Những bệnh nhân có bệnh lý ở cả đường tiêu hóa trên và dưới có thể được chỉ định nội soi dạ dày đại tràng cùng lúc. Tuy nhiên biện pháp kết hợp này có an toàn không và chi phí như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp quý độc giả giải đáp những băn khoăn phổ biến khi phải thực hiện cùng lúc 2 thủ thuật nội soi đường tiêu hóa này.
Nội soi dạ dày đại tràng là gì?
Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên. Nội soi được thực hiện bằng cách sử dụng một ống nội soi mềm có gắn thiết bị camera siêu nhỏ đưa vào cơ thể qua đường miệng (hoặc mũi) đi qua thực quản, dạ dày và tá tràng (đoạn đầu của ruột non) để ghi lại những hình ảnh bên trong các cơ quan tiêu hóa này. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh và thực hiện các thủ thuật can thiệp trong trường hợp cần thiết.
Nội soi đại tràng có bản chất tương tự như nội soi dạ dày, chỉ khác về vị trí khảo sát. Nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách luồn ống nội soi qua đường hậu môn, đi từ trực tràng đến đại tràng, manh tràng (đoạn tiếp xúc với ruột non) để ghi lại hình ảnh giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới.
Nội soi dạ dày và đại tràng có thể được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo hoặc đã được gây mê. Hai phương pháp này đều được đánh giá là có độ an toàn cao, ít gây ra tai biến cho người bệnh.
Có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?
Có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc hay không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu được chỉ định nội soi dạ dày đại tràng cùng lúc, người bệnh không cần quá lo lắng vì việc thực hiện kết hợp 2 thủ thuật này không hề làm tăng nguy cơ tai biến mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
- Tiết kiệm thời gian: khi kết hợp nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới, công tác chuẩn bị và gây mê chỉ cần thực hiện 1 lần, vì vậy mà bệnh nhân sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian (khoảng 15-20 phút) so với việc thực hiện nội soi đơn lẻ.
- Tiết kiệm chi phí: đa số các bệnh viện có các gói dịch vụ ưu đãi áp dụng cho nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc, vì vậy mà người bệnh cũng tiết kiệm được kha khá chi phí so với việc thực hiện 2 phương pháp này độc lập.
- Giảm cảm giác khó chịu: nội soi cùng lúc ở dạ dày và đại tràng giúp bệnh nhân chỉ phải trải qua cảm giác khó chịu trong và sau khi nội soi một thay vì 2 lần.
Thực hiện nội soi đòi hỏi quá trình chuẩn bị và chăm sóc sau nội soi, đồng thời thường gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật. Kết hợp nội soi dạ dày và đại tràng 2 trong một là cách giúp bệnh nhân chỉ phải trải qua những quá trình này duy nhất một lần.
Chính vì những lợi ích trên, bệnh nhân mắc hoặc nghi mắc các bệnh lý ở cả đường tiêu hóa trên và dưới nên thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc.
Khám nội soi dạ dày đại tràng ở đâu tốt?
Khi cần nội soi tiêu hóa, việc tìm kiếm một cơ sở y tế uy tín là rất quan trọng. Mặc dù đây là thủ thuật được áp dụng rộng rãi nhưng không phải bệnh viện/phòng khám nào cũng có khả năng thực hiện, đặc biệt là với phương pháp nội soi gây mê. Lựa chọn một địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người bệnh:
- Được nội soi bằng trang thiết bị máy nội soi hiện đại, đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Nội soi được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, thao tác nội soi nhanh chóng và chính xác, đảm bảo độ an toàn cao và hình ảnh nội soi rõ ràng, sắc nét.
- Sử dụng dịch vụ nội soi với mức giá hợp lý, được niêm yết rõ ràng.
Một số địa chỉ nội soi dạ dày đại tràng uy tín tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:
Tại Hà Nội:
- Bệnh viện Bạch Mai: số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện Việt Đức: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: số 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh Viện Thu Cúc: số 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.
Tại TP.HCM:
- Bệnh viện Đại học Y dược: số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5,TP.HCM.
- Bệnh viện Nhân dân 115: số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM.
- Bệnh viện FV: số 6 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, quận 7, TP.HCM.
- Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh: số 781/B1-B3-B5 hẻm 781 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TP.HCM.
Quy trình nội soi dạ dày tá tràng
Nội soi dạ dày tá tràng là một thủ thuật chẩn đoán quan trọng trong gastroenterology (tiêu hóa), giúp bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, tá tràng để phát hiện các tổn thương và bất thường. Quy trình nội soi thường được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị trước nội soi:
- Bệnh nhân cần nhịn ăn và uống trong vòng 6-8 giờ trước thủ thuật để đảm bảo dạ dày trống rỗng, tạo điều kiện cho việc quan sát.
- Bệnh nhân được thông báo về quy trình nội soi, lợi ích, nguy cơ tiềm ẩn, và cần ký giấy đồng ý thực hiện thủ thuật.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc (ví dụ: thuốc chống đông máu) trước khi nội soi.
Gây tê/gây mê (nếu cần):
- Nội soi NDDT thường được thực hiện với gây tê tại chỗ bằng thuốc xịt hoặc dung dịch súc miệng để giảm thiểu khó chịu.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân hoặc an thần nhẹ để giúp họ thư giãn và giảm lo lắng.
Tiến hành nội soi:
- Bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, được đặt một dụng cụ bảo vệ miệng để tránh tổn thương răng và môi.
- Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi (một ống mềm, nhỏ, có gắn camera) qua miệng, thực quản, xuống dạ dày và tá tràng.
- Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh niêm mạc trên màn hình và có thể thực hiện các thao tác khác như sinh thiết (lấy mẫu mô), cầm máu, cắt polyp, hoặc nong hẹp (nếu cần).
Sau nội soi:
- Sau khi nội soi hoàn tất, bệnh nhân cần được theo dõi trong khoảng 30 phút đến 1 giờ để đảm bảo không có biến chứng.
- Nếu được gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khi hết tê.
- Nếu được gây mê, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao hơn và có thể cần nghỉ ngơi thêm.
- Bác sĩ sẽ giải thích kết quả nội soi và tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
Chăm sóc người bệnh sau khi nội soi
Theo dõi tại bệnh viện:
- Sau khi nội soi, người bệnh được chuyển đến phòng hồi sức và theo dõi trong vòng 30 phút đến 1 giờ.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng ý thức.
- Kiểm tra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở.
- Nếu có bất thường, nhân viên y tế sẽ can thiệp kịp thời.
Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh hoạt động mạnh trong vòng 24 giờ sau nội soi.
- Có thể tắm rửa bình thường, nhưng tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Không lái xe hoặc vận hành máy móc trong vòng 24 giờ sau nội soi (đặc biệt nếu được gây mê).
- Tuân thủ lịch tái khám theo hẹn của bác sĩ để đánh giá kết quả và tiếp tục điều trị (nếu cần).
Chế độ ăn uống:
- Sau khi nội soi, nếu không có biến chứng, người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khi hết cảm giác tê tại họng (nếu có).
- Nên bắt đầu bằng những thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa.
- Tăng dần lượng thức ăn và độ đặc theo khả năng dung nạp của người bệnh.
- Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas và chất kích thích như rượu, bia, cà phê trong ít nhất 24 giờ sau nội soi.
- Uống đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tránh mất nước.
Theo dõi triệu chứng bất thường:
- Nếu người bệnh gặp các triệu chứng như sốt cao, đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, khó thở, hoặc các dấu hiệu bất thường khác, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
- Báo cáo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng để được hướng dẫn cụ thể.
Nếu sau nội soi, bệnh nhân gặp phải tình trạng đau bụng âm ỉ, buồn nôn kéo dài 2-3 ngày không dứt hoặc những dấu hiệu biến chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, đi ngoài phân đen… cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Chi phí nội soi tiêu hóa
Chi phí nội soi dạ dày đại tràng có sự chênh lệch đáng kể giữa các cơ sở y tế tùy thuộc vào trang thiết bị máy móc và chất lượng phục vụ bệnh nhân. Dưới đây là bảng giá nội soi tham khảo ở một số địa chỉ uy tín nhất hiện nay. Mức phí nội soi dạ dày đại tràng cùng lúc thường ưu đãi hơn so với giá nội soi riêng lẻ cộng lại.
Bệnh viện Bạch Mai:
- Nội soi dạ dày không gây mê: 250.000 – 670.000 đồng/lần.
- Nội soi dạ dày gây mê: 1.000.000 – 1.200.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng không gây mê: 400.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng gây mê: 1.500.000 đồng/lần.
Bệnh viện Việt Đức:
- Nội soi dạ dày không gây mê: 250.000 – 600.000 đồng/lần.
- Nội soi dạ dày gây mê: 1.200.000 – 1.300.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng không gây mê: 400.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng gây mê: 1.500.000 đồng/lần.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
- Nội soi dạ dày không gây mê: 800.000 – 1.000.000 đồng/lần.
- Nội soi dạ dày có gây mê: 1.500.000 – 1.600.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng không gây mê: 1.000.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng gây mê: 2.000.000 đồng/lần.
Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh:
- Nội soi dạ dày không gây mê: 900.000 đồng/lần.
- Nội soi dạ dày có gây mê: 1.800.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng không gây mê: 900.000 đồng/lần.
- Nội soi gây mê: 2.800.000 đồng/lần.
Bệnh viện Chợ Rẫy:
- Nội soi dạ dày không gây mê: 500.000 đồng/lần.
- Nội soi dạ dày có gây mê: 1.900.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng không gây mê: 400.000 – 600.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng gây mê: 1.500.000 – 2.200.000 đồng/lần.
Bệnh viện nhân dân 115:
- Nội soi dạ dày không gây mê: 250.000 – 400.000 đồng/lần.
- Nội soi dạ dày có gây mê: 1.500.000 – 2.000.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng không gây mê: 400.000 đồng/lần.
- Nội soi đại tràng gây mê: 1.500.000 đồng/lần.
Nội soi dạ dày đại tràng cùng lúc là phương pháp an toàn, giúp bệnh nhân tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên được thực hiện trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên có tâm lý tiện thể làm luôn vì nếu không nghi nhiễm bệnh lý ở cả 2 vị trí này thì nội soi cùng lúc lại không tốt cho sức khỏe và gây tốn kém không cần thiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!