Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế, khoảng 30% dân số Việt Nam có nguy cơ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt. 

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là gì?

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số thành phần có trong thức ăn. Thông thường, cơ thể con người có thể tiếp nhận và tiêu hóa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, khi ăn phải thức ăn bị dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học, trong đó có histamine. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ran hay thậm chí là sốc phản vệ.

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là gì?
Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là gì?

Dấu hiệu dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

  • Khi thức ăn được nạp vào cơ thể, chỉ sau vài phút, hiện tượng nổi mẩn ngứa sẽ xuất hiện trên da. Ban đầu, chúng chỉ là những đốm nhỏ trên các vùng da cố định như tay, chân, cổ… Sau đó, những đốm nhỏ này sẽ lan rộng ra thành từng mảng, tới nhiều vùng da xung quanh.
  • Những vùng da bị nổi mẩn ngứa tương tự như vết muỗi đốt, tuy nhiên chúng sần to hơn nhiều.
  • Khi dị ứng, người bệnh có thể bị viêm đỏ, phù nề, thậm chí là ngứa rát dữ dội ở vùng da nổi mẩn. Trường hợp nặng hơn, vùng da mặt sẽ bị sưng to, mắt phù nề nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, dị ứng thức ăn còn biểu hiện qua những triệu chứng như: Ngứa và sưng môi, ngứa cổ họng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, ngạt thở….

Những vùng da bị nổi mẩn ngứa tương tự như vết muỗi đốt
Những vùng da bị nổi mẩn ngứa tương tự như vết muỗi đốt

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ

Về cơ bản, nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là do cơ thể tiếp nhận những loại thực phẩm không tương thích như: Sữa bò, trứng, cá, đậu phộng, các loại hải sản có vỏ….

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mẩn khi dị ứng thức ăn:

Tuổi tác

Theo thống kê của Bộ Y Tế, trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị nổi mẩn ngứa khi dị ứng thức ăn cao hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Do đó, một số thành phần “lạ” có trong thực phẩm có thể khiến trẻ bị nổi mẩn, kích ứng khi ăn vào.

Trẻ em có nguy cơ bị mẩn ngứa do dị ứng thức ăn cao
Trẻ em có nguy cơ bị mẩn ngứa do dị ứng thức ăn cao

Yếu tố di truyền

Nếu cha/mẹ bị dị ứng với loại thức ăn nào đó (ví dụ tôm, cua) thì sinh con ra có nguy cơ bị dị ứng với nhóm này rất cao. Đây là lý do trẻ thường bị dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ, gây ngứa rát, khó chịu.

Môi trường

Khi bị tác động bởi các yếu tố như ô nhiễm, bệnh tật sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng. Ngoài ra, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cũng dễ dẫn tới hiện tượng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa.

Biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh

Dị ứng bao gồm 2 cấp độ cơ bản là dị ứng cấp tính và dị ứng mãn tính. Trong đó, dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa là tình trạng nghiêm trọng. Nếu dị ứng ở mức độ nhẹ, triệu chứng ngứa sẽ thuyên giảm sau vài ngày khi được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, khi ở mức độ nặng, tình trạng dị ứng có thể thể lan rộng ra kèm theo một số triệu chứng như:

  • Mắt, môi, mí bị đau nhức và sưng phù mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Nôn, mửa kèm theo hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp đột ngột.
  • Vùng lưỡi, cổ họng bị đau rát, sưng phù.
  • Tiêu chảy không kiểm soát và có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào.
Người bệnh có thể bị tiêu chảy không kiểm soát
Người bệnh có thể bị tiêu chảy không kiểm soát

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị khó thở, co thắt phế quản, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường sau khi ăn, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa của từng bệnh nhân dựa trên ghi chép nhật ký thực phẩm. Phương pháp này giúp theo dõi mối liên hệ giữa thức ăn cũng như các triệu chứng dị ứng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tiến hành một trong 2 xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán dị ứng thức ăn nổi mẩn:

  • Xét nghiệm da: Bác sĩ tiến hành nhỏ một lượng dung dịch chứa các chất gây dị ứng lên da. Sau 15 – 20 phút, nếu da bạn có phản ứng như ngứa, nổi mẩn thì khả năng cao bạn bị dị ứng với loại thức ăn đó.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích đo lượng kháng thể IgE (Immunoglobulin E) trong máu. Phương pháp xét nghiệm này có thể xác định được nhiều loại thức ăn bị dị ứng cùng lúc.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi bị dị ứng nổi mẩn nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, hãy lập tức tới gặp bác sĩ nếu gặp phải một trong những tình trạng sau đây:

  • Khó thở: Đây là dấu hiệu của hiện tượng sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
  • Sưng tấy: Tình trạng sưng tấy xuất hiện ở miệng, lưỡi hay cổ họng, có thể gây cản trở đường hô hấp, khó thở.
  • Dị ứng với nhiều loại thức ăn: Làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ hơn so với bình thường. Mặt khác, nếu bạn thường xuyên bị dị ứng với thức ăn cũng nên tới bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
  • Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa lâu ngày: Nếu đã sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị mà mẩn ngứa không cải thiện, bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám.
Nên khám bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng khó thở, thở dốc
Nên khám bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng khó thở, thở dốc

Đối tượng nào dễ bị bệnh

  • Trẻ em: Là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, do đó dễ bị dị ứng thức ăn nổi mẩn hơn người lớn. Dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở những trẻ dưới 3 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai: Cơ địa của phụ nữ mang thai thường nhạy cảm, dễ bị dị ứng với thức ăn dẫn tới nổi mẩn.
  • Có tiền sử dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với phấn hoa, bụi, côn trùng…có nguy cơ cao bị dị ứng thức ăn. Mặt khác, những người có cơ địa dễ dị ứng cũng sẽ phản ứng nhanh với các tác nhân bên ngoài, trong đó có thức ăn.

Bên cạnh đó, những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại cũng sẽ dễ bị dị ứng nổi mẩn hơn. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị dị ứng thức ăn nổi mẩn, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh cao
Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm bệnh cao

Phòng ngừa tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Tránh xa các nhóm thực phẩm gây dị ứng

Bạn nên tránh xa những nhóm thực phẩm có tiền sử hoặc có nguy cơ gây dị ứng khi ăn vào. Khi mua bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn cần đọc kỹ thành phần trên bao bì cẩn thận. Trường hợp mua và sử dụng thực phẩm chế biến sẵn không nhãn mác, bạn nên hỏi người bán cụ thể về các thành phần có trong đó để tránh bị dị ứng

Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh

Tốt nhất là nên ăn chín, uống sôi ngay tại nhà và hạn chế ăn lề đường, ăn thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, ẩm mốc, hết hạn…

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung nhiều nước, các loại trái cây, rau củ quả để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Với trẻ nhỏ nên bú mẹ trong 6 tháng đầu để hạn chế tối đa tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa.

Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh
Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh

Trang bị kiến thức phòng chống dị ứng

Khi cơ thể dễ bị dị ứng với thức ăn, tốt nhất bạn nên trang bị cho mình các loại thuốc chống dị ứng như Epinephrine mỗi khi ra ngoài. Ngoài ra, khi có bất kỳ biểu hiện nào của việc dị ứng thức ăn, hãy nhanh chóng sơ cứu và tới ngay cơ sở y tế để được điều trị, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Giải pháp điều trị nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa thuộc mức độ nghiêm trọng hơn so với dị ứng thông thường. Do đó, nếu gặp tình trạng này, người bệnh cần khắc phục và điều trị sớm bằng những biện pháp dưới đây:

Phương pháp khắc phục tạm thời tại nhà

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có nhiều mức độ từ nặng tới nhẹ. Khi có dấu hiệu dị ứng bản đầu, người bệnh nên thực hiện những điều sau:

  • Cố gắng nôn hết tất cả thức ăn gây dị ứng để ngoài để phòng trường hợp sốc phản vệ
  • Sau khi nôn, người bệnh nên súc miệng thật sạch với nước muối để đảm bảo đã loại bỏ hết thức ăn khỏi miệng.
  • Uống thêm một ly nước ấm để cân bằng khoang miệng, kích thích dạ dày hoạt động trở lại.

Để giảm nhẹ triệu chứng ngứa, nổi mẩn, sưng đỏ, bạn có thể áp dụng những mẹo vặt dưới đây:

  • Chườm nóng: Bạn có thể dùng khăn ngâm vào nước ấm rồi đắp lên vị trí bị nổi mẩn ngứa…Sau 20 – 30 phút, tình trạng sưng đỏ sẽ giảm đi đáng kể.
  • Uống nước gừng: Gừng có tính ấm, nóng và mang tới nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Không những vậy, vị cay của gừng còn hỗ trợ làm giảm các nốt mẩn ngứa. Bạn có thể uống một ly nước gừng ấm nóng để cải thiện triệu chứng của dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa.
Uống nước gừng giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa
Uống nước gừng giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa
  • Uống giấm táo: Dấm tạo có hàm lượng kiềm cao, hỗ trợ kháng histamin và cân bằng độ PH, hồi phục hệ tiêu hóa tốt. Do đó, bạn có thể uống nước giấm táo pha loãng để khắc phục tình trạng dị ứng.
  • Đắp lá trầu không: Nếu vùng da bị dị ứng thức ăn gây mẩn đỏ, sưng viêm… bạn có thể giã nát lá trầu không, hòa cùng với muối và đắp lên vùng da bị đỏ để giảm ngứa, sưng, viêm.
  • Tỏi: Là loại nguyên liệu giúp tăng đề kháng, hỗ trợ phục hồi tổn thương do dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Bạn có thể nhai tỏi trực tiếp hoặc dùng khi chế biến thức ăn, chúng hỗ trợ tốt cho quá trình trị bệnh.
  • Lô hội: Gel lô hội có tính mát, hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Do đó, bạn có thể thoa gel lô hội lên vùng da bị mẩn đỏ để làm dịu cơn đau, ngứa.

Những mẹo vặt dân gian mặc dù có mang tới công dụng trong việc cải thiện dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng, cách tốt nhất vẫn là đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa bằng thuốc Tây

Dùng thuốc là phương pháp điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ nhanh chóng, hiệu quả. Dựa trên độ tuổi và mức độ dị ứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc thường kê đơn điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa:

  • Thuốc Epinephrine: Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân gặp các triệu chứng nặng như khó thở, nghẽn cổ họng, phù nề lưỡi..
  • Thuốc kháng Histamin: Có tác dụng cải thiện triệu chứng của dị ứng nhanh chóng nhờ cơ chế ức chế tế bào giải phóng histamin.
Thuốc kháng Histamin giúp cải thiện tình trạng dị ứng nhanh chóng
Thuốc kháng Histamin giúp cải thiện tình trạng dị ứng nhanh chóng
  • Thuốc corticoid: Giúp ức chế miễn dịch, làm giảm các phản ứng của cơ thể với thức ăn và góp phần cải thiện triệu chứng nổi mẩn, ngứa do dị ứng.
  • Thuốc bôi: Trường hợp người bệnh bị ngứa rát khó chịu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi Zinc, Glycerin hoặc Panthenol, Menthol,… hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc để điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa cần tuân thủ liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường nào, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.

Điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn đó bằng Đông Y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, áp dụng các mẹo vặt tại nhà, người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có thể áp dụng các bài thuốc Đông y sau:

Bài thuốc Thanh bì thang

  • Nguyên liệu: Ké đầu ngựa, kin giới, tía tô, ngải cứu, bạc hà, cam thảo, sinh khương.
  • Cách dùng: Sắc toàn bộ nguyên liệu trên với khoảng 600ml nước cho tới khi còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Thang ích khí

  • Nguyên liệu: Hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, cam thảo, đương quy, phục linh, thục địa, chích thảo.
  • Cách dùng: Sắc tất cả những nguyên liệu của bài thuốc này cùng 600ml cho tới khi còn 200ml, chia làm 2 – 3 lần uống.
Bài thuốc Thang ích khí
Bài thuốc Thang ích khí

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang

  • Nguyên liệu: Hoàng kỳ, cam thảo, đương quy, gừng sống, chích thảo, thục địa, nhân sâm, bạch truật.
  • Cách dùng: Sắc toàn bộ nguyên liệu của bài thuốc này với khoảng 1 lít nước, sắc cho tới khi còn khoảng 300ml, chia làm 3 lần uống.

Dược liệu điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa trong Đông y

Khi bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn, người bệnh có thể sử dụng các dược liệu trong Đông y để điều trị như: Ké đầu ngựa, kinh giới, tía tô, ngải cứu, lá khế hay lá trầu không. Những nguyên liệu này có tác dụng hỗ trợ giải độc, tiêu viêm, thường được dùng để điều trị các bệnh lý mẩn ngứa, dị ứng.

Bạn có thể sắc lấy nước uống hoặc đun lấy nước tắm, những triệu chứng dị ứng nổi mẩn sẽ thuyên giảm đáng kể.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về tình trạng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, do đó bạn tuyệt đối không được chủ quan và cần có biện pháp phòng ngừa, khắc phục kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với [x] để được chúng tôi giải đáp cũng như tư vấn cụ thể.

Thông tin nên đọc:


Top địa chỉ phòng khám Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mẩn Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan