Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dạ dày là bệnh khó chữa, cần phải sớm biết bệnh để điều trị kịp thời và ngăn chặn những nguy cơ biến chứng do bệnh gây ra. Chính vì vậy, các xét nghiệm trào ngược dạ dày sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh cho bệnh nhân, từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

Khi nào nên đi xét nghiệm trào ngược dạ dày?

Bệnh trào ngược dạ dày dù được coi là lành tính, nhưng lại rất khó chữa và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bất cứ ai cũng nên xét nghiệm trào ngược dạ dày để chẩn đoán bệnh chính xác, không nên tự ý đoán bệnh, sử dụng thuốc một cách không căn cứ, nhất là thuốc Tây y vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm hơn cả căn bệnh.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày
Xét nghiệm trào ngược dạ dày

Người bệnh nên tìm đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất, khi có những dấu hiệu bệnh sau:

  • Đau bụng, trướng bụng, căng cứng bụng, khó tiêu dù ăn uống không nhiều.
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua gây nóng rát cổ họng và thấy chán ăn, ăn không ngon miệng do miệng đắng (nhất là sáng sớm, sau khi ngủ dậy).
  • Cơ thể mệt mỏi, khó thở, sụt cân không rõ nguyên nhân và tình trạng nghiêm trọng hơn sau một thời gian.

Mặc dù đó là những biểu hiện mà đa số bệnh nhân trào ngược dạ dày gặp phải, nhưng chưa đủ để bác sĩ xác định cũng như khẳng định đó là do bệnh này gây ra. Vậy nên, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh trào ngược dạ dày

Nhờ vào sự phát triển của nền Công nghệ Y khoa, nên hiện nay chúng ta được tiếp cận với nhiều phương pháp xét nghiệm tiên tiến hơn nhiều so với trước kia. Dưới đây sẽ là danh sách những cách xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay.

Nội soi đường tiêu hóa

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng điển hình như đau bụng, ợ hơi, ợ chua nhiều thì ngoài khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nội soi để xác định bệnh được chính xác hơn.

Phương pháp nội soi này sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách sử dụng ống nội soi mỏng, dẻo, có thể di chuyển linh hoạt từ thực quản đến đường ruột và trên đầu ống có gắn camera giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ cơ quan dạ dày.

Phương pháp nội soi xét nghiệm trào ngược dạ dày
Phương pháp nội soi xét nghiệm trào ngược dạ dày

Hiện nay, có 2 cách chính nội soi:

  • Nội soi không gây mê: Có thể gây cảm thấy khó chịu cho bệnh nhân, sau khi thực hiện xong có thể buồn nôn nên ít bệnh nhân lựa chọn.
  • Nội soi dạ dày có gây mê: Cách này, thì bệnh nhân sẽ được tiêm gây mê và ngủ một giấc ngắn trong quá trình nội soi nên không cảm thấy đau đớn hay khó chịu.

Với biện pháp nội soi, bác sĩ sẽ dễ dàng tìm thấy hoặc xác định được những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải là do đâu, có đúng là do bệnh trào ngược dạ dày gây nên không. Bởi khi sử dụng ống nội soi bác sĩ sẽ tìm thấy được những vết viêm loét, vị trí dạ dày đang bị tổn thương, thậm chí là khối u.

Nếu bác sĩ cảm thấy có sự bất thường, sẽ tiến hành lấy mẫu mô tế bào trong quá trình nội soi để đem xét nghiệm làm sinh thiết, xác định nguy cơ biến chứng của bệnh.

Chính vì vậy, đây là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính chính xác khá cao nhưng trước khi áp dụng thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những vấn đề cần chuẩn bị trước khi nội soi. Vì có thể bạn sẽ phải nhịn đói, không ăn trong khoảng vài giờ đồng hồ để đường ruột sạch, kết quả nội soi mới chính xác nhất. Từ đó  thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà cũng sẽ có tỷ lệ hiệu quả cao hơn.

Chụp X – quang đường tiêu hóa trên

Thủ thuật này thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện sụt cân, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và một số biểu hiện bất thường ở đại tràng. 

Chụp X quang
Chụp X quang

Bằng phương pháp xét nghiệm này thì bác sĩ sẽ lựa chọn một trong hai cách chụp:

  • Nội soi huỳnh quang: Là xét nghiệm sử dụng tia X, bác sĩ sẽ xác định được những bất thường ở toàn bộ cơ quan tiêu hóa (dạ dày, thực quản, ruột già, ruột non, đại trực tràng) và cả chức năng hoạt động của đường ruột có ổn định không. Từ đó bác sĩ sẽ xác định được bệnh, mức độ tổn thương của dạ dày.
  • Barium thực quản: Có thể nói đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, vì chúng có thể xác định được bệnh trào ngược dạ dày khá chính xác. Tuy nhiên người bệnh sẽ phải nhịn ăn trước khi thực hiện vài giờ, và uống một dung dịch tương phản có chứa bari. Khi chất này đi vào đường ruột sẽ sử dụng máy X quang để chụp lại và bác sĩ sẽ quan sát và xác định bệnh. Thời gian thực hiện xét nghiệm này diễn ra khoảng 10 phút, khá nhanh nhưng vẫn cho ra kết quả cụ thể.

Đo pH thực quản 24h

Đây là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá, xác định nồng độ axit trào ngược, đặc biệt là được chỉ định với những bệnh nhân có triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng và ho khan nhiều.

Đo pH thực quản
Đo pH thực quản

Với biện pháp này thì người bệnh sẽ phải nhịn ăn từ 4 – 6 giờ, rồi thực hiện theo quy trình cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân sẽ được đặt ống thông qua đường mũi để đưa xuống thực quản, cách cơ thắt thực quản khoảng 5cm và ống đã gắn cảm biến để đo pH.
  • Sau đó sẽ tiến hành kết nối cảm biến thông qua nội soi ống mềm thực quản, bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động cảm biến và cố định ống thông trên da.
  • Sau 1 ngày (24h) thì mới rút ống thông ra, mọi dữ liệu phân tích sẽ được ghi lại và bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán.

Lưu ý trong quá trình đặt ống đo thì bệnh nhân vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường theo lời khuyên của bác sĩ, có thể về nhà sau khi rút ống và chờ chẩn đoán bệnh từ bác sĩ.

Nhân trắc học thực quản

Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nặng như khó ăn, khó nuốt, đau rát cổ họng, tức ngực và nôn mửa, có thể sẽ bị chẩn đoán phải thực hiện phẫu thuật thì đây là biện pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày được chỉ định nhiều nhất. 

Giới chuyên gia còn dành một tên gọi khác cho phương pháp này là xét nghiệm trào ngược dạ dày ngoại trú.

Nhân trắc học thực quản xét nghiệm trào ngược dạ dày
Nhân trắc học thực quản xét nghiệm trào ngược dạ dày

Cụ thể về cách thực hiện nhân trắc học thực quản như sau:

  • Tiến hành đưa ống y khoa mỏng đã gắn thiết bị cảm biến, đi vào thực quản nhằm đo sự co giãn của cơ bắp mỗi khi bệnh nhân nuốt. 
  • Từ đó, bác sĩ sẽ xác định áp lực trong thực quản, sức mạnh và sự phối hợp cơ bắp mỗi khi ăn uống.

Đo áp lực thực quản xét nghiệm trào ngược dạ dày

Ngoài những phương pháp trên, thì đo áp lực thực quản cũng là biện pháp xét nghiệm được bệnh trào ngược dạ dày. Bằng cách này thì bác sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Bôi một hỗn hợp gây mê vào trong mũi, từ từ đưa ống linh hoạt qua mũi đến thực quản rồi xuống dạ dày.
  • Sau khi đã vào đúng vị trí chỉ định, thì bệnh nhân sẽ làm theo yêu cầu của bác sĩ là nghiêng trái để đo áp lực lên thực quản và dạ dày từ nhiều yếu tố khác nhau. Để hiệu quả hơn thì cũng có trường hợp bác sĩ yêu cầu bệnh nhân uống một ngụm nước.

Từ kết quả xét nghiệm trên thì bác sĩ cũng sẽ xác định được cơn cơ thắt thực quản và cả những áp lực mà dạ dày phải chịu mỗi khi người bệnh dung nạp thức ăn vào. Như vậy, bác sĩ sẽ xác định được mức độ bệnh nặng nhẹ và những biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Lưu ý khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản

Mỗi phương pháp xét nghiệm đều có những ưu nhược điểm khác nhau và mức độ phù hợp với từng người bệnh cũng vậy. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, mức độ và khả năng thích ứng của từng người bệnh để chỉ định phương pháp xét nghiệm thích hợp nhất.

Lưu ý khi xét nghiệm trào ngược dạ dày
Lưu ý khi xét nghiệm trào ngược dạ dày

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ theo đúng với hướng dẫn của bác sĩ để quá trình xét nghiệm được suôn sẻ và hiệu quả nhất có thể. Dưới đây là một vài lưu ý mà người bệnh cần biết:

  • Thường trước khi thực hiện xét nghiệm người bệnh cần phải nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng, không sử dụng một số loại thuốc Tây. Vậy nên, người bệnh cần liên hệ bác sĩ chẩn đoán để được hướng dẫn đúng cách.
  • Xét nghiệm là biện pháp được bác sĩ áp dụng để xác định bệnh, nguyên nhân và mức độ năng nhẹ nên bệnh nhân cần phải cung cấp thông tin tiền sử bệnh, triệu chứng một cách trung thực, sát với thực tế nhất.
  • Cần chọn địa chỉ uy tín để thực hiện xét nghiệm an toàn, hiệu quả, điển hình một số nơi như: Bệnh viện chợ Rẫy; Bệnh viện Bạch Mai; Trung tâm Y khoa hàng đầu – Đại học Y Hà Nội… Chi phí xét nghiệm thường sẽ không quá 1 triệu đồng cho mỗi lẫn, tùy vào từng phương pháp và địa chỉ khác nhau.

Với những kiến thức về xét nghiệm trào ngược dạ dày ở trên, thì bệnh nhân cũng đã thấy được rằng có khá nhiều giải pháp chẩn đoán bệnh mà chi phí không phải quá đắt đỏ. Vậy nên khi cơ thể có dấu hiệu bệnh thì nên đến nơi uy tín khám bệnh, để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
trao-nguoc-da-day-ban-dem
viem-teo-niem-mac-da-day
dau-da-day-khi-mang-thai
da-day-moc-hoa
che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day
cach-chua-benh-tri-tai-nha
thuoc-dong-y-tri-trao-nguoc-da-day
hinh-anh-benh-nhan-chua-khoi-viem-dai-trang-man-tinh-o-tuoi-75-1