Suy thận độ 3 cũng có các dấu hiệu như suy thận thông thường và có những điểm khác biệt. Những điều gì cần lưu ý trong quá trình điều trị? Bệnh nhân cần phải lựa chọn thực phẩm như thế nào khi bị bệnh? Hãy cùng tìm hiểu về suy thận cấp độ 3 qua bài viết này.
Các cấp độ và dấu hiệu của suy thận cấp độ 3
Suy thận cấp độ 3 sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Dấu hiệu của mỗi giai đoạn đều không giống nhau vì vậy người bệnh cần chú ý từng biểu hiện.
Các cấp độ suy thận
Suy thận cấp độ 3 làm cho thận không còn hoạt động tốt như khi khỏe mạnh. Dựa vào các thông số tốc độ lọc cầu thận, suy thận giai đoạn 3 được chia thành hai giai đoạn: Suy thận cấp độ 3a và suy thận cấp độ 3b.
- Giai đoạn suy thận cấp độ 3a: Khi này thận bị mất chức năng từ nhẹ đến trung bình, tốc độ lọc của cầu thận ở mức từ 45 – 59 mL/phút/1,73m².
- Giai đoạn suy thận cấp độ 3b: Thận đã bị tổn thương từ mức trung bình đến nặng, tốc độ lọc máu của cầu thận chỉ đạt mức 30-44 mL/phút/1,73m².
Các dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh thận dần trở thành một căn bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh thận trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Theo nghiên cứu y tế, có khoảng 5% người trưởng thành có các triệu chứng suy thận cấp độ 3. Một số người khi mắc bệnh mà không có triệu chứng nào rõ rệt. Nhưng về cơ bản khi bị suy thận giai đoạn 3 thường có các triệu chứng sau:
Sưng phù tay chân, mặt mũi, hô hấp khó khăn: Dấu hiệu này xảy ra do thận hoạt động không tốt vì vậy khiến cho nước và các chất thải không được lọc để loại bỏ ra khỏi cơ thể mà tích tụ lại trong người.
Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi: Khi bị suy thận ở cấp độ 3, loại hormone có tên Erythropoietin do thận tiết ra để tăng cường sản xuất hồng cầu sẽ không còn nhiều như trước nữa. Hiện tượng này khiến cơ thể bị thiếu máu, làn da xanh xao, vàng vọt. Người bệnh sẽ bị mất ngủ, ăn uống không cảm thấy ngon miệng, đi tiểu buốt.
Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như: Toàn thân đau nhức, tê mỏi, hơi thở có mùi khó chịu như mùi amoniac,...
Suy thận độ 3 nặng hay nhẹ? Có nguy hiểm không?
Khi bị suy thận giai đoạn 3 sẽ có nhiều biến chứng về sức khỏe do chất thải không được đưa ra ngoài mà tích tụ bên trong cơ thể. Trong giai đoạn 3 bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Thiếu máu ( do thiếu hụt hồng cầu), tăng huyết áp, bệnh về xương khớp,…
Bệnh suy thận có nguy hiểm hay không? Bệnh sẽ gây nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện ra bệnh khi mới chớm phát thì bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc. Khi bệnh phát nặng thì phải sử dụng các phương pháp can thiệp khác như lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận mới có thể giữ được mạng sống.
Người bị suy thận cấp độ 3 có thể tử vong do biến chứng về tim mạch hoặc bệnh có thể chuyển sang các giai đoạn nặng hơn.
Bị suy thận cấp độ 3 sống được bao lâu?
Khi bị suy thận cấp độ 3 thì lúc này các chức năng của thận đã bị ảnh hưởng và suy giảm đến mức báo động. Lúc này dễ gặp các biến chứng như: Rối loạn nhịp tim, viêm màng tim, tăng huyết áp, tiểu đường,…
Vậy bị suy thận ở cấp độ thứ 3 sống được bao lâu? Nhiều người cho rằng khi bị suy thận là đã dính “Án tử”. Tuy nhiên bất kỳ bệnh lý nào, kể cả bệnh suy thận cấp độ 3 nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì đều có thể giúp bệnh suy giảm và khỏi bệnh.
Bị suy thận giai đoạn 3 có chữa được không? Suy thận giai đoạn 3 hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm vì khi này thận đã bị tổn thương nhiều. Nhưng khả năng sống của bệnh nhân vẫn có thể kéo dài tới vài chục năm nếu điều trị tốt kết hợp lối sống lành mạnh.
Trong chữa bệnh ngoài sự tích cực chữa trị của bác sĩ thì thói quen sinh hoạt, tinh thần của bệnh nhân cũng góp một phần không nhỏ giúp bệnh được cải thiện. Không thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ, suy nghĩ tiêu cực, sống buông thả sẽ càng làm tình trạng bệnh xấu đi.
Các phương pháp điều trị suy thận
Hiện nay việc điều trị bệnh suy thận cấp độ 3 thường bằng 2 phương pháp chính là: Điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Khi cần can thiệp ngoại khoa nghĩa là bệnh lúc này đã trở nặng.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Điều trị suy thận cấp độ 3 không phải chuyện đơn giản một sớm một chiều mà cần thời gian. Đặc biệt hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa tận gốc vì vậy người bệnh cần kiên trì.
Khi nhận thấy có các dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn 3, bệnh nhân nên sớm tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Các loại thuốc bác sĩ thường kê cho bệnh nhân như: Dược phẩm giúp điều hòa Cholesterol, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc giảm sưng phù, thuốc sắt để bù lại lượng máu bị thiếu…
Các loại thuốc Tây có khả năng giúp ngăn chặn và giảm tình trạng suy thận cấp độ 3 nhưng có nhược điểm là sẽ xảy ra nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày và xương khớp của người bệnh.
Điều trị ngoại khoa (lọc máu, chạy thận)
Như đã đề cập ở trên, suy thận giai đoạn 3 được chia thành 2 trường hợp: Suy thận độ 3a nhẹ hơn chỉ cần sử dụng thuốc. Suy thận độ 3b nặng hơn sẽ cần tới phương pháp lọc máu mới có thể mang lại hiệu quả khi điều trị. Số lượt lọc máu sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và bệnh nhân phải tới bệnh viện để thực hiện.
Khi phải dùng đến phương pháp này, bệnh nhân cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh các nguy cơ gây bệnh.
Các lưu ý trong ăn uống và điều trị khi bị suy thận giai đoạn 3
Suy thận độ 3 nên ăn gì? Khi bị bệnh người bệnh suy thận cần nhớ các lưu ý chế độ ăn uống sau:
Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều protein
Bệnh nhân suy thận cấp độ 3 cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều protein như: Thịt, trứng, cá,…
Bởi vì chất đào thải của protein là ure và creatinin. Các chất này sẽ trực tiếp đi qua thận làm mức độ tổn thương của thận ngàng càng tăng lên. Nguyên tắc ăn uống cần chú ý là giảm lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày.
Ăn ít các thực phẩm chứa Phốt pho
Khi thận bị bệnh, lượng phốt pho trong máu sẽ tăng nhưng không được đào thải ra ngoài do chức năng thận hoạt động kém. Phốt pho thường có trong các loại rau xanh chưa chế biến, ngũ cốc, bia, nước ngọt,…
Lượng phốt pho trong cơ thể tăng dẫn đến các bệnh xương khớp do thiếu canxi, xảy ra nhiều nhất là bệnh loãng xương.
Không nên ăn thực phẩm có nhiều Kali
Các thực phẩm có chứa Kali như: Măng tây, rau chân vịt và bông cải xanh luộc, dưa hấu, cam, mơ,…khi bị suy thận cấp độ 3 không nên ăn nhiều. Khi thận có vấn đề sẽ suy giảm chức năng trong việc đào thải dẫn đến lượng kali tăng. Lượng kali trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim gây rối loạn nhịp tim. Nếu không kịp khống chế sẽ gây tử vong.
Hạn chế tối đa lượng muối trong chế độ ăn
Ăn quá mặn sẽ không tốt đối với cả những người khỏe mạnh lẫn những người đang bị suy thận. Trong lúc thận đang có vấn đề về chức năng hoạt động, nếu đưa vào cơ thể nhiều muối sẽ gây tình trạng giữ nước, gây phù nề cơ thể.
Đặc biệt các món nhiều muối như: Dưa muối, cà hay đồ ăn chế biến sẵn người bị suy thận kiêng tuyệt đối được thì càng tốt.
Ngoài những lưu ý suy thận cấp độ 3 ăn gì thì người bệnh cũng cần nhớ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thận để khám. Các chuyên gia sẽ đưa ra các tư vấn một chế độ ăn kiêng phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
Nếu bạn đã bị các biến chứng như: Huyết áp cao, tiểu đường thì có thể hỏi bác sĩ tư vấn về các loại thuốc. Các loại thuốc thường dùng trong trường hợp này như: Thuốc huyết áp, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (angiotensin receptor blocker – ARB). Các loại thuốc này sẽ hỗ trợ bệnh thận không biến chuyển xấu.
Suy thận độ 3 là căn bệnh mà bạn không thể chủ quan. Ngay khi thấy những dấu hiệu của bệnh, bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!