Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa mãn tính là tình trạng nhiễm trùng kéo dài trong tai giữa. Thông thường, nếu được điều trị theo đúng phác đồ thuốc của bác sĩ, bệnh sẽ khỏi. Tuy vậy có những trường hợp, chúng ta buộc phải phẫu thuật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính.

Khi nào nên phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính?

Viêm tai giữa mãn tính được chia thành hai dạng phổ biến đó là: Viêm tai giữa mủ mãn tính và viêm tai giữa có Cholesteatoma. Khi gặp những trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính:

  • Chảy dịch tai kéo dài (trên 6 tuần) dù đã được điều trị nội khoa đầy đủ: Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm tai giữa đều có thể được trị dứt điểm. Do đó nếu thấy sau 6 tuần mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật, tránh để tình trạng bệnh kéo dài, trầm trọng hơn.
  • Viêm tai giữa mãn tính có Cholesteatoma: Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân. Cholesteatoma có thể ăn mòn tai và gây những biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, viêm mê nhĩ, liệt mặt,… 
  • Có dấu hiệu của viêm xương chũm mạn tính: Cũng tương tự như viêm tai giữa mãn tính có Cholesteatoma, viêm xương chũm mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong nội sọ. Có thể kể đến như làm liệt mặt, áp xe quanh họng, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm các xương xung quanh hộp sọ,… Do đó nếu xuất hiện dấu hiệu của viêm xương chũm mạn tính, người bệnh cần phẫu thuật sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Nghe kém dẫn truyền: Tình trạng viêm tai giữa mạn tính kéo dài có thể ảnh hưởng đến thính lực của bệnh nhân. Để ngăn chặn nguy cơ mất hẳn chức năng nghe, người bệnh cần được phẫu thuật kịp thời.
  • Người bệnh thường xuyên bị tái phát bệnh viêm tai giữa: Nếu người bệnh mắc chứng viêm tai giữa nhiều lần và các phương pháp điều trị bảo tồn không còn hiệu quả. Lúc này, phẫu thuật sẽ là phương pháp giúp bạn chữa dứt điểm bệnh viêm tai giữa mạn tính.
Khi dịch chảy kéo dài thì nên phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính
Khi dịch chảy kéo dài thì nên phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính

Các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính thường được áp dụng

Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp mổ khác nhau. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất thường được áp dụng trong phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính:

Phẫu thuật mở thượng nhĩ: Thường được áp dụng với những bệnh nhân mắc viêm tai giữa mãn tính, có cholesteatoma chưa lan sâu vào sào bào và túi co kéo.

Mở thượng nhĩ và sào bào: Thường được chỉ định đối với bệnh nhân mắc viêm tai giữa mãn tính khu trú ở sào bào thượng nhĩ.

Phương pháp phẫu thuật xương chũm (Mastoidectomy) bao gồm:

  • Phẫu thuật xương chũm đơn thuần (tên chuyên ngành là Cortical Mastoidectomy). Phương pháp này lấy bỏ phần ngoài của xương chũm và làm sạch các tế bào trong xoang chũm, từ đó mở rộng sào bào, sào đạo.
  • Phẫu thuật xương chũm không hạ tường dây VII hay còn có tên chuyên ngành là Canal wall up mastoidectomy. Đây là phẫu thuật lấy bỏ các tế bào chũm, giữ thành sau ống tai và tiếp cận tai giữa qua ngách mặt. Đồng thời làm sạch bệnh tích, đặc biệt là cholesteatoma. Phương pháp này giữ nguyên cấu trúc thành ống tai nhằm ngăn cản những biến chứng tiềm tàng có thể xuất hiện do phẫu thuật

Phẫu thuật vá màng nhĩ : Sử dụng các vật liệu tự thân như sụn bình tai, cơ thái dương, sụn vành tai để vá màng nhĩ. 

Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Tiến hành mở thượng nhĩ – sào bào trước để bỏ cholesteatoma và xương viêm. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tái tạo hệ thống dẫn truyền xương con kèm lấp hố mổ chũm.

Quy trình phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính là phương pháp điều trị thường được chỉ định trong trường hợp biện pháp nội khoa không hiệu quả hoặc khi bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể và mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật phù hợp.

Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Thăm khám và đánh giá: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng bệnh, xem xét các chỉ định và chống chỉ định của phẫu thuật.
  • Xét nghiệm: Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, thận, xét nghiệm đông máu, chụp X-quang, CT scan hoặc MRI vùng tai để đánh giá tổn thương.
  • Tư vấn và giải thích: Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về quy trình phẫu thuật, những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra, cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật.
  • Nhịn ăn uống: Người bệnh cần nhịn ăn uống trước phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Quá trình phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao
Quá trình phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao

Các bước tiến hành phẫu thuật

Tùy thuộc vào loại phẫu thuật được chỉ định, các bước tiến hành sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, quá trình phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính thường bao gồm các bước sau:

Gây mê: Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ.

Tiếp cận tai giữa: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ phía sau tai hoặc qua ống tai để tiếp cận tai giữa.

Xử lý tổn thương: Bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác xử lý tổn thương như:

  • Vá màng nhĩ: Nếu màng nhĩ bị thủng, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu ghép để vá lại.
  • Nạo hòm nhĩ: Loại bỏ các mô viêm, polyp, u nhầy trong hòm nhĩ.
  • Cắt bỏ xương chũm: Loại bỏ các tế bào viêm, tổ chức xơ hoặc khối u trong xương chũm.
  • Tái tạo chuỗi xương con: Nếu chuỗi xương con bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo để cải thiện thính lực.

Đóng vết mổ: Sau khi hoàn tất các thao tác xử lý tổn thương, bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tiêu.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Những điều nên làm:

  • Theo dõi tại bệnh viện: Người bệnh sẽ được theo dõi tại bệnh viện trong một khoảng thời gian để đảm bảo không có biến chứng xảy ra.
  • Thay băng và vệ sinh vết mổ: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách thay băng và vệ sinh vết mổ tại nhà.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Kiêng nước và hạn chế hoạt động mạnh: Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần kiêng nước và hạn chế hoạt động mạnh để vết mổ nhanh lành.
  • Tái khám định kỳ: Người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng hồi phục và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.

Những điều cần tránh:

  • Không được để nước dính vào tai, kể cả nước sạch.
  • Không sử dụng dung dịch nhỏ tai mà chưa được bác sĩ đồng ý.
  • Không tự ý ngoáy tai, tháo băng tai hay bông gạc mà chưa được bác sĩ cho phép.
  • Không nên nhịn hoặc bịt mũi, miệng khi hắt hơi, ho, điều này có thể gây hại cho tai khi vừa được phẫu thuật.
  • Hạn chế đi máy bay hoặc di chuyển đến những nơi có độ cao, độ sâu lớn, gây áp lực cho tai.
  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân viêm tai giữa mãn tính có thể mất thăng bằng một thời gian. Do đó, cần hạn chế tự lái xe giai đoạn này.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý nhỏ dung dịch vào tai
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý nhỏ dung dịch vào tai

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính

Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi không có câu trả lời chính xác tuyệt đối, bởi chi phí có thể dao động đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phẫu thuật:

  • Phương pháp phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật khác nhau sẽ có chi phí khác nhau. Ví dụ, phẫu thuật vá màng nhĩ thường có chi phí thấp hơn so với phẫu thuật cắt xương chũm.
  • Mức độ phức tạp của bệnh: Mức độ viêm nhiễm, tình trạng tổn thương của tai giữa và các cấu trúc xung quanh sẽ ảnh hưởng đến độ khó và thời gian phẫu thuật, từ đó ảnh hưởng đến chi phí.
  • Bệnh viện và bác sĩ thực hiện: Chi phí phẫu thuật ở các bệnh viện công thường thấp hơn so với bệnh viện tư. Ngoài ra, kinh nghiệm và uy tín của bác sĩ phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí.
  • Các dịch vụ y tế khác: Chi phí phẫu thuật thường không bao gồm các dịch vụ y tế khác như thăm khám, xét nghiệm, thuốc men, nằm viện,…

Chi phí ước tính cho một số loại phẫu thuật:

  • Phẫu thuật vá màng nhĩ: Chi phí dao động từ 3-10 triệu đồng.
  • Phẫu thuật nạo hòm nhĩ: Chi phí dao động từ 5-12 triệu đồng.
  • Phẫu thuật cắt xương chũm: Chi phí dao động từ 15-25 triệu đồng hoặc hơn, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của phẫu thuật.

Chi phí phẫu thuật tại các bệnh viện:

  • Bệnh viện công: Chi phí phẫu thuật tại các bệnh viện công thường thấp hơn so với bệnh viện tư, thường dao động từ 3-15 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi phẫu thuật có thể lâu hơn.
  • Bệnh viện tư: Chi phí phẫu thuật tại các bệnh viện tư thường cao hơn, có thể lên đến 20-30 triệu đồng hoặc hơn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ được hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn và thời gian chờ đợi phẫu thuật ngắn hơn.

Có nên phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính không?

Đối với nhiều trường hợp, phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính là điều cần thiết để ngăn chặn tình trạng bệnh diễn ra phức tạp hơn. Thông thường, tỷ lệ thành công của phương pháp này khá cao và không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Tuy nhiên, một số trường hợp phẫu thuật không thành công sẽ khiến người bệnh mắc phải các biến chứng như:

  • Màng nhĩ không liền hoặc bị thủng lại.
  • Có khối phồng trắng ở phía sau màng nhĩ
  • Xuất hiện túi co kéo.
  • Có dịch mủ.
  • Có cholesteatoma: Tái phát cholesteatoma, cholesteatoma còn sót lại sau phẫu thuật hoặc cholesteatoma mới xuất hiện từ túi co kéo.
  • Chứng chảy mủ tai (thường xuất hiện ở trẻ nhỏ)

Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau: 

  • Rủi ro cơ từ gây mê: Dù hiếm gặp nhưng một số trẻ bị trào ngược dạ dày, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp có thể gặp tình trạng này.
  • Ống thông tai bị tắc nghẽn: Nguyên nhân là do chất dịch kết dính tiết ra sau phẫu thuật hoặc máu đông.
  • Sẹo trong tai: Với những bệnh nhân phẫu thuật nhiều lần thì dễ mắc tình trạng này. Sẹo không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Người bệnh có thể gặp biến chứng sau khi áp dụng phương pháp ngoại khoa
Người bệnh có thể gặp biến chứng sau khi áp dụng phương pháp ngoại khoa

Như vậy, với câu hỏi viêm tai giữa mãn tính có phải mổ không, câu trả lời sẽ là tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Nếu thực sự cần thiết và thể trạng bệnh nhân có thể đáp ứng được phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này. Còn trong trường hợp người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, phẫu thuật là phương pháp chưa cần thiết.

Bài viết trên đây vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính. Để có những thông tin chính xác và cụ thể nhất, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
la-bach-dan-chua-viem-xoang
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
cat-amidan-bang-laser
viem xoang cap mu
tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho
alpha-choay-viem-hong
viem-tai-giua-co-an-duoc-thit-ga-khong
phan-hoi-nguoi-benh-dung-bai-thuoc-tai-mui-hong-do-minh-duong