Nhiệt miệng bôi gì để nhanh liền vết loét? Nhiệt miệng vừa khiến quá trình ăn uống khó khăn hơn, vừa ảnh hưởng không ít đến việc sinh hoạt hàng ngày. Chính bởi vậy, khi bị nhiệt miệng, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm những loại thuốc bôi để trị nhiệt miệng ngay tại nhà. Nhưng bạn đã biết đâu là loại thuốc nên sử dụng, bị nhiệt miệng bôi gì nhanh khỏi hay chưa?
Bị nhiệt miệng bôi gì thì tốt? TOP 12 thuốc hiệu quả nhất
Nếu bạn chưa biết nhiệt miệng nên bôi gì thì hãy tham khảo ngay 12 loại thuốc dưới đây:
Thuốc bôi Oracortia
Thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, hiện đang được bày bán trên thị trường theo dạng đóng hộp gồm 50 túi nhôm nhỏ. Thông thường, giá bán của thuộc sẽ dang động từ 400.000 – 450.000đ/hộp và có bán lẻ gói nhỏ.
Công dụng: Thuốc giúp chúng ta làm giảm các triệu chứng viêm như nóng rát, phồng rộp trong miệng.
Thành phần chính:
- Triamcinolone acetonide 0,1g.
- Tá dược vừa đủ: Natri carboxymethylcellulose, dầu bạc hà, pectin, hydrocarbon gel, gelatin.
Cách sử dụng: Thuốc bôi sau khi ăn và nên bôi 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để bám vào vết loét trong miệng lâu nhất có thể.
Lưu ý:
- Thuốc Oracortia có thể gây ra một số phản ứng phụ như làm mỏng da, da bị rạn, teo hoặc nổi ban đỏ.
- Không sử dụng thuốc cho phụ đang mang thai và cho con bú hay người đang bị các bệnh về da như: Bạch biến, mụn trứng cá đỏ, herpes, u mới mọc,..
Thuốc bôi Gengigel
Đây là sản phẩm thuốc điều trị chuyên dụng cho các trường hợp người bệnh bị nhiệt, viêm nướu, nha chu hoặc người chỉnh nha… Thuốc xuất xứ từ Mỹ và nhanh chóng trở thành sản phẩm được người dùng lựa chọn đông đảo tại nhiều nơi, thuốc có giá bán khoảng 290.000đ/tuýp 20ml.
Công dụng:
- Điều trị các triệu chứng viêm liên quan đến nướu
- Điều trị các triệu chứng loét miệng, các bệnh lý liên quan đến hậu phẫu, nhổ răng hay tháo lắp răng giả gây ra vết thương.
Thành phần chính:
- Hyaluronic acid được đánh giá an toàn và tinh khiết mang lại khả năng cân bằng mô cũng như thúc đẩy quá trình làm liền vết thương ở miệng.
- Hyaluronic còn là chất được sử dụng đặc trị cho các trường hợp người bệnh bị chảy máu nướu, tụt nướu.
Cách sử dụng: Thuốc nên bôi từ 3 – 4 lần trong ngày, sẽ tạo thành bề mặt khô sau bôi khoảng 2 – 3 phút.
Thuốc bôi Orrepaste
Khi đưa ra câu hỏi nhiệt miệng bôi gì, khá nhiều người dùng gợi ý thuốc Orrepaste. Orrepaste là sản phẩm thuốc đặt tại Malaysia, được đnahs giá thuộc top những loại thuốc tốt nhất trên thị trường.
Thành phần chính của thuốc: Triamcinolone Acetonide, là dạng tổng hợp Glucocorticoid mang đến khả năng chống dị ứng, ức chế miễn dịch cũng như chống viêm. Triamcinolone khi hấp thu qua da sẽ chuyển hóa qua gan cùng hệ bài tiết nước tiểu.
Công dụng: Thuốc Orrepaste có công dụng điều trị nhiệt miệng, nhiệt lợi và kể cả mụn nước trong khoang miệng hay tình trạng khô môi, nứt nẻ môi vào mùa lạnh.
Cách sử dụng:
- Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ tương ứng với vùng miệng bị nhiệt.
- 2 – 3 lần mỗi ngày và không bôi trên diện rộng.
Lưu ý:
- Không sử dụng Orrepaste cho người bị bệnh đái tháo đường hoặc cơ quan tiêu hóa viêm loét, người bị đái tháo đường.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc người đang cho con bú khi bôi thuốc trị nhiệt miệng Orrepaste có thể xảy ra một số tác dụng phụ.
Thuốc bôi Emofluor
Emofluor cũng là một sự lựa chọn tốt dành cho những ai đang có câu hỏi nhiệt miệng bôi gì. Emofluor 75ml có giá bán 210.000đ/tuýp, được sản xuất tại Thụy Sĩ và cam kết hiệu quả trong vòng 1 tuần sử dụng từ nhà sản xuất.
Công dụng:
- Thuốc giúp điều trị chứng nhiệt miệng, viêm lợi, đau nhức lợi.
- Hỗ trợ làm giảm đau hay ê buốt chân răng, ngừa sâu răng hoặc hủy hoại men răng.
Thành phần chính: Glycerin, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil, Aroma, Sodium Saccharin, Aqua, PEG 8,…
Cách sử dụng:
- Đối với trường hợp phòng ngừa: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi nên sử dụng 1 lần/ngày vào buổi tối.
- Đối với trường hợp điều trị: Sử dụng từ 3 – 4 lần/ngày.
- Emofluor có thể dùng bàn chải đánh răng để xoa lên vết thương hoặc bôi trực tiếp, để thuốc ngấm sau 1 phút rồi nhổ đi, không nuốt thuốc và không cần súc miệng.
Thuốc bôi Zytee RB
Với những ai có nhu cầu sử dụng loại thuốc nhiệt miệng làm giảm đau nhanh, chỉ trong khoảng 3 – 4 phút thì có thể lựa chọn Zytee RB. Sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ, bao bì dạng tuýp 10g với mức giá khá rẻ, chỉ khoảng 30.000đ/tuýp.
Công dụng:
- Zytee RB giúp người sử dụng giảm đau mạnh, đồng thời phát huy tác dụng nhanh chóng, giảm cơn đau trong vòng 3 – 4 giờ.
- Thuốc có khả năng kháng khuẩn, khử trùng nhờ hoạt chất clorua benzalkonium được sử dụng trong rất nhiều loại thuốc hiện nay.
Thành phần chính:
- Hợp chất Clorua Benzalkonium 0.02% và Choline Salicylate 9% là hợp chất chính trong thuốc Zytee có công dụng kháng khuẩn, làm tiêu các tế bào virus vi khuẩn gây hại, đồng thời giúp giảm các cơn đau răng hay viêm lưỡi.
- Choline chính là thành phần giúp giảm đau nhức nhanh chóng và có thể kéo dài thời gian đến 4 giờ.
Cách sử dụng: Mỗi lần sử dụng một lượng nhỏ để bôi trực tiếp lên vết loét, sử dụng mỗi lần cách 3 – 4 giờ.
Lưu ý:
- Thuốc có thể xảy ra một số tác dụng phụ đối với người bôi như hiện tượng viêm da, bồn chồn, tê liệt cơ hô hấp, nôn mửa, co giật.
- Chống chỉ định sử dụng thuốc với phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em và người cao tuổi.
Thuốc Mandarin
Gợi ý tiếp theo cho những ai chưa biết nhiệt miệng bôi gì chính là thuốc Mandarin xuất xứ tại Việt Nam. Thuốc kết hợp nhiều nguồn thảo dược thiên nhiên, thuận tiện cho người sử dụng với dạng viên ngậm và vỉ bôi. Sản phẩm đang được bày bán rộng rãi tại nhiều nhà thuốc với mức giá khoảng 350.000đ/hộp.
Thành phần chính: Các loại thảo dược quen thuộc gồm: Kim ngân hoa, chi tử, đương quy, bạch thược, xuyên khung, sinh địa, liên kiều, chích cam thảo và một số loại tá dược khác.
Cách sử dụng:
- Thuốc hiện đang có 2 dạng là thuốc ngậm và thuốc bôi. Thuốc ngậm sử dụng 1 – 2 lần/ngày và thuốc bôi sử dụng trước khi đi ngủ.
- Sau khi dùng được ⅓ thuốc, nếu bạn đã có thể ăn uống bình thường thì vẫn tiếp tục sử dụng để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.
Lưu ý:
- Sử dụng liên tục sản phẩm cho đến khi vết nhiệt miệng bắt đầu thuyên giảm, dùng hết liều lượng thuốc để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát.
- Kết hợp uống nhiều nước và ăn các món ăn giải nhiệt để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh có kết quả tốt.
Thuốc Kamistad Gel N
Khi đưa ra câu hỏi bị nhiệt miệng bôi gì, Kamistad Gel luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Thuốc sản xuất tại Đức, có giá bán khoảng 40.000đ/tuýp 10g tại các nhà thuốc trên thị trường hiện nay.
Công dụng:
- Sản phẩm có công dụng điều trị viêm lợi, nhiệt miệng
- Sát khuẩn khoang miệng, hỗ trợ ngăn ngừa một số triệu chứng thường gặp do người bệnh mọc răng khôn hay chỉnh nha.
Thành phần chính:
- Lidocain 20mg giúp làm giảm các cơn đau do vết loét gây ra.
- Chiết xuất hoa cúc 185mg làm thanh nhiệt, làm dịu vết loét miệng, giải độc và đồng thời hỗ trợ kháng viêm.
Cách sử dụng:
- Đối với người lớn: Bạn chỉ cần lấy ½ chiều dài lượng thuốc lấy ra từ ống để bôi đều lên vùng bị viêm loét 3 lần mỗi ngày.
- Đối với trẻ em: Sẽ dùng ¼ lượng thuốc và chỉ dùng 3 lần/ngày.
Lưu ý: Thuốc trị nhiệt miệng Kamistad Gel có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như bỏng rát nhẹ khi lớp gel bám trên bề mặt da. Người mẫn cảm với hoa cúc cũng không nên sử dụng.
Thuốc bôi Mouthpaste
Là một sản phẩm thuốc trị nhiệt miệng của Việt Nam, Mouthpaste được đóng gói theo dạng tuýp 5g với giá bán từ 19.000đ/tuýp. Hiện nay có khá nhiều người dùng đang ưu tiên sử dụng thuốc Mouthpaste.
Công dụng:
- Thuốc nhiệt miệng Mouthpaste giúp điều trị các triệu chứng nhiệt miệng, viêm niêm mạc, lợi và viêm môi.
- Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm do mọc răng, đau nhức do chỉnh răng, nhổ răng
Thành phần của Mouthpaste: Tương tự như một số loại thuốc trị nhiệt miệng khác, Mouthpaste có thành phần chính là Triamcinolon giúp điều trị hiệu quả viêm nhiệt miệng, phỏng lưỡi, viêm niêm mạc, viêm do nhổ răng hoặc mọc răng.
Cách sử dụng: Bôi trực tiếp lớp thuốc mỏng lên vùng miệng đang bị loét, nên bôi từ 2 – 3 lần/ngày, không sử dụng thuốc liên tục quá 4 ngày.
Lưu ý:
- Không bôi thuốc quá dày lên vết thương, không chà xát quá mạnh.
- Người dùng có thể gặp một số kích ứng như: Ngứa, nóng rát hay da bị kích thích khi sử dụng.
- Người bị các bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, xơ gan, thiểu năng tuyến giáp, loét miệng bởi virus hoặc nấm không được sử dụng sản phẩm.
Thuốc bôi VNP
Một gợi ý tiếp theo dành cho những ai chưa biết nhiệt miệng bôi gì thì nhanh có hiệu quả. Thuốc bôi nhiệt miệng VNP xuất xứ tại Việt Nam, bao bì dạng tuýp 10g có giá bán rẻ, chỉ khoảng 16.000đ/tuýp. Sản phẩm có thể dễ dàng tìm mua tại nhà thuốc hoặc các trang thương mại điện tử.
Công dụng:
- Thuốc giúp chữa trị những vết loét ở chân răng hay trong khoang miệng.
- Sát khuẩn trong nha khoa và cấy implant, phòng ngừa bệnh viêm lợi
Thành phần chính: Thuốc có hoạt chất Chlorhexidine digluconate 20mg cùng một số loại tá dược.
Cách sử dụng:
- Khuyến cáo người dùng sử dụng 2-3 lần/ngày, sau bôi không ăn uống ít nhất 30 phút và nên sử dụng trước trước khi ngủ.
- Bạn có thể dùng bông gạc để xoa gel trị nhiệt lên vết thương hoặc bôi trực tiếp gel vào vùng miệng bị tổn thương. Sau khi bôi gel không súc miệng và không được nuốt.
Lưu ý: Sản phẩm không sử dụng cho người bị dị ứng với thành phần Chlorhexidine.
Thuốc bôi Sachol-gel
Nhắc đến nhiệt miệng bôi gì, chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn thuốc Sachol-gel. Thuốc bôi Sachol-gel 10g được sản xuất tại Ba Lan được coi là giải pháp tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh liên quan đến viêm niêm mạc miệng.
Công dụng: Thuốc Sachol-gel có khả năng điều trị viêm loét, nhiệt miệng, mụn nước, phòng ngừa trầy xước trong khoang miệng.
Thành phần của gel Sachol:
- Chininum salicylicum 87,1g
- Cetalkonium chloride 0,1g
Cách sử dụng:
- Thuốc Sachol-gel sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vết loét trong miệng, từ 2-3 lần/ngày, đối với viêm loét lợi thì sử dụng từ 1-2 lần/ngày.
- Sau khi bôi thuốc, bạn không ăn uống trong khoảng 30 phút.
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc nhiệt miệng Sachol-gel cho trẻ em dưới 3 tuổi.
- Thuốc có thể gây ra cảm giác nóng rát trong một khoảng thời gian ngắn sau khi thoa.
Thuốc bôi Taisho
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của Nhật Bản và đang tìm hiểu xem nhiệt miệng bôi gì thì có thể tham khảo gel Taisho nhé. Gel trị nhiệt miệng Taisho là dạng kem mỡ, không mùi và cũng không có vị. Giá của sản phẩm hiện nay khoảng từ 280.000 – 300.000đ/tuýp 5g.
Công dụng:
- Sản phẩm kem bôi chữa nhiệt miệng giúp làm lành vết loét do nhiệt miệng gây ra.
- Giảm các cơn đau nhức, giảm sưng tấy và chống viêm hiệu quả.
Thành phần chính:
- Triamcinolone acetonide 0,1g
- Cùng một số phụ gia: Hypromellose, I – menthol, xylitol, hydrocarbon, carboxyvinyl polymer.
Cách sử dụng: Kem bôi nên dùng mỗi ngày 2 – 4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Lập tức dùng sử dụng thuốc sau 1 – 2 ngày bôi kem nhưng có triệu chứng xấu đi.
- Nếu sau 5 ngày bạn bôi nhưng không thấy có hiệu quả cần dừng sử dụng thuốc.
Thuốc bôi Amcinol-Paste
Loại thuốc cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn trong bài viết nhiệt miệng bôi gì hôm nay là Amcinol-Paste. Thuốc đóng gói dạng tuýp 5g, có giá khoảng 18.000 – 20.000đ/tuýp.
Công dụng: Sản phẩm giúp điều trị nhiệt miệng, chữa viêm lợi, viêm miệng hiệu quả nhanh chóng, dứt điểm.
Thành phần chính:
- Amcinol-Paste có thành phần cơ bản là hoạt chất Triamcinolone acetonide 0,005g
- Một số tá dược đi kèm: Glycerin, Carboxymethylcellulose sodium, Propyl hydroxybenzoate, Polysorbate 80…
Cách sử dụng: Bạn hãy thoa trực tiếp thuốc lên vùng nhiệt miệng, có thể dùng từ 2-3 lần/ngày để vết loét miệng mau khỏi.
Lưu ý:
- Lập tức ngưng sử dụng thuốc nếu bạn gặp phải các biểu hiện dị ứng trên da.
- Không để thuốc dính vào mắt và vùng xung quanh mắt.
- Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng Amcinol Paste trong thời gian nhiều ngày liên tục có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, phù, suy thượng thận hoặc thay đổi chuyển hóa đường.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi chữa nhiệt miệng
Khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng, người bệnh cần bỏ túi một số lưu ý khi sử dụng để vừa đạt hiệu quả trị nhiệt miệng tốt, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe như sau:
- Kiểm tra kỹ nhãn mác, hạn sử dụng thuốc, không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu hư hỏng. Bảo quản thuốc trị nhiệt miệng ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không sử dụng thuốc quá liều so với chỉ dẫn, không tùy ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau trong cùng 1 lần sử dụng.
- Đọc kỹ các thành phần của thuốc xem bạn có bị dị ứng với bất cứ thành phần nào hay không. Nếu có dấu hiệu bất thường khi bôi thuốc hoặc tình trạng nhiệt nặng hơn, kéo dài không khỏi cần ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.
Trên đây là 12 loại thuốc bôi mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đang thắc mắc không biết nhiệt miệng bôi gì. Hãy tham khảo, cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn cho mình một sản phẩm thuốc phù hợp nhé. Ngoài ra cũng cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để đẩy nhanh quá trình điều trị, trị dứt điểm nhiệt miệng một cách nhanh nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!