Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt có khá nhiều loại trên thị trường hiện nay, vì vậy mà người bệnh cũng khó hơn trong việc xác định mình nên uống thuốc gì để mang lại hiệu quả nhất. Thế nên, tapchidongy.org sẽ đưa ra lời khuyên của các chuyên gia về các loại và cách dùng thuốc chữa đại tràng co thắt thông dụng nhất.
Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt bằng Tây y
Viêm đại tràng co thắt là cái tên gọi phổ biến khác của bệnh hội chứng ruột kích thích, là bệnh lý có những triệu chứng rối loạn đại tiện, đau bụng giống như viêm đại tràng.
Nhưng về bản chất, thì đây là bệnh về chứng rối loạn của hoạt động nhu động ruột. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do người bệnh đã căng thẳng, suy nghĩ, lo âu trong một thời gian dài.
Vậy theo Tây y viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì?
Dưới đây sẽ là những nhóm thuốc Tây thường được các bác sĩ đầu ngành kê đơn cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt.
Thuốc điều trị tiêu chảy chữa viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng tiêu chảy quá thường gặp ở những người bệnh viêm đại tràng co thắt, nên đây cũng là một trong những nhóm thuốc thông dụng được sử dụng…
- Diarsed: Thường bệnh nhân mãn tính sẽ được kê uống từ 1- 2 viên/ ngày, nhưng uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.
- Vinacode: Do mỗi người bệnh có mức độ triệu chứng khác nhau nên liều lượng và thời gian sử dụng cũng phụ thuộc vào từng người, thường thì chỉ uống 1 lần nếu không đỡ thì sẽ uống thêm
- Loperamide: Mỗi lần uống 2 viên, ngày tối đa 4 viên nên người bệnh tùy thể trạng sẽ dùng thuốc.
Thuốc điều trị táo bón chữa triệu chứng bệnh đại tràng
Ngoài tiêu chảy, thì bệnh nhân cũng có thể bị táo bón nhiều ngày hoặc khó đại tiện, một số thuốc thông dụng và dễ dùng như:
- Laxan: Là cái tên đã quá quen thuộc với người bị bệnh tiêu hóa, mỗi người bệnh có thể sử dụng 2 viên/ ngày hoặc cụ thể theo liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
- Forlax: Với dạng thuốc phổ biến ở dạng gói bột, thì có thể sử dụng được ở với trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên tối đa 1 ngày chỉ uống 2 gói và trẻ sẽ chỉ dùng một nửa liều lượng của người lớn.
- Normacol: Với dạng cốm nhưng thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi, còn lại có thể uống 1 – 2/gói một ngày tùy vào từng thể trạng khác nhau để uống cho phù hợp.
Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng
Triệu chứng chướng bụng, đầy bụng và đau bụng của bệnh viêm đại tràng cũng khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Đồng thời cũng là một biểu hiện quá phổ biến nên trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều loại thuốc để người bệnh lựa chọn.
- Pepsane: Thuốc được đóng sẵn trong gói, người bệnh cũng chỉ cần uống theo chỉ định 1 – 3 gói/ ngày hoặc đơn kê của bác sĩ.
- Kremil-s: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, tuy nhiên thời gian sử dụng thuốc cần phải giãn cách, cụ thể là 4 viên/ 4 giờ để cho thuốc có thời gian để ngấm vào.
- Mylanta II: Thường thì bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mỗi người để kê đơn, nhưng người bệnh sẽ chỉ được uống tối đa 60ml/ ngày để không gặp tác dụng phụ.
- Ngoài ra, cũng có một số tên thuốc thông dụng khác mà người bệnh có thể tham khảo như: Meteospasmyl, Duspatalin,… Tuy nhiên trước khi uống bệnh nhân cần phải đọc thật kỹ phần chỉ định, hướng dẫn sử dụng trước khi uống.
Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột
Viêm đại tràng sẽ khiến cho niêm mạc đại tràng bị tổn thương, vậy nên việc sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp niêm mạc được phục hồi và đảm bảo được chức năng của mình trong hệ tiêu hóa.
- Bismuth: Mỗi ngày uống 2 lần và thời điểm được chỉ định uống là vào trưa và tối.
- Smecta: Dạng bột gói sẵn, liều lượng tối đa đối với trẻ là 2 gói/ ngày còn người lớn là 3 gói/ ngày. Dùng quá liều sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Actapulgite: Với dạng bột pha sẵn 3g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần/ ngày, 1 lần/ 1 gói và chống chỉ định với bé dưới 6 tuổi. Nên phụ huynh cần phải lưu ý hướng dẫn sử dụng hoặc theo kê đơn của bác sĩ trước khi cho trẻ uống.
Thuốc Corticoid – Thuốc chữa đại tràng co thắt
Thông thường đây là loại thuốc mà bác sĩ chỉ kê đối với những người bệnh nặng, bởi thuốc có những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng thuốc quá liều hoặc không đúng cách. Một số tác dụng như: Giòn xương, loãng xương, xương dễ bị gãy, cân nặng thất thường (sụt cân không rõ nguyên nhân…).
Vậy nên đây được coi là loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt cần cẩn trọng sử dụng, điển hình như:
- Betamethason: Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau, người bệnh sẽ được kê loại phù hợp dựa theo thể bệnh của mình.
- Prednisolon: Một ngày người bệnh có thể uống từ 5 – 60mg/ ngày, điều chỉnh khi bệnh nặng hoặc nhẹ hơn để có liều uống cụ thể.
- Dexamethason: Thuốc được chia ra làm nhiều liều khác nhau trong ngày, thường là 2 – 4 liều/ ngày.
Ưu nhược điểm của thuốc Tây trong điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt
Với nhiều loại thuốc Tây chữa bệnh đại tràng ở trên, người bệnh cũng đã phần nào thấy được sự phong phú của các loại thuốc. Tuy nhiên bất cứ người bệnh nào trước khi sử dụng thuốc cũng đều phải có sự thận trọng, bởi không phải thuốc nào cũng có thể uống tùy tiện và cần biết những điều sau:
Ưu điểm:
- Thời gian sử dụng ngắn: Chỉ vài ngày hoặc có những triệu chứng khi vừa uống đã có thể mang đến sự hiệu quả.
- Mức độ thông dụng, phổ biến cùng với muôn vàn những mẫu thuốc phù hợp với nhiều người bệnh. Người bệnh cũng không quá khó để mua được loại thuốc cho mình.
Nhược điểm:
- Ưu điểm của thuốc Tây cũng chính là điểm yếu, bởi chữa bệnh mang đến hiệu quả nhanh đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ khó điều trị được từ nguyên do cũng như gốc rễ của bệnh. Khi đó bệnh viêm đại tràng co thắt vẫn có thể bị tái phát sau khi ngừng thuốc.
- Tác dụng phụ: Một trong những nguyên nhân gây ra những biến chứng về bệnh xương khớp, béo phì, tiểu đường,… của bệnh nhân đại tràng cũng là do lạm dụng thuốc Tây.
- Nếu người bệnh tùy tiện sử dụng thuốc thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang bầu.
Trị viêm đại tràng co thắt bằng bài thuốc dân gian
Việt Nam là một đất nước sở hữu một nguồn dược thảo thiên nhiên dồi dào và phong phú, từ nhiều đời trước ông cha đã kết hợp nhiều loại cây, lá để thành những bài thuốc trị viêm đại tràng co thắt vô giá.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt với củ riềng
Củ riềng vốn là một loại gia vị đắc lực trong bếp của chị em nội trợ, bên cạnh đó thì đây lại là một vị thuốc quý, bởi tính tán hàn và khả năng làm ấm tỳ vị nên rất tốt trong điều trị viêm đại tràng. Công thức cần thực hiện phù hợp với những người bệnh có triệu chứng tiêu chảy kéo dài, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng ì ạch….
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 200g củ riềng tươi rồi phơi khô để tán thành bột và bỏ lọ bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
- Uống trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống chỉ pha một lượng vừa đủ khoảng 5g với một chén nhỏ.
Chữa viêm đại tràng co thắt bằng thuốc nam lá ổi
Lá ổi đã quá quen thuộc đối với người mắc bệnh đại tràng, bởi chúng không chỉ dễ kiếm mà tác dụng cũng rất tuyệt vời, như kháng khuẩn, giảm đau và hạn chế rối loạn đại tiện. Chính vì vậy, người bệnh viêm đại tràng có thể tham khảo thuốc chữa viêm đại tràng co thắt này.
Công thức đơn giản mà có khả năng hỗ trợ điều trị tốt cho người bệnh có thể chọn:
- Chuẩn bị 20g lá ổi cùng với vài lát gừng tươi.
- Đem sắc lấy nước uống hoặc ủ trong nước sôi khoảng vài giờ có thể uống được.
Bài thuốc nam trị viêm đại tràng co thắt với lá mơ
Lá mơ được sử dụng trong chữa bệnh là vì nó có khả năng cung cấp chất xơ vừa đủ, trừ vong hoạt huyết, đặc biệt là có thể thải độc. Nên người bệnh có thể lựa chọn lá mơ để cải thiện triệu chứng bệnh.
- Bài thuốc có công thức vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị khoảng 50 lá mơ tươi được rửa sạch và 1 quả trứng.
- Thái mỏng lá mơ rồi trộn với trứng và đem đi hấp cách thủy. Người bệnh có thể ăn chung với cơm hằng ngày. Tuy nhiên không nên ăn trứng nhiều trong một thời gian, nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tim mạch vì trong trứng chứa nhiều cholesterol.
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn sống 10 – 15 lá mơ mỗi ngày, nhưng phải đảm bảo lá được rửa sạch.
Chữa đại tràng co thắt bằng thuốc nam từ củ sen
Trong Đông y, củ sen có lượng chất xơ hòa tan tự nhiên phù hợp với những người bệnh viêm đại tràng, nên cũng rất tốt với những người có hệ tiêu hóa kém như bệnh nhân viêm đại tràng.
- Chỉ cần chuẩn bị củ sen với gạo tẻ, cả hai đều cần được vo rửa sạch sẽ.
- Sau đó củ sen (xắt lát mỏng) và đổ chung nồi với gạo tẻ cùng lượng nước vừa đủ để nấu cháo.
Sau khi cháo chín nhừ thì người bệnh có thể thêm gia vị để vừa miệng hơn, một ngày có thể ăn từ 1 – 2 lần, tuy nhiên thời điểm buổi tối ăn sẽ mang đến hiệu quả cao hơn.
Bài thuốc nam chữa viêm đại tràng co thắt với khổ sâm
Nhờ vào công dụng khắc phục tình trạng loạn đại tiện, giảm đau… mà có thể dùng để bào chế ra bài thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt.
Thực hiện:
- Chuẩn bị lá khổ sâm với lá phèn đen tươi.
- Sau đó người bệnh có thể đem phơi để tán thành bột và pha uống như củ riềng hoặc sắc chung để lấy nước uống trong ngày.
Ngoài ra, gần đây cũng có nhiều người áp dụng cách dùng thuốc nhanh hơn, đó là nhai sống cùng với một chút muối. Cũng nhanh gọn hơn so với những cách trên mà cũng có thể mang đến hiệu quả cao nếu hợp với cơ địa người bệnh.
Thuốc nam chữa đại tràng co thắt từ cây lược vàng
Nhắc đến thuốc chữa viêm đại tràng co thắt thì không thể thiếu được dược liệu cây lược vàng. Bởi chúng có khả năng giảm co thắt và tiêu độc. Nên người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc quý này với công thức thực hiện cũng vô cùng đơn giản.
- Chuẩn bị 50g cây lược vàng đã được rửa thật sạch.
- Kết hợp với 1 lít nước, đem sắc sau khi sôi 10 phút thì tắt mà để nguội uống trong ngày.
Lưu ý với người bệnh là sử dụng cả lá và thân để sắc chung như vậy thì bài thuốc hiệu quả hơn.
Ưu nhược điểm của bài thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng co thắt
Mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu nhược điểm khác nhau và với thuốc chữa đau đại tràng co thắt bằng dân gian này cũng vậy dù có nhiều lựa chọn cho người bệnh nhưng không phải người bệnh nào dùng cũng mang đến hiệu quả. Và dưới đây là những nhận định của chuyên gia về những phương pháp này.
Ưu điểm:
- Nguyên dược liệu đều từ thiên nhiên lành tính và dễ kiếm, giá thành rẻ, đặc biệt là dễ thực hiện nên được nhiều người bệnh lựa chọn.
- Sử dụng mà không lo gặp phải những tác dụng phụ của thuốc như thuốc Tây.
Nhược điểm:
- Vị thuốc khó uống, công thức đa phần là được truyền miệng từ nhiều đời nên liều lượng có thể không còn chính xác. Và chất lượng của bài thuốc cũng chưa được Bộ y tế kiểm định, hay chứng nhận về tiêu chuẩn.
- Thời gian sử dụng thuốc lâu hơn nhiều so với thuốc Tây, cũng có người cơ địa không hợp thì uống mãi không thuyên giảm.
- Bài thuốc không chữa bệnh dứt điểm, chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn từ bên trong cơ thể. Nên bệnh vẫn có thể bị tái phát hoặc nặng hơn.
- Bài thuốc không có tác dụng đối với người bệnh đã bị bệnh nặng, chỉ phù hợp với người đang có triệu chứng nhẹ.
Như vậy, người bệnh cũng có thể thấy được sự đa dạng trong việc lựa chọn thuốc chữa viêm đại tràng cho thắt. Vậy nên khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân không rõ lý do,… thì nên nhanh chóng tìm đến nơi uy để kịp thời được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị đúng, phù hợp với bệnh của mình.
Thực ra lúc mới bị mấy cái triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi hay khó tiêu thì ai cũng chỉ nghĩ đến việc ra hiệu thuốc mua thuốc tây về uống, thấy hết các triệu chứng này là thôi luôn cũng không nghĩ tới là mắc bệnh gì nghiêm trọng cả. Còn ở quê thì bố mẹ hay ông bà toàn ra vườn ngắt lá ổi vào nhai sống hoặc pha trà gừng uống thôi.
Đúng vậy, cứ phải đợi đến lúc đau bụng quằn quại không chịu được nữa họ mới đi bệnh viện khám, lúc ấy thì bệnh đã trở nặng đến mức phải nhập viện và tiền chữa bệnh hết nhiều, tốn kém hơn hẳn.
Bà nội em cũng vì lạm dụng thuốc tây quá, mỗi lần bị gì là đều đi mua thuốc tây về uống, ở quê bán thuốc kiểu gì mà mỗi liều thuốc phải đến gần chục viên các loại luôn ấy, rồi dẫn đến sau này bị thêm cả tiểu đường và giòn xương ấy, vậy mà nhiều người vẫn bảo thủ nói do bà già rồi nên mới bị yếu xương, với người già hay bị tiểu đường.
Khổ thật ấy, nhiều người cứ bảo thủ, bác mình làm trong bệnh viện khoa tiêu hóa, bảo mỗi ngày không biết bao nhiêu lượt tới khám bệnh toàn đại tràng, rồi dạ dày ở giai đoạn nặng rồi ấy. Thậm chí có người tới mức ung thư giai đoạn cuối luôn rồi. Lúc nhẹ thì chủ quan, tự bắt bệnh cho mình rồi tự chữa, lúc nặng rồi muốn chữa cũng khó, bác sĩ còn phải bó tay.
Đợt đi tình nguyện trên một vùng miền núi, mình còn gặp phải trường hợp gia đình có người có biểu hiện đau bụng nặng, cứ ôm bụng lăn qua lăn lại trên sàn nhà ấy, rồi người nhà không cho đi xuống trạm xá đâu, mà đi mời thầy về cúng, cúng xong được nửa ngày thì người bị đau bụng kia chết. Đúng là cổ hủ quá mà dẫn tới mất một mạng người.