Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi có nguy cơ đang gia tăng. Nếu ba mẹ không để ý quan sát các biểu hiện của trẻ, bệnh sẽ tiến triển ngày một trầm trọng và rất khó chữa trị. Vậy làm sao để điều trị dứt bệnh? Cùng chuyên gia tìm hiểu hiểu tất tần tật chứng bệnh này để tìm lời giải đáp.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi là gì? Có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng sinh lý khi dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Lúc này, dịch axit ở dạ dày kèm theo dịch vị tiêu hóa di chuyển lên thực quản khiến trẻ bị nôn trớ.
Trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng chủ yếu mà căn bệnh này “tấn công”, nhưng các triệu chứng sẽ giảm dần khi bé qua độ tuổi này.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 3 tuổi nguy hiểm như thế nào?
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 3 tuổi nguy hiểm như thế nào?

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi sẽ nghiêm trọng hơn. Lúc này, trào ngược dạ dày có thể là bệnh lý có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như:

  • Biến chứng về hô hấp: Không chỉ thực quản mới chịu ảnh hưởng từ dịch vị dạ dày, mà cơ quan thanh quản, cổ họng và amidan cũng bị tác động đến. Nếu trào ngược dạ dày không được điều trị tốt sẽ gây nên các biến chứng liên quan đến đường hô hấp như: viêm amidan, thở khò khè, viêm họng, viêm phế quản, …
  • Biến chứng về thực quản: Dịch axit khi trào ngược có thể ăn mòn cơ quản thực quản dẫn đến các biến chứng như: Barrett thực quản, viêm thực quản, hẹp thực quản hay thậm chí là xuất huyết thực quản
  • Biến chứng về dạ dày: Chức năng tiêu hóa ở dạ dày sẽ hoạt động yếu đi, tăng nguy cơ loét dạ dày, viêm dạ dày nếu tình trạng axit trào ngược mãi không dứt.

Nguyên nhân bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày

Hiện tượng này xuất hiện do một số tác nhân như:

  • Cơ quan tiêu hóa và dạ dày chưa hoàn thiện: Các chức năng tiêu hóa, co thắt dạ dày còn “non nớt” cộng với vị trí “địa lý” gần với lồng ngực nên trẻ rất dễ bị trào ngược dịch axit.
  • Tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh: Các loại thực phẩm có chứa caffeine hoặc có thể nhiệt sẽ kích thích dịch tiết nhiều hơn. Trẻ tiêu hóa không kịp sẽ xuất hiện tình trạng trào ngược
  • Cho trẻ bú sai tư thế: Khi mẹ đặt trẻ nằm ngang khi bú, sữa sẽ có “xu hướng” vừa vào được dạ dày sẽ di chuyển lên trên.
  • Ảnh hưởng từ tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ hoặc người thân gần huyết thống đã từng mắc trào ngược dạ dày, nguy cơ cao bệnh sẽ “tìm” đến trẻ.
Những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày
Những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Bên cạnh các tác nhân trên, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi có nguy cơ cao xuất phát từ một số các bệnh lý dưới đây:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi lớp niêm mạc cuối cùng “mỏng” dần do bị bào mòn, lớp mô phía dưới sẽ bị “lộ” gây nên các vết loét lớn và chảy máu. Lúc này, dạ dày không còn thực hiện được chức năng co thắt để ngăn axit trào ngược.
  • Thoát vị cơ hoành: Khe hở tại cơ hoành khiến cho ổ bụng và lồng ngực không được ngăn cách làm cho các tạng bên trong ổ bụng như dạ dày, lách,.. di chuyển lên lồng ngực. “Góp mặt” tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Sa dạ dày: Các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đầy bụng,.. xuất hiện khi dạ dày nằm thấp hơn so với vị trí ban đầu của nó. Từ đó, dịch axit trong dạ dày không được kiểm soát tốt vì dạ dày đã bị tổn thương. Về lâu dài hình thành nên bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có những biểu hiện gì?

Bạn lưu ý một số triệu chứng dưới đây khi trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Nôn ói và trớ sữa thường xuyên
  • Hay quấy khóc, khó dỗ ngủ và chẳng thèm ăn
  • Chậm tăng cân dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Các cơn ho “dai dẳng” và hay tái phát
  • Trẻ hô hấp khó khăn, hay thở khò khè
  • Trẻ khó chịu khi ăn vì khó nuốt
  • Ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng
  • Phía sau ức xương của trẻ bị tổn thương
  • Miệng trẻ có vị chua hoặc có mùi hôi
  • Tai giữa bị nhiễm trùng
  • Hay bị đau họng vào buổi sáng
  • Răng có dấu hiệu bị sâu

Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi

Mặc dù tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 3 tuổi có phần nghiêm trọng hơn so với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì có thể áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây:

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Các món ăn dạng mềm và lỏng như miến, cháo, canh, súp,.. nên được ưu tiên cho trẻ. Đồng thời, mẹ nên kết hợp với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như bắp cải, rau mồng tơi, đậu nành, cà chua,…

Ngoài ra, mẹ nên tránh cho trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều gia vị và dạng chế biến sẵn. Thay vào đó thì thịt bò, thịt heo, cá hồi, trứng gà,.. là những nhóm thực phẩm có lượng chất đạm sẽ phù hợp hơn cho trẻ dùng.

Một số điều cần lưu ý khi cho trẻ dùng bữa:

  • Khuyến khích trông trẻ ngồi yên trong và sau bữa ăn ít nhất 30 phút
  • Tránh cho trẻ nằm hay vận động mạnh khi vừa mới ăn xong
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên cơ vòng thực quản và dạ dày
  • Chỉ nên cho trẻ ngủ sau khi ăn 2 tiếng
Giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày với thuốc Tây
Giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày với thuốc Tây

Sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ kiểm soát dịch axit ở dạ dày và giảm các triệu chứng. Thông thường có ba nhóm thuốc chính:

  • Thuốc kháng axit: Mylanta và Maalox
  • Thuốc ức chế bơm Proton: Protonix, Prevacid, Zegerid, Nexium, Aciphex và Prilosec
  • Thuốc kháng Histamine: Pepcid, Axis, Prevacid và Tagamet

Điều trị bằng phẫu thuật

Dù người lớn hay trẻ em mắc phải bệnh, phương pháp phẫu thuật để điều trị hiếm khi được khuyến khích thực hiện. Mặc dù phẫu thuật có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao, nhưng nó cũng tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro cao.

Tuy nhiên, đối với các tình trạng bệnh quá nặng, phẫu thuật là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn các triệu chứng diễn biến trầm trọng như:

  • Trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng
  • Tình trạng nôn mửa liên tục xảy ra
  • Vùng thực quản bị kích thích quá mạnh

Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo tư vấn của cơ sở y tế và cân nhắc trước khi quyết định vì những rủi ro tiềm ẩn do phẫu thuật không thể xem nhẹ.

Khi nào nên đưa bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày đến bác sĩ?

Bệnh tình kéo dài đến khi trẻ lên 3 vẫn chưa khỏi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy ba mẹ cần điều trị bằng cách thay đổi khẩu phần chế độ ăn khoa học và duy trì đồng hồ sinh học hợp lý cho trẻ.

Song nếu không có tiến triển tốt, bạn nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị bằng các dược phẩm với liều lượng phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh.

Đối với tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật để ngăn ngừa các di chứng. Vì vậy bậc phụ huynh nên không lơ là chủ quan, cần quan sát nhận biết dấu hiệu và điều trị cho bé.

Trào ngược dạ dày thực quản và cách phòng tránh
Trào ngược dạ dày thực quản và cách phòng tránh

Làm sao để tránh trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi?

Hơn 70% ba mẹ thừa nhận vì chế độ sinh hoạt không hợp lý đã khiến trẻ mắc bệnh. Thực chất, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có thể tăng nguy cơ “rình rập” nhiều loại bệnh, không chỉ riêng trào ngược dạ dày.

Ba mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Cho trẻ mặc quần áo ôm sát hoặc quá chật
  • Cho trẻ nằm ngang khi bú sữa, thay vào đó nên tựa đầu bé một góc 30 độ, bé sẽ dễ tiêu hóa hơn.
  • Không duy trì đồng hồ sinh học hợp lý và ổn định cho trẻ
  • Thay vì để trẻ “ù lì” trong nhà, hãy khuyến khích trẻ chơi thể thao, vận động tay chân
  • Để bé hít phải khói thuốc lá thường xuyên
  • Tự ý sử dụng thuốc khi trẻ mắc bệnh
  • Không dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt xì trước mặt trẻ

Trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng nếu không hiểu “ tường tận” căn bệnh này, nó vẫn có nguy cơ cao phát sinh những biến chứng. Hy vọng bài viết này giúp bạn trang bị những thông tin cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị khi trẻ mắc phải.

Có thể bạn cần:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-thuong-vi-ben-phai
trao-nguoc-da-day-co-nen-an-trung
bai-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
viem-dai-trang-cap-tinh
thuoc-da-day-koras
hanh-trinh-chua-khoi-benh-tri