Bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì là câu hỏi không phải ai cũng có thể trả lời một cách đầy đủ cả về tên thuốc, cách dùng và những điều nên lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đó đều là nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ.
Viêm loét dạ dày uống thuốc gì theo phương pháp Tây y?
Hiện nay, Tây y chưa có thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày đặc hiệu, tận gốc. Mà các loại thuốc thường được sử dụng để trị bệnh này đều thuộc nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, tái tạo tế bào, chống nhiễm khuẩn,… Tùy vào từng thể bệnh, triệu chứng và mức độ viêm loét dạ dày kết hợp với thuộc tính của thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thuốc phù hợp nhất.
Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel 20g)
Thuốc dược bào chế dưới dạng hỗn dịch trắng sữa, thuộc nhóm kháng axit phù hợp với bệnh nhân không kiểm soát được lượng dịch vị axit tiết ra.
Thành phần: Gồm tá dược Canxi sulphate hydrate; Aluminum phosphate, Pectin; Agar 800;…
Công dụng: Làm giảm mật độ axit trong dạ dày, giảm nóng rát thượng vị, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Liều dùng:
- Người lớn: Uống 2 – 3 ngày, mỗi ngày 1-2 gói.
- Trẻ nhỏ > 6 tháng tuổi: Uống 2 – 3 ngày, mỗi ngày ½ gói.
- Trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi: Uống 2 – 3 ngày, mỗi ngày ⅓ gói.
Chú ý khi sử dụng:
- Không uống thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ, sau 7 ngày sử dụng nếu không giảm bệnh cần phải liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
- Mọi liều thuốc đều tối đa 6 lần/ ngày, không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ của thuốc.
- Người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng thuốc, nếu uống cần phải được bác sĩ chỉ định.
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
Thuốc dạ dày Gastropulgite
Đây cũng là một loại thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch, có thành phần chính Aluminum hydroxide; Carbonate Magnesium sấy khô, Attapulgite…
Công dụng:
Cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ra (ợ hơi, đau thượng vị…), trung hòa axit dư thừa, cầm máu tại chỗ, tái tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Uống 2-4 gói/ngày;
- Trẻ từ 6-12 tuổi: Uống 4200mg/ngày, 600mg/lần.
- Trẻ từ 3-6 tuổi: Uống 2100mg/ngày, 300mg/lần.
- Trẻ < 3 tuổi: Thận trọng khi cho con dùng, chỉ nên uống khi được chỉ định.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, người mắc suy thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tìm đến bác sĩ để được chỉ định và không tự ý dùng thuốc….
Nexium mups 40mg
Nexium Mups là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, sử dụng nhiều trong điều trị bệnh viêm dạ dày với thành phần chính là Esomeprazol.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và bột pha, mỗi loại sẽ phù hợp với đối tượng bệnh nhân khác nhau.
- Nexium 10m – dạng bột: Phù hợp với trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày vì dễ uống hơn so với viên nén.
- Nexium 20mg, 40mg – viên nén: Dành cho mọi đối tượng.
Công dụng: Cải thiện tình trạng viêm xước niêm mạc, giảm trào ngược dạ dày, giảm một số triệu chứng của bệnh như đau bụng, trướng bụng…
Liều dùng:
Với Nexium 10mg:
- Trẻ < 4 tuổi: 1 gói/ ngày;
- Trẻ > 4 tuổi: 2 gói/ ngày.
Với Nexium 20mg, 40mg: Uống trước ăn 30 phút theo liều chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Không uống thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ, sau 4 – 8 tuần sử dụng nếu không giảm bệnh cần phải liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
- Với dạng thuốc viên, khi uống cần nuốt cả viên nguyên vẹn với nước lọc, không cắn hay nghiền.
- Người có tiền sử dụng bệnh lupus ban đỏ, loãng xương, bệnh lý về gan thì không nên dùng thuốc này.
Thuốc chữ Y (Yumangel) – Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc Yumangel (Y) thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch màu trắng đục dùng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Công dụng: Chất Almagate là thành phần của yếu của bài thuốc nên có công dụng hạn chế tiết axit dịch vị trong dạ dày, cải thiện các triệu chứng của việc dư thừa axit trong dạ dày gây ra, ức chế sự hoạt động của men Pepsi…
Liều dùng:
- Trẻ em 6-12 tuổi: Uống ½ gói/ ngày, mỗi ngày 2 – 4 lần.
- Trẻ em > 12 tuổi và người lớn: Uống 1 gói/ ngày, mỗi ngày 2 – 4 lần.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút – 1 tiếng là tốt nhất.
- Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, tim mạch và thận. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng khi dùng và cần sự đồng ý của bác sĩ.
- Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tiêu hóa, đại tiện thất thường.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với Omeprazole
Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc chứa nhiều hoạt chất có thể ức chế quá trình tiết dịch vị hiệu quả. Hiện nay, thuốc đang được bào chế dưới dạng viên, người bệnh chỉ cần uống trực tiếp với nước.
Công dụng:
- Giảm nhanh các cơn đau bụng do thừa dịch vị axit, và thuyên giảm các triệu chứng ợ hơi, trướng bụng, khó tiêu, đầy bụng…
- Người bệnh có thể kết hợp với kháng sinh để loại bỏ khuẩn HP, giúp chức năng hoạt động của dạ dày bình thường trở lại và dần phục hồi.
Liều dùng:
- Bệnh viêm loét dạ dày: Uống 1 viên/ ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Uống 1 viên/ ngày cũng cần theo chỉ định của bác sĩ để không bị gặp phải những vấn đề biến chứng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng
- Đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi uống và cần hỏi kỹ về cách uống đúng.
- Bệnh nhân có bệnh xương khớp, co thắt phế quản, gan, thận,… nên thận trọng khi sử dụng, không nên tự ý uống hoặc ngừng thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Maalox
Ngoài những loại thuốc kể trên vẫn chưa giúp bạn tìm được viêm loét dạ dày uống thuốc gì phù hợp thì thuốc Maalox có thể là đáp án của bạn. Bởi thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton và được sử dụng để làm trung hòa và giảm lượng axit trong dạ dày, giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng do bệnh gây ra hiệu quả.
Ngoài ra thuốc cũng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau nên phù hợp với nhiều đói tượng sử dụng hơn, cụ thể là: hỗn dịch uống, viên nén, viên nhai,… Có thể bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dạng thuốc để bệnh nhân uống.
Công dụng:
- Giảm lượng axit dịch vị giúp giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, trào ngược dạ dày, đau bụng…
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác hiệu quả như: viêm dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm độc alcol,…
Liều dùng:
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng: Uống 1-2 viên/lần, tối đa 12 viên/ngày (6 lần), mỗi lần uống giãn cách khoảng 4 tiếng.
- Bệnh nhân kiểm soát tiết dịch vị axit: Uống 1-2 viên/lần sau ăn tối đa 6 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Thuốc có tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón…. nếu nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cần phải liên hệ với bác sĩ điều trị.
- Khi sử dụng thuốc dạng viên thì không được nhai, bẻ gãy. Còn đối với dạng thuốc hỗn dịch, thì cần lắc đều để uống và không trộn chung với bất kỳ loại nước nào khác.
Ngoài ra, đặc trưng của thuốc Tây đặc trị viêm dạ dày tá tràng là sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh, nên lưu ý bệnh nhân cần phải uống đúng với chỉ định cũng như phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.
Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được đưa ra hướng xử lý, nghiêm trọng hơn thì cần phải đến bệnh viện sớm nhất có thể. Và sau khi ngừng thuốc bệnh nhân vẫn có thể tái phát, nên người bệnh không nên chủ quan.
Với những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời viêm loét dạ dày uống thuốc gì phù hợp nhất. Đừng quên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, như vậy sẽ đảm bảo được quá trình điều trị bệnh đạt được thành công.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!