Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa á sừng khiến cho da trở nên khô hơn, đỏ da và bong tróc, thậm chí nứt nẻ và chảy máu. Dù căn bệnh này không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.  

Định nghĩa viêm da cơ địa á sừng

Bệnh á sừng có tên gọi y học là Dermatitis plantaris sicca, là một căn bệnh da liễu khá phổ biến, thuộc biểu hiện của viêm da cơ địa dị ứng. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng hầu hết ở các đầu ngón tay, ngón chân. Khi mắc bệnh, phần da này sẽ bị khô ráp, nứt nẻ, các lớp da bong tróc, rỉ máu, gây đau đớn và ngứa ngáy.

Những vết bong tróc xuất hiện ở bàn tay do viêm da cơ địa á sừng
Những vết bong tróc xuất hiện ở bàn tay do viêm da cơ địa á sừng

Triệu chứng bệnh điển hình

  • Da khô nứt nẻ: Khi mắc bệnh, các tế bào da sẽ khô, tạo nên lớp dày sừng, bong tróc và nứt nẻ, thậm chí gây hiện tượng những rãnh trên da.
  • Đau rát, rỉ máu: Khi lớp da nứt nẻ và tạo thành nhiều rãnh sẽ gây đau rát và chảy máu cho người bệnh.
  • Ngứa ngáy: Tại các vùng da bị tổn thương, người bệnh sẽ bị cảm giác khó chịu và rất ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu người bệnh gãi nhiều sẽ gây nhiễm khuẩn da và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.
  • Thay đổi sắc móng: Người mắc bệnh á sừng sẽ thường có màu vàng ở móng tay và phần da dưới móng sẽ bị phồng rộp, tách khỏi phần móng.

Hình ảnh viêm da cơ địa á sừng

Lòng bàn tay khô ráp và nứt nẻ là những triệu chứng ban đầu của bệnh

Bàn chân nứt nẻ và tróc vảy trắng của người bệnh mắc viêm da cơ địa á sừng

Những vết nứt ở lòng bàn chân khiến bệnh nhân khó chịu và ngứa ngáy

Triệu chứng Viêm Da Cơ Địa Á Sừng phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

  • Dị ứng cơ địa: Những người có làm da khô sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về da, đặc biệt là viêm da cơ địa á sừng. 
  • Di truyền: Những người có bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác. 
  • Rối loạn nội tiết: Xảy ra với phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh. Khi hormone trong cơ thể thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về làn da và có thể gây ra bệnh á sừng. 
  • Tiếp xúc môi trường độc hại: Ở lâu trong môi trường độc hại như nhiều hóa chất, nước tẩy rửa, ô nhiễm nguồn nước,... có thể là nguyên nhân dẫn đến làn da bị nhạy cảm và gây ra bệnh á sừng.
  • Dị ứng: Dị ứng thời tiết hoặc dị ứng thực phẩm cũng sẽ là nguồn cơn dẫn đến bệnh á sừng cho người bệnh. 
  • Thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lớp sừng của người bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của

  • Hạn chế chức năng của da: Bệnh viêm da cơ địa á sừng dẫn đến lớp sừng bị suy yếu, da dần mất đi độ ẩm và khô hơn, sần sùi và dễ nứt nẻ hơn. Từ đây, bệnh sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch của người mắc bệnh, dẫn đến suy kiệt sức khỏe. 
  • Gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày: Khi bệnh trở nặng sẽ gây ra nhiều cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh, nhất là trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này diễn ra lâu sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe của họ. 
  • Nhiễm trùng gây hoại tử da: Bệnh viêm da cơ địa á sừng làm bít tắc lỗ chân lông, khiến cho mồ hôi và các chất cặn bã không thể thoát ra ngoài, gây ngứa ngáy và nhiễm khuẩn da, thậm chí nhiễm trùng máu. Không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, căn bệnh này còn có thể làm da bị nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử da.
  • Dẫn đến các bệnh lý khác: Người mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng có nguy cơ cao mắc các bệnh kèm theo như bệnh gout, bệnh parkinson,... bởi á sừng liên quan đến các rối loạn trực tiếp ở da. Đặc biệt, người mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những người khác vì liên quan đến rối loạn đường trong máu.

Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng vết thương gây hoại tử da do viêm da cơ địa á sừng gây ra
Viêm da cơ địa á sừng dễ gây nhiễm trùng vết thương dẫn đến hoại tử

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa á sừng

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng cách kiểm tra các triệu chứng và biểu hiện của người bệnh, bao gồm những mụn sưng đỏ, vảy vàng và màu sắc của móng. 
  • Soi tế bào da: Để phân biệt rõ hơn với các bệnh về da khác, các bác sĩ có thể lấy mẫu da của bệnh nhân và soi dưới kính hiển vi nhằm thấy rõ tình trạng tế bào da. 
  • Xét nghiệm máu: Việc lấy máu để xét nghiệm nhằm mục đích phát hiện các triệu chứng tương tự, như các bệnh thuộc dạng thấp của viêm khớp.

Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Người có yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng thì nguy cơ những người trong gia đình đấy mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường. 
  • Người có hệ miễn dịch không tốt: Người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu có khả năng tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa á sừng. 
  • Người sống trong môi trường độc hại: Khi tiếp xúc quá lâu trong môi trường độc hại như thuốc lá, chất kích thích, ô nhiễm không khí,... có thể là khởi nguồn của căn bệnh viêm da cơ địa á sừng. 
  • Người gặp các vấn đề về sức khỏe: Những người đã mắc các bệnh nền như: Tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,... cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa á sừng

  • Không được tiếp xúc trực tiếp với môi trường độc hại như hóa chất, xăng, dầu,... Nếu bắt buộc làm việc trong môi trường này thì người bệnh nên đeo găng tay bảo hộ, ủng, quần áo bảo hộ,...
  • Không nên ngâm rửa chân nhiều và để chân ẩm ướt trong thời gian dài sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. 
  • Không nên ngâm tay chân nước muối vì da sẽ dễ bị khô và nứt nẻ. 
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm gây dị ứng với cơ thể như hải sản, đồ ăn lên men,...
  • Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ 
  • Khi da bị tổn thương, người bệnh không nên gãi nhiều để tránh gây nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập da. 
  • Bổ sung những vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, E,... để tăng sức đề kháng và chất cần thiết cho người bệnh.

Rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa á sừng
Rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa á sừng

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Khi xuất hiện các triệu chứng da khô nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy kéo dài mà không rõ nguyên nhân. 
  • Đau nghiêm trọng hoặc chảy máu nhiều vùng da bị tổn thương 
  • Các vùng da bị thương bị chai sần và dày lên thấy rõ.

Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa á sừng

Điều trị bệnh bằng Tây Y

  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong những trường hợp có biểu hiện của nhiễm trùng và được chỉ định bởi bác sĩ như: Nizoral, Griseofulvin,...
  • Thuốc kháng nấm: Người bệnh dùng khi xuất hiện biểu hiện nấm của những vùng da bị á sừng như Imidazol,...
  • Thuốc giảm ngứa: Một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa và chống dị ứng như: histamin,...
  • Thuốc bôi ngoài da: Giúp người bệnh giảm tình trạng bong tróc da được bác sĩ khuyên dùng như: dizigone,... 
  • Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa.  

Thuốc bôi ngoài được các bác sĩ khuyên dùng khi bị viêm da cơ địa á sừng
Thuốc bôi ngoài được các bác sĩ khuyên dùng khi bị viêm da cơ địa á sừng

Khi người bệnh chọn phương pháp điều trị bằng Tây Y, cần chú ý kiểm tra kỹ lưỡng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ bởi nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Chữa á sừng viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian

Đây là những bài thuốc đơn giản, chi phí ít tốn kém được lưu truyền trong dân gian từ lâu và được sử dụng cho tới ngày nay mà mọi người có thể tham khảo. 

  • Bài thuốc 1: Sử dụng lá trầu không: Rửa sạch 10-15 lá trầu không vò nát và đun sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó, người bệnh dùng nước trầu không ngâm rửa vùng da bị á sừng mỗi ngày khoảng 15-20 phút.

Mẹo dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm da cơ địa á sừng là bài thuốc dân gian
Mẹo dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm da cơ địa á sừng là bài thuốc dân gian

  • Bài thuốc số 2: Sử dụng lá trà xanh: Đun sôi lá chè tươi đã được rửa sạch cùng 1 chút muối trong khoảng 15 phút để đạt hiệu quả tối đa. Sau đó, người bệnh dùng nước đấy để ngâm rửa vùng da bị tổn thương mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng dầu dừa để chữa bệnh á sừng: Người bệnh vệ sinh vùng da bị á sừng và bôi dầu dừa cũng như massage nhẹ nhàng lên vùng da đấy trong khoảng 1h và rửa sạch lại với nước. Việc làm này giúp vùng da bị á sừng hạn chế bong tróc và đóng vảy trắng. 

Chữa bệnh viêm da cơ địa á sừng bằng Đông Y

Một số bài thuốc Đông Y phổ biến được nhiều người sử dụng mà người bệnh có thể tham khảo: 

Bài thuốc dạng uống

Bài thuốc số 1:

  • Nguyên liệu chính: Lấy mỗi loại 12gr các loại sau: Hà thủ ô, ké đầu ngựa, huyền sâm, sinh địa và hỏa ma nhân.
  • Cách thực hiện: Sắc 1 thang thuốc trên cùng 4 chén nước trên lửa nhỏ. Đun cho đến khi nào còn 1 chén nước thuốc thì tắt bếp. Uống mỗi ngày 1 thang thuốc khi còn ấm cho đến khi nào tình trạng bệnh cải thiện. 

Bài thuốc số 2:

  • Nguyên liệu: Lấy kinh giới, rau má, bồ công anh, thổ phục linh, hạ khô thảo và đơn tướng quân mỗi vị 12gr; trinh nữ hoàng cung 10gr và thuốc xích đồng 9gr
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả những vị thuốc trên cùng 5 chén nước cho đến khi cạn còn 1 chén nước thuốc thì tắt bếp. Uống liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

Bài thuốc dạng ngâm, rửa, tắm

Bài thuốc số 1:

  • Nguyên liệu chính gồm: 500gr mang tiêu, 240gr cúc hoa dạ và khô phàn, xuyên tiêu mỗi vị 120gr.
  • Cách thực hiện: Cho hết tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm cùng lượng nước vừa đủ đun sôi để lấy nước tắm và ngâm vùng da bị tổn thương. Trong quá trình ngâm rửa, người bệnh nên kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da bị á sừng khoảng 30 phút mỗi lần. 

Bài thuốc số 2:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các loại dược liệu: hỏa tiêu, khô phàn, phác tiêu và dã cúc khoa mỗi vị 6gr.
  • Cách thực hiện: Đun tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị với một lượng nước vừa đủ đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Dùng nước này vệ sinh vùng da bị thương mỗi ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Những thành phần thuốc Đông Y như khô phàn được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa á sừng
Những thành phần thuốc Đông Y như khô phàn được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa á sừng

Bài thuốc kết hợp uống và ngâm rửa

  • Nguyên liệu: Cần đủ những nguyên liệu chính: Bồ công anh, ké đầu ngựa, rau má, bạc sau, khổ sâm, đơn đỏ, kim ngân, xác ve sầu, vỏ gạo, xích đồng, hạ khô thảo, thổ phục linh và cây trinh nữ mỗi vị 12gr.
  • Cách thực hiện: Đun sôi những nguyên liệu đã được chuẩn bị cùng 4 chén nước lọc. Chú ý đến khi hỗn hợp cô đặc còn khoảng 1 chén nước thuốc thì tắt bếp và uống trong ngày khi nước còn ấm. Một thang thuốc có thể sắc 2 lần, lần đầu uống, lần sau ngâm rửa vùng bị thương sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.  

Nhiều người chọn phương pháp chữa bệnh bằng Đông Y vì nó an toàn và lành tính, tuy nhiên phải kiên trì một thời gian mới có tác dụng chứ không có tác dụng tức thời như thuốc Tây Y.

Dược liệu chữa bệnh viêm da cơ địa á sừng

Một phương pháp chữa bệnh được khá nhiều người bệnh áp dụng chính là sử dụng dược liệu để chữa bệnh viêm da cơ địa á sừng. Một số dược liệu quý được dùng phổ biến như: hà thủ ô, rau má, đơn đỏ, kim ngân, huyền sâm, ké đầu ngựa, bồ công anh, cúc hoa dạ, …

Ké đầu ngựa là dược liệu được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa á sừng
Ké đầu ngựa là dược liệu được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa á sừng

Với chức năng làm làm mát cơ thể từ bên trong, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện những vết thương ngoài da, các dược liệu này sẽ giúp người bệnh nhanh lành vết thương hơn. 

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên hỏi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng.  

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm da cơ địa á sừng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Hãy tham khảo bài viết và phát hiện cũng như chữa trị kịp thời để tránh những trường hợp không muốn xảy ra nhé!

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không

Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

Viêm da cơ địa mất dấu vân tay nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan rộng. Tình trạng này do đâu mà xuất hiện, có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị, phục hồi là điều rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tapchidongy.org tìm hiểu những thông tin chi tiết về hiện tượng và tìm...
Nhắc đến các bệnh về da phổ biến hiện nay không thể bỏ qua bệnh viêm da cơ địa. Ngoài thắc mắc về nguyên nhân, cách chữa, thì không ít người bệnh phân vân về việc bị viêm da cơ địa có nên tắm biển không. Tham khảo ngay các thông tin sau để biết được câu trả lời chính...
Viêm da cơ địa có di truyền không, lây không khi mà đây là căn bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người. Để biết câu trả lời chính xác xoay quanh vấn đề này, hãy tham khảo thông tin về bệnh viêm da cơ địa được tapchidongy tổng hợp trong bài viết dưới đây.  Viêm da cơ địa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Da Cơ Địa Á Sừng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan