Ợ chua buồn nôn là hiện tượng sinh lý phổ biến, tuy nhiên đây cũng là triệu chứng thường gặp ở một số bệnh ký tiêu hoá như viêm dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày… Trường hợp người bệnh chủ quan, tình trạng bệnh kéo dài vẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng này cũng như cách điều trị giúp người bệnh nắm rõ thông tin chi tiết nhất.
Ợ chua buồn nôn là bệnh gì?
Tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn thật chất không phải là một bệnh là là một hiện tượng bệnh lý gồm hai phản xạ của cơ thể, trong đó:
- Ợ chua là hiện tượng các chất mang axit trong dạ dày được trào ngược lên khoang miệng.
- Buồn nôn là phản ứng của cơ thể đẩy toàn bộ dịch chứa trọng dạ dày ra bên ngoài miệng. Buồn nôn sẽ xuất hiện khi các đầu mút dây thần kinh ở niêm mạc thực quản hoặc niêm mạc dạ dày bị kích thích. Hiện tượng nôn sẽ xảy ra khi dạ dày bị tổn thương.
Hiện tượng ợ chua kèm tình trạng buồn nôn có thể là hiện tượng sinh lý khi người bệnh mang thải, căng thẳng kéo dài,… Tuy nhiên, tình trạng kéo dài cũng là triệu chứng là triệu chứng điển hình ở các bệnh nguy hiểm của dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày….
Nguyên nhân gây ợ chua và buồn nôn ở người bệnh
Theo chuyên gia khuyến cáo, tình trạng ợ chua kèm theo nôn và buồn nôn là do một số nguyên nhân như:
- Do ăn các thực phẩm ôi thiu: Thức ăn ôi thiu tồn tại trong dạ dày thường lên men và sinh ra khí độc. Từ đó, bạn sẽ gặp các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, …
- Do nhịn ăn sáng: Khi bạn bỏ bữa ăn sáng, axit trọng dạ dày tiết ra để tiêu hoá thức ăn sẽ trở nên dư thừa và gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày gây ra ợ chua, nôn hay buồn nôn và một số triệu chứng đi kèm.
- Do căng thẳng, stress: Trạng thái lo âu, stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ chua buồn nôn. Bởi nếu bạn bị stress thì hệ tiêu hoá của bạn hoạt động chậm, khiến cơ thắt dạ dày hoạt động kém hiệu quả.
- Buồn nôn ợ chua khi mang thai: Buồn nôn ợ chua là hiện tượng thường thấy nhất ở phụ nữ ở khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Hiện tượng ợ buồn nôn khi mang thai còn có tên gọi khác là “ốm nghén”. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này ở phụ nữ mang bầu là do: nội tiết tố thay đổi, ăn uống không khoa học, hay căng thẳng kéo dài,…
Ngoài ra đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa như:
- Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày là bệnh lý khiến hang vị ở phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương, trầy xước. Vì thế, khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh thường gặp các triệu chứng như ợ chua, nôn, đau bụng…
- Xuất huyết dạ dày: Khi bị xuất huyết dạ dày, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như: chảy máu ở niêm mạc dạ dày, đau dạ dày, máu xuất hiện trong phân hay chất nôn
Triệu chứng sớm của ung thư dạ dày: Là một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư dạ dày. Trong giai đoạn này, ngoài trường hợp ợ chua buồn nôn, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như ợ hơi liên tục hoặc đau dạ dày.
Ợ chua buồn nôn có nguy hiểm hay không?
Nếu bị ợ chua kèm theo hiện tượng buồn nôn do các tác nhân sinh lý gây ra thì không nguy hiểm. Chỉ cần bạn ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ thì bệnh tình sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu là do bệnh lý gây ra thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế gấp để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh:
- Hẹp hang vị dạ dày: dày bị tổn thương, nhiễm khuẩn gây khó chịu cho người bệnh.
- Ung thư dạ dày: Biến chứng nguy hiểm nhất mà không bệnh nhân nào muốn gặp phải. Quá trình điều trị ung thư rất tốn kém (về thời gian lẫn tiền bạc). Hơn nữa, nguy cơ tử vong rất cao.
- Xuất huyết dạ dày: Gây chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến người bệnh gặp những cơn đau khó chịu. Nếu bệnh tình nặng có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu và nguy hiểm đến tính mạng.
- Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng ợ chua và buồn nôn. Khi gặp biến chứng này, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau thượng vị như dao đâm và bụng cứng như gỗ. Nếu vết thủng rộng ra và động vào mạch máu, làm mất máu, có thể gây sốc và tử vong.
Ợ hơi buồn nôn phải làm sao? – Khuyến cáo chuyên gia
Theo chuyên gia khuyến cáo, điều trị ợ hơi buồn nôn do nguyên nhân sinh lý gây ra rất dễ. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn điều trị do bệnh lý gây ra thì cần phải đến bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hợp lý. Một số cách điều trị sử dụng phổ biến như:
Chữa ợ chua và buồn nôn bằng thuốc Tây
Nếu bạn muốn điều trị dứt cơn ợ chua, bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn các loại thuốc sau:
- Thuốc trung hòa Acid: Alka – Seltzer, Mylanta…
- Thuốc kháng sinh Histamin H2: Tagamet, Zantac, Pepcid…
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Rabeprazole….
Lưu ý: Những loại thuốc được giới thiệu trên đây tuy là thuốc kê toa. Tuy nhiên, nó có thể tương tác với những thuốc khác gây nguy hiểm hoặc không được chỉ định dành những người bị mẫn cảm với thành phần thuốc. Do đó, khi sử dụng nên hỏi rõ ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, phụ nữ có thai thì phải được bác sĩ đồng ý kê đơn thì mới được sử dụng.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Ăn uống và sinh hoạt khoa học là cách dễ dàng nhất để tình trạng này ngày càng thuyên giảm.
- Không nên bỏ bữa sáng và nên chia nhỏ các bữa thức ăn: Bỏ bữa sáng sẽ khiến axit trọng dạ dày bị dư thừa làm tình trạng đầy hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn sẽ càng nặng thêm. Vì thế, nên ăn sáng đầy đủ và nên chia nhỏ bữa ăn để dạ dày tiêu hoá tốt, khỏe mạnh.
- Hạn chế ăn các đồ chiên xào dầu mỡ hay uống các loại nước có ga: Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn được chế biến theo kiểu hấp, luộc và uống trà thảo mộc để tốt cho dạ dày.
- Thực hiện massage bụng: Đây là cách có tác dụng kích thích tiêu hoá và ổn định hoạt động của dạ dày. Khi massage bụng, bạn nên massage theo kiểu vòng tròn và thực hiện trước bữa ăn.
Mẹo dân gian cải thiện ợ hơi buồn nôn hiệu quả
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn nên sử dụng thêm một số thực phẩm thiên nhiên tốt cho quá trình tiêu hoá, giảm triệu chứng bệnh
- Cải thiện ợ hơi buồn nôn bằng trà gừng: Gừng là loại thực phẩm rất tốt cho việc tiêu hoá. Với tính kháng khuẩn và kháng viêm nhẹ, gừng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và cải thiện triệu chứng ợ hơi ở người bệnh. Bạn nên uống trà gừng khi còn ấm và uống từ 2 đến 3 lần trong ngày.
- Tinh dầu tỏi: Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất tính kháng viêm nhẹ giúp cải thiện tình trạng buồn nôn và hiện tượng ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra. Hơn nữa, tỏi còn giúp tăng cường tiêu hoá chữa đầy hơi và khó tiêu ở người bệnh. Khi sử dụng tỏi bạn nên sử dụng tinh dầu thay vì ăn sống để có hiệu quả tốt nhất.
Ợ chua buồn nôn có phải là bệnh nguy hiểm hay không thì còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu là do nguyên nhân sinh lý thì chỉ cần thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt là được. Tuy nhiên, nếu do nguyên nhân bệnh lý thì cần đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!