nhau. Có người chỉ dùng được các bài thuốc Đông Y, có người chỉ có thể điều trị bằng phương pháp Tây Y. Nhưng để thuốc phát huy hiệu quả thì việc lập kế hoạch chăm sóc là điều không thể thiếu.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày thực chất chỉ là những phương pháp chăm sóc tại nhà. Nếu ta kết hợp với lộ trình chăm sóc hợp lý cùng với các bài thuốc chữa trị thì vết thương tại dạ dày cũng mau chóng được cải thiện. Vì sao có thể khẳng định như vậy?
Vì dạ dày là nơi tiêu thụ thức ăn trực tiếp, những thực phẩm tiêu thụ lúc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vết thương tại đó. Hay khi ta hoạt động mạnh, giờ giấc sinh hoạt không hợp lý cũng sẽ khiến triệu chứng “hoành hành” ngày một nghiêm trọng, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng rất khó chữa trị.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày
Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày bao gồm 3 yếu tố sau đây:
Chế độ ăn uống
Thức ăn tiêu thụ hằng ngày quyết định hơn 50% sự “thành bại” trong quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày. Bên cạnh thức ăn thì cách chế biến thực phẩm, giờ giấc ăn uống, … cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh lên quan đến dạ dày. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn uống của mình:
- Chia bữa ăn: Bệnh nhân nên chia bữa ăn thành 4 đến 5 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Niêm mạc dạ dày sẽ không bị kích thích dữ dội khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn cùng một một lúc. Mỗi phần ăn nhỏ cũng sẽ giúp thức ăn được chuyển hóa và hấp thu tốt hơn.
- Thời gian ăn: Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là từ 4 đến 5 giờ. Lúc này, dạ dày đã tiêu thụ được hết thức ăn của bữa ăn trước và nó đã phục hồi được trạng thái cho phiên hoạt động tiếp theo. Tránh ăn quá “sát” giờ đi ngủ hoặc bỏ bữa ăn sáng bạn nhé.
- Ăn chín uống sôi: Việc này giúp giảm bớt các tác nhân mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống. Bởi vi khuẩn H.Pylori là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày. Thực phẩm sống sẽ tạo điều kiện để nó “sinh sôi nảy nở”
- Lựa chọn thực phẩm: Ưu tiên các món ăn loăng như súp, cháo, cơm để bệnh nhân dễ tiêu. Nên chế biến đơn giản, nêm nếm thanh đạm và ít gia vị. Tránh ăn thực phẩm cứng, nhiều dầu mỡ và cay nóng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương
- Bổ sung chất xơ và vitamin: Hệ tiêu hóa sẽ được hỗ trợ hoạt động “trơn tru” hơn, sức đề kháng cũng được tăng cường nhờ các chất dinh dưỡng này. Từ đó thúc đẩy cơ chế tự chữa lành vết thương. Các loại nước ép, xà lách,.. là những món ăn tiêu biểu của các nhóm chất này
- Uống đủ nước: Nên tiêu thụ tối thiểu 2 lít nước một ngày để hòa tan dịch acid trong cơ quan dạ dày cũng như bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Nói không với chất kích thích: Cà phê, rượu bia, .. là những nhóm thực phẩm nằm trong TOP danh sách các món ăn cấm kỵ khi chữa bệnh dạ dày. Chúng sẽ khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, làm chậm quá trình hồi phục và tăng tỷ lệ nhiễm trùng. Từ đó khiến các triệu chứng diễn biến ngày một trầm trọng.
Chế độ sinh hoạt trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
Sau khi đã nắm rõ được chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý trong quá trình điều trị thì các bạn không nên bỏ quên các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nhóm hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa khi tiêu thụ thức ăn. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Duy trì đồng hồ sinh học hợp lý: Ngủ đúng giờ, tránh thức khuya hoặc ngủ sai giấc. Nghỉ ngơi điều độ, tránh để cơ thể kiệt sức, kiệt quệ vì thiếu năng lượng
- Giảm stress: Những áp lực, lo âu sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày trầm trọng hơn, thậm chí gây xuất huyết, viêm loét
- Chú ý vệ sinh: Dọn dẹp không gian sinh hoạt và thường xuyên rửa tay để hạn chế các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Chú ý vệ sinh cá nhân nhằm giảm nguy cơ các biến chứng phát sinh
- Kiểm soát cảm xúc: Không để cảm xúc quá vui mừng hoặc quá đau buồn vì khi cảm xúc thay đổi thất thường, viêm dạ dày cũng có cơ hội tái phát.
- Không dùng đồ dùng cá nhân chung với mọi người: Chén, đũa, khăn mặt, bàn chải,.. là những vật dụng cá nhân có khả năng lây truyền mầm bệnh. Vì vậy bạn tránh dùng những vật dụng này với các thành viên trong gia đình.
- Rèn luyện sức khỏe: Người bệnh nên thường xuyên rèn luyện sức khỏe với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ,.. Giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Theo dõi và điều trị
Bên cạnh chế độ sinh hoạt và chế độ ăn hợp lý, quá trình theo dõi và điều trị chiếm hơn 50% “quyền lực” quyết định tình trạng bệnh có thuyên giảm hay không. Vì vậy để các triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không tự ý thay đổi thuốc: Bất kỳ loại thuốc nào từ thuốc Tây đến Đông Y đều có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ hoặc các biến chứng nếu thuốc không hợp với người dùng. Do đó, bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy đúng tác dụng của nó, không tự ý sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày.
- Không đột ngột thay đổi liều lượng nếu không có sự tư vấn từ bác sĩ: Nếu tình trạng bệnh đã có sự cải thiện thì việc đầu tiên bạn nên làm là đến bác sĩ thay vì tự ý ngưng thuốc hoặc giảm liều lượng vì bạn không nắm được tình trạng bệnh của mình. Như vậy sẽ tăng nguy cơ bệnh trầm trọng thêm và gây ra các biến chứng
- Quan sát dấu hiệu của cơ thể: Thường xuyên chú ý phản ứng của cơ thể để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường khi đang sử dụng thuốc. Hoặc đã dùng thuốc một thời gian mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tái khám: Theo lộ trình chữa trị của bác sĩ điều trị để tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả. Tránh thiếu kiên nhẫn “nhảy cóc”, thay đổi nơi khám liên tục. Bạn cần kiên nhẫn điều trị vì bệnh viêm loét dạ dày không phải bệnh “vặt vãnh” mà có thể chữa ngày 1 ngày 2.
Hy vọng bài viết về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày mà Tapchidongy.org cung cấp trên đây đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Luôn nhớ rằng quá trình chăm sóc quyết định hơn 50% tình trạng bệnh, vì vậy người bệnh cần tránh thái độ chủ quan, ỷ y khi điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!