Bạn thắc mắc không hiểu sao cứ đến mùa đông là da mình lại hay bị nổi mẩn ngứa, càng gãi càng ngứa, vô cùng khó chịu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa khi trời lạnh đồng thời cung cấp những cách chữa vô cùng đơn giản, đã được hàng nghìn người áp dụng. Cùng tham khảo ngay bên dưới đây.
Hiện tượng mẩn ngứa khi trời lạnh là gì?
Vào mùa đông khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm xuống, Có rất nhiều người gặp phải tình trạng mẩn ngứa khó chịu xuất hiện ở xung quanh cơ thể. Theo các chuyên gia cho biết, triệu chứng này sẽ không gây nguy hiểm, là dấu hiệu của dị ứng thời tiết lạnh, một vấn đề phổ biến về da liễu, đặc biệt là ở các vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như tại Việt Nam.
Khi thời tiết chuyển sang lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng quá mức, gây ra các triệu chứng như mẩn ngứa, đau rát. Một số người có thể gặp phải các triệu chứng nổi mẩn đỏ, xuất hiện các nốt sần và hình dạng khác nhau. Vậy tại sao tình trạng này lại xảy ra? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo đây.
Tại sao trời lạnh bị ngứa tay chân?
Ngoài tiếp xúc với thời tiết lạnh, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra triệu chứng ngứa tay chân, bao gồm:
- Nổi mề đay mãn tính: Nổi mề đay có thể gây mẩn ngứa trong thời tiết lạnh. Tình trạng này được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn cấp tính (từ 24 giờ đến 6 tuần) và giai đoạn mãn tính (trên 6 tuần).
- Cơ địa nhạy cảm: Nếu thay đổi thời tiết, những người có cơ địa nhạy cảm thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa trên da tay, chân hoặc khắp cơ thể.
- Hệ miễn dịch yếu: Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn. Khi tình trạng này xảy ra, hệ miễn dịch thường tiết ra chất histamin, gây ngứa khi thời tiết chuyển lạnh.
- Yếu tố di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ có tiền sử về bệnh nổi mề đay hoặc dị ứng với thời tiết lạnh, con cháu rất có thể cũng gặp phải tình trạng này.
- Một số nguyên nhân khác: Việc sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng hay không phù hợp với da có thể gây dị ứng. Ngoài ra, việc tiêm phòng vacxin cũng có thể dẫn tới hiện tượng này.
Ngứa da khi trời lạnh gây ảnh hưởng gì?
Ngứa da khi trời lạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn đến các nguy cơ và vấn đề khỏe khác, bao gồm:
- Tổn thương da: Việc gãi khi cảm thấy ngứa có thể gây tổn thương da, tạo ra các vết xước, thương tổn, dẫn đến viêm nhiễm hoặc sưng. Các vết thương trên da cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, lâu dần có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
- Tạo thành sẹo: Hành động cào, gãi khi ngứa có thể làm tổn thương da nghiêm trọng, gây các vết chảy máu, khi lành lại có thể thành sẹo. Những vết này có thể kéo dài và làm cho làn da mất thẩm mỹ.
- Tăng nguy cơ nghiêm trọng của bệnh lý khác: Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng viêm da cơ địa, việc mẩn ngứa ở thời tiết lạnh sẽ khiến tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Các vấn đề này có thể kéo dài và gây phiền toái cho bạn trong suốt mùa đông.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Ngứa da có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và giấc ngủ. Dần dần, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Cách khắc phục mẩn ngứa khi trời lạnh
Dưới đây là các biện pháp điều trị mẩn ngứa bị trời lạnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng, cụ thể như sau:
Điều trị mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian
Trong y học dân gian, có rất nhiều loại cây có dược tính cao, mang lại hiệu quả điều trị đối với các bệnh về da.
- Cây đinh lăng: Đinh lăng là một loại lá có chứa dược liệu cao, thường được sử dụng để làm thuốc điều trị các bệnh ngoài da. Trong Đông y, loại lá này có vị hơi ngăm đắng, nhạt, có công dụng dùng để chống dị ứng hiệu quả… Vì vậy bạn có thể dùng lá đinh lăng để ăn trực tiếp hoặc sắc với nước uống điều trị tình trạng mẩn ngứa bên ngoài da.
- Dùng trái mướp đắng: Loại quả này có vị đắng, tính lạnh giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, mướp đắng rất hiệu quả trong việc chữa chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ, mẩn ngứa mỗi khi thời tiết trở lạnh.
- Lá cây đơn đỏ: Loại lá này có tính mát, vị đắng, công dụng giải độc, thanh nhiệt và giảm đau hiệu quả. Nhờ những công dụng này, lá đơn đỏ cũng được sử dụng để điều trị tình trạng mẩn ngứa khi thời tiết thay đổi.
- Dùng cây nhọ nồi để trị ngứa: Đây là loại dược liệu có vị chua ngọt, công dụng chỉ huyết, bổ thận, tiêu nhiệt, dùng để điều trị xuất huyết nội tạng và đặc biệt là làm giảm mẩn ngứa khi dị ứng với thời tiết.
- Lá khế: Trong loại lá này có chứa các hoạt chất như photpho, kẽm, vitamin C, magie, sắt, các chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, lá khế được tận dụng để điều trị mụn nhọt, dị ứng, nổi mề đay hay mẩn ngứa một cách hiệu quả.
Tây y chữa mẩn ngứa
Đối với tình trạng mẩn ngứa dai dẳng, bạn nên sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để trị bệnh. Dưới đây là các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng, cụ thể như sau:
Thuốc bôi
- Thuốc bôi Eumovate: Trong loại thuốc này có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0,05% là một chất kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid. Khi sử dụng, có thể đẩy lùi được các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngứa trên da. Phù hợp điều trị mẩn ngứa đổi thời tiết, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,….
- Thuốc bôi Pimecrolimus: Khi kiên trì sử dụng. có thể loại bỏ được mẩn đỏ trên da, giảm ngứa và tình trạng khó chịu. Cơ chế hoạt động của thuốc đó là ức chế miễn dịch để giảm bớt những phản ứng dị ứng do cơ thể tạo ra để đối phó với những tác nhân lạ xâm nhập.
- Thuốc bôi Benadryl: Đây là một trong những loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, thuộc nhóm các thuốc kháng Histamin giúp hạn chế các phản ứng dị ứng do viêm da gây nên. Khi sử dụng, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy và đau rát trên da được thuyên giảm nhanh chóng.
Thuốc uống
- Thuốc Dexchlorpheniramine: Đây là loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng dị ứng. Đẩy lùi tình trạng phát ban, ngứa ngáy khó chịu và các dấu hiệu dị ứng như ho, hắt hơi và sổ mũi.
- Thuốc Clorpheniramin: Clorpheniramin là một loại thuốc khá quen thuộc, thường được điều trị đối với các bệnh lý như viêm da, mẩn đỏ, ngứa ngày và một số bệnh lý dị ứng khác như viêm mũi, viêm da tiếp xúc hay viêm kết mạc.
- Thuốc Fexofenadine: Không chỉ có công dụng điều trị các bệnh mẩn ngứa khi trời lạnh mà tình trạng mề đay, viêm da cũng thuyên giảm nhanh chóng khi sử dụng sản phẩm này. Thuốc Fexofenadine sẽ ngăn chặn một chất tự nhiên nhất định (histamine) mà cơ thể bạn tạo ra trong phản ứng dị ứng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Tình trạng ngứa da đa phần có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu là trường hợp nặng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan, đối với những tình trạng ngứa dai dẳng, không thuyên giảm sau khi đã áp dụng những phương pháp trên. Cụ thể, khi gặp các triệu chứng dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị:
- Tim đập nhanh: Nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh và không thể kiểm soát được, có thể là một dấu hiệu của phản ứng nghiêm trọng.
- Khó thở: Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng hoặc viêm phế quản.
- Cổ họng và lưỡi sưng: Sưng to của cổ họng và lưỡi có thể gây khó thở và là một dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Huyết áp giảm: Sự giảm huyết áp có thể là một biểu hiện của sốc phản vệ và yêu cầu sự can thiệp y tế để khắc phục kịp thời.
- Sốc phản vệ: Nếu bạn có các triệu chứng như da phát ban, ngứa, chóng mặt, hoặc cảm giác khó chịu nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu của một phản ứng phản vệ nghiêm trọng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Ngất xỉu: Khi người bệnh bị mất ý thức hoặc ngất xỉu là dấu hiệu của một phản ứng phản vệ nghiêm trọng, cần được bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Biện pháp phòng ngừa ngứa da tay và chân trong mùa lạnh
Để ngăn chặn và giảm triệu chứng ngứa da tay và chân trong mùa lạnh, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Bổ sung dinh dưỡng: Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại rau xanh có màu đậm và rau củ quả chứa nhiều vitamin như cà rốt, cam, dứa, vì chúng sẽ cung cấp dưỡng chất quan trọng cho da.Ngoài ra, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các vi khuẩn gây hại.
- Vệ sinh da: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa đông. Sử dụng nước ấm và sản phẩm sữa tắm phù hợp với da để tránh kích ứng. Giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Dưỡng ẩm da: Sau khi tắm xong. bạn nên kết hợp sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để da không bị quá khô, bong tróc, đặc biệt là trong môi trường khô hanh và lạnh.
- Giữ ấm tay và chân: Khi thời tiết trở lạnh, bạn cần giữ ấm cho các vùng như đầu và tai vì đây là nơi dễ bị co thắt mạch máu khi tiếp xúc với lạnh, gây ra ngứa da tay và chân.
- Tập thể dục đều đặn: Thể dục và thể thao đều đặn giúp cải thiện lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho da, giảm nguy cơ ngứa da. Hãy hạn chế hoặc từ bỏ việc hút thuốc, vì nicotine có thể làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu đến da.
- Biện pháp phòng ngừa khác: Tránh mặc quần áo quá chật để không gây kích ứng da. Sử dụng mỹ phẩm dưỡng ẩm và tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Trên đây là các thông tin về tình trạng mẩn ngứa khi trời lạnh, cũng như cách khắc phục hiệu quả dành cho người bệnh. Lưu ý rằng, nếu khi áp dụng cách cách chữa ở nhà không hiệu quả, bạn nên đến các phòng khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích được cho bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!