Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa là bệnh lý thường xuất hiện, nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như có được phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp sớm, chuẩn xác. Do đó, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được lên phương án chữa bệnh tốt, hiệu quả và an toàn.

Khái niệm viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp là giai đoạn đầu của bệnh. Biểu hiện lúc này là trong tai giữa xuất hiện nhiều dịch mủ, kèm theo đau, sốt, màng nhĩ sưng phồng, phần niêm mạc bị viêm cấp.

Thế nào là viêm tai giữa cấp
Thế nào là viêm tai giữa cấp

Vị trí tai giữa và xương chũm trong tai có chứa rất nhiều mạch máu, gần với não nên không thể chủ quan trong việc điều trị viêm tai giữa cấp tính.

Có 3 dạng viêm tai giữa cấp tính:

  • Viêm tai giữa cấp tính xung huyết.
  • Viêm tai giữa cấp tính xuất hiện dịch tiết.
  • Viêm tai giữa cấp tính có mủ.

Để biết mình đang bị viêm tai giữa ở mức độ viêm nào, các bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và tùy vào từng thể bệnh mà có hướng điều trị phù hợp.

Chẩn đoán viêm tai giữa cấp tính

Để xác định chính xác mức độ bệnh nhằm đưa ra phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành như sau:

Thăm hỏi người bệnh

Bác sĩ sẽ thăm hỏi để tìm ra những triệu chứng của bệnh. Lúc này, người bệnh cần nêu rõ các biểu hiện mà bản thân tự cảm nhận được. Thông thường các triệu chứng, đặc điểm khi bị viêm tai giữa cấp sẽ là:

  • Những triệu chứng phổ biến hay gặp: Người bệnh sẽ có cảm giác đau tai, 1 hoặc cả 2 bên tai đều bị chảy dịch. Trong khi đó, với những trẻ nhũ nhi biểu hiện sẽ là dụi tai, bứt rứt tai, quấy khóc.
  • Những triệu chứng ít xảy ra như thính lực bị suy giảm, cảm giác đầy tai.
  • Trong trường hợp, viêm tai giữa cấp chuyển sang biến chứng sẽ xuất hiện các biểu hiện như: ù tai, chóng mặt, động mắt, quanh tai bị sưng, liệt mặt.
  • Một số người còn xuất hiện triệu chứng toàn thân là đau đầu, ngủ không ngon, kích thích, tiêu chảy, non ói, chán ăn, sốt.
  • Trong một số trường hợp, người bị viêm tai giữa cấp còn có tiền sử trước đó là đang hoặc vừa nhiễm trùng hô hấp.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ nội soi tai để kiểm tra tình trạng của bệnh nhằm xác định dấu hiệu của bệnh cụ thể:

  • Nếu bị viêm tai giữa thông thường sẽ có dấu hiệu điển hình là:Sung huyết, màng nhĩ đỏ, màng nhĩ co lõm hoặc căng phồng.
  • Nếu trường hợp viêm tai giữa bị ứ dịch sẽ có các triệu chứng: Màng nhĩ giảm di động, phía sau màng nhĩ có thể xuất hiện dịch hoặc mủ, màng nhĩ đục hơn. Có thể chảy dịch tai với lượng mủ loãng hoặc đặc, thậm chí là kèm theo máu.
  • Để xác định có biến chứng khác hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn thân. Đặc biệt, việc khám này rất cần thiết đối với nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng người mắc bệnh viêm tai giữa
Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng người mắc bệnh viêm tai giữa

Kiểm tra cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, sinh hóa máu,..
  • Trích rạch lấy mủ để nuôi cấy tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
  • Trong trường hợp nghi có biến chứng ảnh hưởng đến não, người bệnh sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính não bộ.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp từ bác sĩ

Khi đã tìm ra nguyên nhân và mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp cho từng đối tượng người bệnh.

Nguyên tắc điều trị

  • Giảm đau, hạ sốt.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt hại khuẩn.
  • Cải thiện các triệu chứng đi kèm.
  • Phát hiện và xử lý nếu bệnh có biến chứng.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp bằng thuốc

Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp cho từng phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp. Thường sẽ là các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm

Ibuprofen hoặc acetaminophen.

Lidocain nhỏ tai đối với trẻ > 2 tuổi và không thủng nhĩ.

  • Thuốc kháng sinh

Lý tưởng nhất là điều trị dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy từ mủ tai của người bệnh. Nếu không thì thông thường phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp sẽ theo liệu trình như sau:

Trường hợp người bệnh không dị ứng với Penicillin

Phác đồ I:

Amoxicillin (hoặc Amoxicillin + clavulanic acid): 80 – 90 mg/ kg/ ngày x 2 lần/ ngày.

Amoxicillin - thuốc điều trị viêm tai giữa
Amoxicillin – thuốc điều trị viêm tai giữa

Thời gian: 10 ngày (trẻ  < 2 tuổi), 5 – 7 ngày (trẻ  > 2 tuổi).

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp II:

Nếu thất bại với phác đồ I sau 3 ngày điều trị, thì người bệnh sẽ được chuyển sang sử dụng các kháng sinh:

  • Cefdinir: 14 mg /kg/ ngày x 1 – 2 lần/ ngày (tối đa 600mg/ ngày) 
  • Cefpodoxime: 10 mg/ kg/ ngày x 2 lần/ ngày (tối đa 400mg/ ngày) 
  • Cefuroxime: 30 mg/ kg/ ngày x 2 lần/ ngày (tối đa 1g/ ngày) 

Thời gian: 10 ngày.

Phác đồ III:

Ceftriaxone được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc người bệnh không đáp ứng với hai phác đồ trên: 50mg/ kg/ ngày × 1 lần/ ngày (tối đa 1g/ ngày)

Thời gian: 3 ngày.

Nếu người bệnh dị ứng với penicillin

Nếu dị ứng với penicillin thì các loại thuốc sẽ được sử dụng thay thế, đó là:

  • Azithromycin: 

Ngày đầu: 10 mg/ kg/ ngày (tối đa 500mg/ ngày)

Azithromycin dùng để điều trị viêm tai giữa cấp nếu người bệnh dị ứng với penicillin
Azithromycin dùng để điều trị viêm tai giữa cấp nếu người bệnh dị ứng với penicillin

Ngày 2 – 5: 5mg/ kg/ ngày (tối đa 250 mg/ ngày).

  • Clarithromycin: 15mg/ kg/ ngày x 2 lần/ ngày (tối đa 1g/ ngày).

Nếu thất bại với Azithromycin thì sử dụng đến nhóm Quinolon:

  • Ciprofloxacin: 20 – 30 mg/ kg/ ngày.
  • Levofloxacin: 10 – 20 mg /kg/ ngày.
  • Clindamycin: 25 – 30 mg/ kg/ ngày.

Đối với biến chứng thủng màng nhĩ

  • Bệnh nhân cần nhập viện để điều trị nội khoa trước khi tiến hành phẫu thuật vá nhĩ.
  • Trước và sau khi phẫu thuật cho đến khi ra viện, người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hướng dẫn chăm sóc người bị viêm tai giữa cấp tại nhà

Người bệnh ngoài tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp của bác sĩ thì cần thực hiện chăm sóc sức khỏe tại nhà đúng cách để hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt kết quả nhanh. Cụ thể như sau:

  • Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn để lấy ráy tai. Chỉ nên dùng tăm bông làm sạch vùng tai bên ngoài, không thọc sâu vào bên trong để tránh làm tổn thương màng nhĩ.
  • Khi tắm gội nên sử dụng dụng cụ bịt tai để tránh nước vào tai. Nếu không may để nước vào tai cần nhanh chóng xử lý đúng cách.
  • Chú ý vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ hàng ngày. Bởi tai – mũi – họng là những cơ quan thông với nhau nên cần giữ vệ sinh 3 cơ quan này để tránh viêm tai làm lây bệnh sang cả mũi và họng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Uống ít nhất 2 lít nước để thanh lọc, giải độc và làm mềm niêm mạc.
  • Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sự dẻo dai, sức khỏe của cơ bắp, cơ thể. Từ đó, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Phòng tránh viêm tai giữa cấp tính

Để hạn chế khả năng bị viêm tai giữa thì trong cuộc sống hàng ngày bạn cần:

  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý vô trùng. Tuy nhiên, cần vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vệ sinh mũi đúng cách để phòng ngừa viêm tai giữa
Vệ sinh mũi đúng cách để phòng ngừa viêm tai giữa
  • Rèn luyện sức khỏe bằng tập luyện thể thao. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe. Đây là cách tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại cá… để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng tốt hơn.
  • Hạn chế các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như các món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, muối. Đồng thời, những đồ uống gây hại như rượu bia, cà phê, nước ngọt… cũng cần tránh.
  • Tiêm phòng các mũi tiêm cần thiết để tránh các bệnh về đường hô hấp: tiêm phòng cúm, tiêm phòng phế cầu, Hib,…
  • Điều trị triệt để các bệnh: cảm cúm, viêm mũi họng dị ứng, sởi,… Bởi những căn bệnh này nếu không điều trị sớm, kịp thời, rất dễ gây ra bệnh về tai, đặc biệt là viêm tai giữa.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp tính trên đây chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn có cái nhìn bao quát về tình trạng bệnh lý của mình để tìm hướng xử lý. Khi bị viêm tai giữa tốt nhất là bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
la-bach-dan-chua-viem-xoang
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
cat-amidan-bang-laser
viem xoang cap mu
tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho
alpha-choay-viem-hong
viem-tai-giua-co-an-duoc-thit-ga-khong
phan-hoi-nguoi-benh-dung-bai-thuoc-tai-mui-hong-do-minh-duong