Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mề đay Cholinergic hình thành khi mao mạch dưới da giãn, gây phù nề ở lớp trung bì. Cùng tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu của bệnh mề đay Cholinergic, nguyên nhân và phương pháp điều trị ngay sau đây để tránh bệnh tái phát thường xuyên.

Mề đay Cholinergic là bệnh gì?

Mề đay Cholinergic là tình trạng phát ban ngoài da khi có kích thích vật lý, nhiệt độ hoặc mồ hôi. Trong đó, thuật ngữ “cholinergic” chỉ bộ phận của da chịu ảnh hưởng bởi chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Cụ thể, acetylcholin sẽ tác động làm co giãn mạch máu và làm giảm nhịp tim, gây nên tình trạng phát ban, ngứa ngáy trên da người bị bệnh này.

Vùng da phát ban có thể lan rộng hoặc không, tuỳ vào tác nhân gây bệnh. Những nốt phát ban này có thể tự hết sau nửa tiếng nhưng sẽ bùng phát trở lại theo đợt.

Khoảng cách giữa các lần phát ban và mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi thấy vết mẩn đỏ tự khỏi. Hãy đi khám tại các bệnh viện da liễu để kiểm tra nguyên nhân, từ đó tìm phương pháp điều trị.

me-day-cholinergic
Bệnh mề đay cholinergic liên quan mật thiết tới chất acetylcholine.

Triệu chứng mề đay Cholinergic

Mày đay Cholinergic thường xuất hiện ngay sau khi cơ thể gặp yếu tố tác động gây bệnh. Mọi vị trí trên cơ thể đều có khả năng biểu hiện tình trạng mày đay. Cụ thể như:

  • Da ngứa, đỏ.
  • Nóng rát, mẩn, thậm chí sưng lên.
  • Cảm giác ẩm ướt da.
  • Người bệnh còn có thể bị đau đầu, tiêu chảy, nôn sốt kèm theo.

Vùng da phát ban chủ yếu là ở mặt, cổ, hai bên cánh tay, khu vực mông. Biểu hiện mẩn đỏ thường chỉ kéo dài vài chục phút sau đó tự hết. Tuy nhiên, một thời gian sau lại tái phát thường xuyên, có thể gây sốc phản vệ.

Những người bị mề đay Cholinergic mãn tính, do da tổn thương lâu ngày nên dễ để lại sẹo thâm. Phụ nữ mang thai bị bệnh này thì có nguy cơ sinh non, cần phải lưu ý.

Hình ảnh mề đay Cholinergic

me-day-cholinergic

Triệu chứng Mề Đay Cholinergic phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh

Về nguyên nhân sâu xa của tình trạng Cholinergic, đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhóm yếu tố có khả năng tác động làm gia tăng tình trạng bệnh như sau:

  • Toát mồ hôi nhiều: Những hoạt động tăng sinh nhiệt như tắm nước nóng, xông hơi, sốt, ăn cay, lao động cường độ cao khiến cơ thể toát mồ hôi và gây triệu chứng mề đay Cholinergic.
  • Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá cao so với cơ thể (do đặc điểm thời tiết hoặc phòng làm việc…), quá trình thoát nhiệt của cơ thể bị tác động, gây phản ứng nổi mề đay.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Nếu bạn bị nhiễm giun, sán, bạn sẽ dễ bị phát ban Cholinergic. Bởi vì các ký sinh trùng này sẽ làm kích hoạt phản ứng tự vệ ở các cơ quan trong cơ thể của bạn.
  • Dùng thuốc: Một số thuốc kháng sinh, viêm đường uống có tác dụng phụ gây phát ban Cholinergic.

me-day-cholinergic
Mề đay cholinergic thường khởi phát do sự tác động của nhiệt độ và ánh nắng

Bị mề đay Cholinergic có nguy hiểm không?

Bản chất tình trạng mề đay này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ do bị bệnh nặng mà không điều trị kịp thời. Như vậy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Vì vậy, đừng chủ quan khi bị mề đay kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Sốt cao, sưng đau họng, ngủ ngáy hoặc có biểu hiện ngừng thở.
  • Nổi mẩn liên tục nhiều ngày không thuyên giảm.
  • Trẻ nhỏ bị mề đay kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, bỏ bú mẹ.
  • Phụ nữ mang thai ngứa da nhiều về đêm.
  • Bề mặt da bị xước, chảy máu hoặc tụ dịch.

Phương pháp chẩn đoán

Để xác định chính xác tình trạng mề đay Cholinergic, bạn cần được khám nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng.

Sau khi tìm hiểu tiền sử bệnh án, nếu xác định khả năng bệnh nhân bị mề đay Cholinergic, bác sĩ tiến hành xét nghiệm lâm sàng:

  • Xét nghiệm công thức máu: Bước này thực hiện để xác định lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Nếu chỉ số này tăng thì bệnh nhân có khả năng bị nổi mề đay do nhiễm ký sinh trùng.
  • Prick test: Đây là phương pháp lẩy da, áp dụng khi nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh do bụi phấn hoa, mạt bụi hoặc lông thú...

Đối tượng hay mắc bệnh

  • Trẻ nhỏ đang hoàn thiện hệ miễn dịch hoặc ở độ tuổi dậy thì.
  • Mẹ bầu hay căng thẳng, nội tiết tố thai kỳ mất ổn định.
  • Người dị ứng với nhiều loại thức ăn, mạt bụi, hay bị côn trùng cắn...
  • Bệnh nhân đang mắc viêm khớp dạng thấp hoặc bị bệnh tuyến giáp, lupus...
  • Người tiếp xúc với môi trường nóng bức thường xuyên.
  • Những gia đình có người bị mề đay nhiều thế hệ.

Cách phòng ngừa mề đay Cholinergic tái phát

  • Tránh làm việc trong môi trường nhiệt độ quá cao hoặc vận động mạnh lâu dẫn đến đổ mồ hôi.
  • Loại bỏ những món ăn cay nóng khỏi thực đơn, thay vào đó là nhóm thức ăn có tính hàn.
  • Tắm nước ấm vừa đủ và giữ vệ sinh da thật tốt.
  • Nên tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài yoga, thiền, kết hợp nghe nhạc.
  • Tránh thức ăn gây dị ứng và các loại thực phẩm chứa phụ gia, chất bảo quản, không uống rượu, ăn động vật có vỏ.
  • Hạn chế dùng các loại thuốc Tây bôi ngoài da hoặc không dùng liên tục trong thời gian dài.

me-day-cholinergic
Người mắc mề đay cholinergic cần chú ý tới công đoạn vệ sinh da

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Bị mề đay kèm sốt, sưng họng, lưỡi bị kho kèm theo ngủ ngáy hoặc ngưng thở.
  • Sau 48 giờ nổi mẩn, biểu hiện bệnh không giảm.
  • Đối với trẻ nhỏ, bé bị mề đay nguy hiểm khi quấy khóc nhiều, bỏ bú, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Đối với phụ nữ mang thai, nên cảnh giác khi bị ngứa nhiều về đêm...

Cách chữa bệnh hiệu quả, an toàn

Khi chắc chắn bị tình trạng Cholinergic, tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ, mới bị hay mãn tính, bạn hãy chọn cách chữa phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nên thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng để giảm phát ban do kích ứng da.

Chữa tại nhà bằng mẹo

Với người mới mắc hoặc phát ban nhẹ, có thể khắc phục tại nhà bằng cách:

  • Sát khuẩn da: Để loại bỏ chất kích ứng, bạn dùng nước có tính sát khuẩn nhẹ như xà phòng, nước ấm (khoảng 35 - 40 độ) chà xát nhẹ bên ngoài.
  • Chườm lạnh: Để đá vào túi vải rồi đặt lên vùng da bị Cholinergic khoảng 15 phút. Việc này sẽ giúp giảm ngứa và tấy đỏ da. Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh.
  • Dùng lô hội: Vệ sinh vùng da mề đay rồi lấy gel lô hội thoa lên. Lượng vitamin E dồi dào trong lô hội sẽ giúp bệnh nhân làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Da được làm mềm và tăng đề kháng.
  • Sử dụng bột yến mạch: Hoà bột yến mạch dưới dạng bột sệt và đắp lên vùng da bệnh. Để khoảng 10 phút rồi vệ sinh lại với nước bình thường để loại bỏ khuẩn hại, cặn bẩn và vi khuẩn trên da.
  • Dùng baking soda: Sau khi làm sạch da, bạn rửa lại bằng dung dịch baking soda. Tính chất kiềm của loại nước này có khả năng ức chế khuẩn hại gây bệnh trên da.

Ngoài các cách trên thì nước chè, nha đam cũng là những nguyên liệu rất tốt có thể dùng để vệ sinh vùng da mề đay. Nó sẽ làm dịu nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, phát ban do Cholinergic gây ra. Đồng thời, các phương pháp gián tiếp cung cấp các kháng sinh tự nhiên giúp chống lại khuẩn hại trên vùng da bệnh.

Dùng thuốc Tây chữa bệnh

  • Nhóm kháng Histamin: Có tác dụng làm giảm dần biểu hiện bệnh, đồng thời kiểm soát tình trạng mẩn ngứa da.
  • Sản phẩm giảm mồ hôi: Nhóm các thuốc chứa montelukast hoặc methantheline bromide thường được kê để giúp người bệnh kiểm soát mồ hôi, hạn chế phát ban.

Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc sử dụng tia UV, thuốc chẹn beta. Với những người bị nhẹ, nên dùng thêm kem bôi dưỡng ẩm hoặc thuốc chống dị ứng lành tính.

me-day-cholinergic
Nên duy trì kết hợp thuốc uống và thuốc bôi để chữa bệnh hiệu quả

Thuốc Đông y trị mề đay Cholinergic

Chữa mề đay Cholinergic bằng y học cổ truyền rất lành tính và an toàn. So với thuốc Tây, thời gian điều trị thường lâu hơn, tuy nhiên, nó thường không gây tác dụng phụ.

Hơn nữa, Đông y hướng đến điều trị căn nguyên gây bệnh nên nó có tác dụng ngăn ngừa từ gốc rễ, giúp người bệnh ít bị tái phát hơn. Theo y học cổ truyền, với người có bệnh mề đay Cholinergic, thầy thuốc khuyên dùng những bài thuốc sau:

  • Trị mề đay do tăng nhiệt: Dùng một số loại cây như ké đầu ngựa, kinh giới, tầm gửi, rau má... theo liều lượng nhất định đem phơi khô, sau đó rửa sạch và sắc với nước, đun cô đặc để uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày đều đặn nếu thấy giảm phát ban, sưng ngứa.
  • Mề đay do huyết hư: Nếu thuộc trường hợp này, thầy thuốc khuyên dùng bạch thược, xích thược, huyền sâm, đương quy cùng một vài cây lá khác đem sắc lấy nước đặc rồi uống trong ngày. Thang thuốc này được chỉ định dùng 15 ngày liên tục cho đến khi hết tái phát bệnh.
  • Mề đay do khí trệ: Dùng chỉ thực, ngũ vị tử, cam thảo cùng một số cây cỏ khác đem rửa và sắc nước uống hàng ngày. Dùng khoảng 10 ngày.

Dược liệu chữa mề đay Cholinergic

Trong nhiều sách cổ, rất nhiều tên dược liệu được nhắc đến với công dụng điều trị triệu chứng mề đay. Bệnh nhân Cholinergic nên tham khảo nhóm các thảo dược chứa kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, sát khuẩn ngoài da.

Nhóm tiếp theo là các cây thảo dược có tính thanh nhiệt, làm tăng độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng cây có đặc tính cải thiện tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa, tái tạo da…

Dù sử dụng dược liệu nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ. Nên thận trọng làm sạch thảo dược trước khi dùng. Đặc biệt cân nhắc liều lượng và cách dùng cụ thể khi kết hợp nhiều loại cây thuốc với nhau. Bởi lẽ một số dược liệu dùng chung có thể hình thành độc tố.

Nhìn chung, mề đay Cholinergic chỉ gây khó chịu ngoài da, ít ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, đây là loại bệnh mãn tính, chỉ có thể ngừa và điều trị triệu chứng. Vì vậy, bạn đừng chủ quan tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Nên chủ động khám bác sĩ khi có dấu hiệu phát ban tự hết rồi lại tái phát trên da.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mề Đay Cholinergic bằng YHCT


Bình luận (46)

  1. Hà Huyền says: Trả lời

    Em bi mề đay này từ lúc chưa lấy chồng, giờ vừa mới sinh xong thì bệnh lại phát nặng. Đang bị như vậy có cho con bú được không mọi người nhỉ?

    1. Kiều Anh says:

      Vẫn cho con bú bình thường bạn à. Người bình thường bị mề đay đã vất rồi vậy mà sinh nở xong lại bị nặng thì chắc khó chịu chết mất đấy nhỉ.

    2. Đặng Quế Dương says:

      Chuẩn rồi bạn ạ. Khó chịu kinh khủng trong khi đó thuốc thì không dám uống vì sợ ảnh hưởng đến sữa rồi hại cho bé. May mình con còn ngoan chứ nhiều nhà con quấy chắc bị vậy mẹ stress luôn mất

    3. Triệu Tuyết Chinh says:

      Sợ ảnh hưởng đến con thì dùng thuốc đông y cho an toàn. Thuốc đông y họ dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú đó, không sợ ảnh hưởng hay mất sữa của con đâu

    4. Chương Thị Hoà says:

      Đông y giờ chất lượng thuốc cũng sợ bỏ xừ ra chứ an toàn gì hả bạn. Nhiều thuốc giả pha trộn thêm thành phần này thành phần nọ ghê lắm.

    5. Bình Nguyên says:

      Đấy là bạn dùng những nhà thuốc không uy tín rồi. Mình giới thiệu cho bạn nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà dùng. Nhà thuốc này họ dùng thuốc nam do chính họ trồng tự bào chế theo bí quyết gia truyền của họ nên dùng yên tâm lắm. Mình đã dùng rồi hiệu quả mà an toàn. Mình có web với fb của họ bạn vào mà tìm hiểu này
      Website:
      Fanpage:

  2. Lê Hoàng Giang says: Trả lời

    Mình cũng bị mề đay giống trong bài viết, mỗi lần bệnh tái phát thì mình thường mặc quần áo rộng rãi một chút rồi chườm đá thì thấy ngứa nó giảm đi nhiều lắm. Mọi người ai bị thì thử áp dụng xem. Tuy không khỏi được nhưng nó đỡ triệu chứng đỡ phải uống thuốc hại người.

    1. Trần Văn Trinh says:

      Nếu chỉ để giảm ngứa thì chỗ mình còn có mẹo là nấu nước lá khế chua hay lá kinh giới để tắm hoặc lấy rau ngót vò ra rồi chà xát lên vùng ngứa cũng được.

    2. Quang Hải says:

      Hồi mình đi khám ở 1 nhà thuốc đông y có bác sĩ hướng dẫn lấy lá kinh giới dã nhỏ ra pha với rượu trắng rồi xoa lên người cũng thấy giảm ngứa tốt phết.

  3. Đào Quốc Hùng says: Trả lời

    Mình tưởng mề đay nào cũng giống nhau, vậy mà nó phân ra nhiều dạng quá nhỉ. Mình đi khám thì bác sĩ bảo bị mề đay dị ứng thời tiết nhưng đọc thì mình thấy có một số triệu chứng giống với mề đay cholinergic. Hay tại ở viện bác sĩ chẩn đoán sai nên điều trị mới không hiệu quả.

    1. Hoàng Vân says:

      Không phải đâu bạn ơi, chữa ở viện bằng thuốc tây thì mề đay gì cũng không chữa khỏi được đâu,chỉ điều trị triệu chứng thôi.

    2. Lý Đức says:

      Tôi cũng điều trị ở viện da liễu là viện đầu ngành chữa các bệnh về da của cả nước hẳn hoi mà không khỏi được cái mề đay choli này. Giờ không biết chữa ở đâu nữa.

    3. Vô Ưu says:

      Mọi người đang thấy dùng thuốc đông y nhiều, thuốc đông y có bên nhà thuốc Đỗ Minh Đường có vẻ nỏi tiếng nhiều người chữa này

  4. Phúc Đức says: Trả lời

    Từ ngày mình bị ốm sốt nhiều ngày, chắc tại uống nhiều thuốc hạ sốt với thuốc kháng sinh quá nên từ ngày đó trở đi thỉnh thoảng lại bị ngứa nổi mề đay trên người. Mặc dù mình uống thuốc mát gan nhiều lắm mà không thấy hết. Không biết phải làm sao đây.

    1. Văn Trường says:

      uống mấy cái mát gan mua ngoài hiệu thuốc chủ yếu là thực phẩm chức năng nên không khỏi là đúng rồi. Như ngày trước tôi uống mãi không có hiệu qjuar đâu mà toàn mua loại mắc tiền chứ có rẻ gì đâu

    2. Trần Thị Thu says:

      Mọi người mua thuốc tiêu ban giải độ thang của thuốc dân tộc đó, chữa mề đay tốt đấy, em đang dùng thấy giảm ngứa cũng phải 6-7 phần rồi

    3. Phạm thị Tú Uyên says:

      Thuốc này em cũng đang tìm hiểu để điều trị, em thấy trung tâm này thấy toàn bác sĩ giỏi mà cũng uy tín, nhiều người cũng bảo điều trị ở đây khỏi được bệnh nên chắc em cũng đến chữa xem sao?

    4. Nguyễn Thị Liên says:

      Mình chữa ở Trung tâm được bác sĩ Lệ Quyên thăm khám điều trị cho, dùng theo đơn thuốc của bác sĩ 2 tháng thì khỏi được cái mề đay cholinergic này rồi, khám ở b31, ngõ 70, Nguyễn thị Định đó, bác sĩ nhiệt tình mà tư vấn cẩn thận lắm

  5. Nguyễn Văn Kiên says: Trả lời

    Tôi bị mề đay mỗi lần bị chủ yếu bị phù trên mặt, sưng hết mý mắt nên làm mắt híp lại. Ở ngoài chỉ thình thoảng mới bị thôi. Có ai bị như tôi không ạ?

    1. Trần Văn Lịch says:

      Vậy thì bạn giống bạn gái mình rồi, cứ thỉnh thoảng tự nhiên tự lành hoặc ăn thức ăn lạ cái là mặt mày lại sưng húp lên. Mỗi lần như vậy uống viên chống dị ứng trong 1 buổi nó tự rút hết hoặc ngày hôm sau nó mới hết.

  6. Việt Thảo says: Trả lời

    Năm nay tôi 40 tuổi bị bệnh mề đay này 5 năm tồi, trong 5 năm đó điều trị khá nhiều phương pháp từ bệnh viện cho đến các thầy đông y ở ngoài nhưng vẫn chưa chữa khỏi. Ai bị bệnh này chữa ở đâu khỏi chỉ cho tôi với?

    1. Trần Cảnh says:

      Tôi bị 2 năm mà còn chữa mãi không khỏi vậy mà 5 năm nghe chừng khó khăn lắm.

    2. Hoàng Nghiêm says:

      Chưa khỏi chẳng qua là chưa gặp đúng thuốc thôi, gặp đúng thuốc thì có 5 năm hay bao nhiêu năm cũng khoi thôi. Như tôi bị gần chục năm chữa cũng nhiều loại thuốc cũng mãi không khỏi. Cuối cùng gặp được bác sĩ Đỗ Minh Tuấn của nhà thuốc Đỗ Minh Đường ở chỗ số 37 ngõ 97 đường Văn Cao Ba Đình chữa mấy tháng thì khỏi đấy.

    3. Việt Thảo says:

      Nhà thuốc này ở Ba Đình à. Vậy mình cũng thử đến khám chữa xem sao. Mà bạn cho mình hỏi nhà thuốc này có làm thứ 7 chủ nhật không vậy?

    4. Đặng Lệ says:

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có làm cả thứ 7 với chủ nhật đó bạn. Nhưng tất cả các ngày họ chỉ làm giờ hành chính, sáng từ 8h đến 12h chiều từ 13h30 đến 17h30.

  7. Hoa Dung says: Trả lời

    Có ai chữa bằng bài thuốc tiêu ban hoàn bì thang chưa, em hôm trước vào 1 hội nhóm thấy mọi người nhắc đến thuốc này nhiều chẳng biết là có hiệu quả thật không nữa

    1. THanh Hưng says:

      Của trung tâm thừa kế đúng không, đang bảo cuối tuần này đến khám đây, tìm hiểu thông tin thấy khá oke, thôi còn hi vọng cứ điều trị thôi chứ để ngứa không chịu được

  8. Đặng Thái - Ba Vì says: Trả lời

    Bệnh mề đay này tưởng không nguy hiểm vậy mà nó cũng nguy hiểm phết nhỉ. Lại còn gây phù nề suy hô hấp cơ. Suy hô hấp mà không chữa nhanh là đi luôn đấy.

    1. Phạm Đức Hải says:

      Số người bị mề đay dẫn tới biến chứng nặng thì rất ít. Vậy mà nó rơi đúng vào em. Kể từ ngày bị bệnh là em phải đi cấp cứu 3 lần vì khó thở rồi. Lúc ấy cảm giác sợ thật, khó thở người bức bối. Nhưng cấp cứu xong là người lại bình thường ngay. May những lần đó toàn bị ở những chỗ đông người chứ đi đâu 1 mình mà bị thì chắc chết.

    2. Lê Toàn says:

      Thế thì bạn phải chữa cho dứt điểm đi chứ để như vậy nguy hiểm chết. Mình thấy có bài viết giới thiệu bài thuốc giúp nhiều người thoát khỏi biến chứng nặng của mề đay. Bạn tham khảo mà chữa thử xem

  9. Đạt Nguyễn says: Trả lời

    Mình bị mề đay, cứ vào mùa hè nhất là những hôm nào làm việc nhiều ngoài trời ánh nắng chiếu vào là người lại ngứa ngáy, ngứa râm ra khắp người. Vào mát nới quần áo thoáng mát thì lại đỡ hơn. Có đợt thì phải uống thuốc mới hết ngứa. Mọi người cho hỏi có thuốc gì uống để cho khỏi không tái lại không chứ cứ như vậy ảnh hưởng nhiều đến công việc lắm.

    1. Trần Thị Ánh My says:

      Nếu vậy thì anh giống chồng em trước đây rồi. Cứ làm ngoài trời nắng một lúc là người ngứa ngáy không chịu được. May quá có bác hàng xóm giới thiệu cho thuốc đông y Đỗ Minh Đường chữa thì khỏi. Anh đến đấy chữa đi, cứ lên mạng gõ tên nhà thuốc ra là có nhiều thông tin về nhà thuốc lắm

    2. Nguyễn Quang Minh says:

      Nhà thuốc này ở đâu vậy bạn, giới thiệu cho mọi người biết với. Bệnh này giờ nhiều người bị lắm.

    3. Trần Thị Ánh My says:

      “Nhà thuốc này có cơ sở ở Hà Nội với Hồ Chí Minh, em cũng mới đến khám rồi mua thuốc tại cơ sở hà Nôi của họ để chữa này. địa chỉ cụ thể của họ đây này
      *Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, P.Liễu Giai, Ba Đình.
      *Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q.Bình Thạnh.”

    4. Phan Lê Hạnh says:

      Điều trị đông y thì chắc phải lâu mới khỏi được đấy bạn nhỉ? mà đông y có vẻ giờ được nhiều người chuộng hơn trước

    5. Hoa Mật says:

      Nếu nói về tiến triển so với thuốc tây thì đúng là lâu thật nhưng nó triệt để bạn ạ. Như hồi mình cũng điều trị ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường này thì 3 tháng khỏi. Nhưng nếu để so với địa chỉ đông y khác thì thấy ở đây tốt hơn, trước mình có chữa đông y một lần cũng chữa mấy tháng mà chẳng khỏi được cho

  10. Phong Đại says: Trả lời

    Khoảng tháng nay thỉnh thoảng tự nhiên tôi cũng bị ngứa có nốt nổi lên rồi tự hết, thời tiết thay đổi thì bị nổi nhiều hơn. Đọc có vẻ giống giống với các triệu chứng trong bài viết quá, không rõ là như nào nữa

    1. Nguyên Nên says:

      Đang còn mới như vậy thì tốt nhất đi viên mà khám rồi điều trị đi bạn à. Không để nó chuyển sang mạn tính thì khó chữa lắm đó.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan