Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến ở mặt cần cẩn trọng trong việc điều trị để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho làn da. Bởi làn da mặt vốn mỏng manh và khá nhạy cảm nên cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến. Từ đó, lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cao.

Vảy nến ở mặt là gì?

Vẩy nến ở mặt xuất hiện là do miễn dịch tự miễn bị rối loạn, dẫn đến các tế bào mới hình thành và phát triển nhanh hơn mức bình thường gấp nhiều lần. Từ đó, xuất hiện các mảng sừng dày, có vảy với triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, khó chịu.

Vảy nến ở mặt là gì
Vảy nến ở mặt là gì

Mức độ vảy nến ở mặt thường nhẹ. Thế nhưng, bệnh thường gây ảnh hưởng rộng, không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn lan sang cả cổ, trán, tai, đường chân tóc.

Triệu chứng vảy nến ở mặt

Vảy nến da mặt là hiện tượng các khu vực trên mặt như trán trên, lông màu, giữa môi và mũi, đường chân tóc bị tăng sinh và viêm tế bào. Tùy từng vị trí xuất hiện trên mặt mà triệu chứng của bệnh có sự khác biệt đôi chút.

Triệu chứng vảy nến ở mắt

  • Bạn sẽ cảm thấy mắt bị kích thích và khô hơn so với bình thường.
  • Khả năng quan sát bị suy giảm.

Triệu chứng vảy nến ở mí mắt

  • Hàng lông mi của mắt xuất hiện lớp vảy che phủ.
  • Vành mi mắt có đặc điểm là cứng hơn bình thường và có màu đỏ.
  • Vành mi mắt có thể cụp xuống dưới hoặc hướng lên trên, khiến mí mắt căng, thậm chí là mí mắt bị viêm.
Vảy nến ở da mặt xuất hiện ở mí mắt
Vảy nến ở da mặt xuất hiện ở mí mắt

Triệu chứng vảy nến ở miệng

Với những người bị vảy nến ở miệng sẽ xuất hiện lớp vảy màu xám hoặc trắng tại trong má, mũi, trên môi và cả khu vực lưỡi, lợi.

Triệu chứng vảy nến ở tai

Thính lực bị suy giảm do lượng vảy tích tụ chặn ống tai. Tuy nhiên, tai bên trong thường không bị ảnh hưởng căn bệnh này.

Nguyên nhân gây vảy nến trên mặt

Vảy nến ở mặt đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Thế nhưng, theo nhiều phán đoán của các chuyên gia thì căn bệnh này có thể do hệ thống miễn dịch bị rối loạn gây nên. Lúc này, hệ miễn dịch không tấn công vào virus, vi khuẩn như cơ chế thông thường mà quay lại tấn công vào tế bào của cơ thể. Từ đó, khiến tế bào da bị tổn thương, dẫn đến làn da phải sản sinh tế bào nhanh hơn và gây ra bệnh vảy nến.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng, một số yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến:

Yếu tố di truyền

Nếu gia đình từng người có thân cùng huyết thống mắc bệnh vảy nến, nhất là những người có mối quan hệ gần như cha mẹ thì tỷ lệ những đứa con sinh ra cũng mắc bệnh vảy nến ở mặt cao hơn. Bởi thực tế, bệnh vảy nến có liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền.

Nhiễm khuẩn

Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại, nhất là vi khuẩn liên cầu. Kết hợp với đó việc sử dụng chất tẩy rửa hoặc vệ sinh không sạch sẽ càng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nguyên nhân gây vảy nến ở mặt
Nguyên nhân gây vảy nến ở mặt

Da bị tổn thương

Khi làn da xuất hiện tổn thương do ngã hoặc do vết cắt, vết xước… mà không được chăm sóc cẩn thận cũng có thể gây nên bệnh vảy nến. Ánh nắng mặt trời tác động thường xuyên và liên tục cũng sẽ khiến làn da bị tổn thương. Vì thế, làn da trở nên yếu hơn, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Từ đó, khiến làn da xuất hiện vảy nến.

Một số yếu tố khác

Ngoài những yếu tố kể trên, nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc corticoid hoặc lạm dụng các chất kích thích cũng dễ gây ra bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu hụt vitamin D, béo phì cũng được xem là một trong số tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở mặt.

Phương pháp điều trị vảy nến trên da mặt

Vảy nến mặt cần điều trị đúng cách, kịp thời để tránh vùng da bị viêm ngày càng nghiêm trọng hơn. Căn cứ vào từng mức độ mà chúng ta có những phương pháp chữa trị phù hợp.

Điều trị vảy nến trên mặt bằng phương pháp dân gian

Những bài thuốc dân gian thích hợp để điều trị vảy nến ở thể nhẹ nhằm giảm triệu chứng của bệnh, làm lành vùng da tổn thương.

Sử dụng giấm táo

Thành phần trong giấm táo có chứa axit lactic với tác dụng giảm ngứa, chống viêm và sát khuẩn. Vì thế, sử dụng loại nguyên liệu này đúng cách sẽ loại bỏ các mảng vảy nến ở mặt.

Dùng giấm táo là mẹo dân gian được đông đảo người bệnh tin tưởng chữa các chứng bệnh về da
Dùng giấm táo là mẹo dân gian được đông đảo người bệnh tin tưởng chữa các chứng bệnh về da

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 lượng giấm táo vừa đủ cho vào bát. Sau đó, pha thêm lượng nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc vào để thu được dung dịch loãng.
  • Làm sạch vùng da bị vảy nến trên mặt bằng nước ấm. Sau đó, thoa trực tiếp dung dịch đã pha lên da, nhẹ nhàng massage vài phút để các dưỡng chất hấp thụ vào da tốt nhất.
  • Sau khoảng 15 phút thì rửa lại da với nước.

Lưu ý: Với những vùng da có vết thương hở hoặc đang chảy máu thì không nên dùng giấm táo để tránh bị rát, xót da.

Nha đam chữa vảy nến ở mặt

Thành phần trong nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, loại bỏ các mảng bám trên da do bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi. Loại bỏ hết lớp vỏ bên ngoài và lấy phần gel bên trong.
  • Sau khi vệ sinh sạch làn da bị vảy nến, bạn nhẹ nhàng thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da và lưu lại trong thời gian 15 phút rồi rửa sạch với nước.

Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì trong khoảng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả.

Chữa bệnh vảy nến trên mặt bằng dầu oliu

Thành phần trong dầu oliu có chứa lượng lớn vitamin E, axit amin, axit omega 3. Những dưỡng chất này có tác dụng chống viêm, làm mềm da và làm dịu các vùng da bị kích ứng do vảy nến gây nên.

Các bạn chỉ cần duy trì đều đặn thói quen thoa dầu oliu lên vùng da bị vảy nến mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ cảm nhận hiệu quả chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Đồng thời, giúp làn da ngày càng mềm mại, tươi trẻ hơn.

Điều trị bệnh vảy nến da mặt bằng thuốc tây

Thuốc Tây là một trong những phương pháp điều trị bệnh vảy nến phổ biến và được nhiều người tiêu dùng. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh, đó là:

  • Vitamin D tổng hợp: Những loại thuốc này sẽ bao gồm dạng kem bôi và thuốc mỡ như Calcipotriene (Daivonex, Sorilux). Thuốc có tác dụng làm các tế bào da phát triển chậm lại. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây kích ứng da. Đối với những trường hợp có làn da nhạy cảm sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp hơn. Thông thường sẽ là Calcitriol (Rocaltrol, Vertical).
  • Thuốc vitamin A (Retinoids): Những loại thuốc này có tác dụng giảm và ngăn chặn tình trạng viêm, sưng, đồng thời loại bỏ các mảng vảy. Loại thuốc thường được chỉ định là Tazarotene (Tazorac). 
  • Thuốc chứa Corticosteroid nồng độ thấp: Tùy từng mức độ vảy nến ở mặt, cơ địa mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc dạng kem, dạng mỡ hay dạng xịt. Tác dụng của thuốc là giảm sưng đỏ trên da. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, với tần suất vài lần trên tuần. Bởi nếu dùng lâu dài sẽ làm mỏng da, gây rạn mạch máu và rạn da.
Thuốc Tây dạng bôi chữa vảy nến
Thuốc Tây dạng bôi chữa vảy nến
  • Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa): Đây là thuốc mỡ không chứa steroid, tác dụng ngăn cản hoạt động của các chất gây kích ứng da. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải cẩn trọng không dùng quá liều vì thuốc có thể gây kích ứng nhẹ.
  • Coal tar: Loại thuốc này chính là dẫn xuất của than đá và không cần kê toa. Bạn có thể lựa chọn thuốc ở dạng kem, gel, xà phòng, thuốc mỡ, dầu gội… tùy theo vị trí bị vảy nến trên mặt. Tác dụng chính của thuốc là kháng khuẩn, ký sinh trùng và giảm ngứa. Đồng thời, kháng lại sự tăng sinh quá mức của tế bào gai và tế bào sừng.
  • Pimecrolimus (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Hai loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Tuyệt đối không quá lạm dụng vì có thể làm tăng nguy cơ của bệnh ung thư.
  • Lotion, kem, kem dưỡng ẩm: Những loại thuốc này sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh vảy nến như khắc phục tình trạng da khô, đóng vảy, giảm ngứa.
  • Axit salicylic: Để gia tăng hiệu quả, thuốc cần được dùng kèm với coal tar hoặc steroids. Loại thuốc này cũng không cần kê đơn và có tác dụng trong việc điều trị bệnh ngoài da.

Lưu ý: Nếu điều trị vảy nến ở mặt bằng các thuốc kể trên mà không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc theo toa. Chủ yếu là các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc sinh học. Nhóm thuốc này bao gồm có: Etanercept-szzs (Erelzi), Infliximab (Remicade), Secukinumab (Cosentyx), Adalimumab (Humira), Adalimumab-atto (Amjevita), Etanercept ( Enbrel), Ustekinumab (Stelara), Brodalumab (Sliq).
  • Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác là: Apremilast (Otezla), Cyclosporine (Neoral), Retinoids liều thấp, Methotrexate (Trexall).

Điều trị vảy nến bằng phương pháp quang trị liệu

Ngoài thuốc tây, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp quang trị liệu, tức là sử dụng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng tổng hợp để loại bỏ bệnh vảy nến trên da. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng ánh sáng tự nhiên: Đây có thể là ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sàng mặt trời.
  • Quang trị liệu UVB dải hẹp: Những người bị vảy nến ở mặt mức độ nặng và vừa sẽ được chỉ định phương pháp này. Theo nhiều nghiên cứu, có hơn 50% bệnh nhân ổn định trong vòng 6 tháng khi áp dụng phương pháp này.
  • Quang trị liệu UVB: Phương pháp này sẽ làm tốc độ tăng trưởng và bong tróc tế bào da chậm lại.
Phương pháp quang trị liệu chữa vảy nến
Phương pháp quang trị liệu chữa vảy nến ở mặt
  • Liệu pháp Goeckerman: Phương pháp quang trị liệu này sẽ kết hợp coal tar và tia UVB. Lý do coal tar (một dẫn xuất của than đá) sẽ hỗ trợ làn da hấp thụ tia UVB thuận lợi, dễ dàng hơn. Liệu pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ nhẹ và trung bình.
  • Kết hợp tia cực tím UVA (PUVA) với liệu pháp ánh sáng hoặc chất psoralen: Theo đó, người bệnh sẽ bôi kem psoralen lên da, tiếp đến tiến hành chiếu sáng UVA. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng để điều trị cho những người bị vảy nến mức độ nặng và vừa.
  • Tia Laser excimer: Liệu pháp này phù hợp để điều trị bệnh cho những người bị vảy nến da mặt mức độ trung bình và vùng da bị bệnh trên diện tích nhỏ. Sử dụng tia Laser sẽ giúp tia sáng UVB tập trung tại vùng da bị bệnh mà không gây tác động đến khu vực xung quanh.

Điều trị vảy nến ở mặt bằng phương pháp đông y

Ngoài những cách kể trên, đông y hiện cũng nhận được sự đánh giá cao, yêu thích của nhiều người trong việc điều trị bệnh vảy nến trên mặt. Đông y cho rằng, bệnh vảy nến do phong nhiệt, phong hàn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, khiến cơ thể bị nhiệt huyết, điều hòa cơ thể bị rối loạn và gây ra bệnh vảy nến. Tùy từng nguyên nhân với triệu chứng khác nhau mà đông y sẽ sử dụng bài thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Nếu nguyên nhân do phong hàn gây ra, sẽ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, đông y sẽ sử dụng các bài thuốc khu phong để điều trị.
  • Trong trường hợp, nguyên nhân do phong nhiệt gây ra, với các triệu chứng điển hình của bệnh của lở loét, nhiễm trùng. Lúc này, bài thuốc thanh nhiệt, giải độc sẽ được chỉ định để điều trị vảy nến ở mặt.
Các bài thuốc đông y tác động tận gốc là lựa chọn phù hợp với mọi đối tượng
Các bài thuốc đông y tác động tận gốc là lựa chọn phù hợp với mọi đối tượng

Phương pháp đông y có ưu điểm là sử dụng các thảo dược thiên nhiên làm các vị thuốc. Vì thế, vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa đảm bảo sự an toàn, lành tính và tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, đông y chú trọng trị bệnh bằng cách loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây ra vảy nến. Do đó, mang lại hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, các bài thuốc đông y cần sử dụng lâu dài mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần phải được các lương y thăm, kiểm tra để kê các bài thuốc phù hợp. Bởi vậy, bạn cần đi thăm khám và thực hiện liệu trình điều trị bệnh theo đúng chỉ dẫn của lương y để mang lại hiệu quả cao nhất.

Những lưu ý khi điều trị da bị vảy nến ở mặt

Ngoài việc tuân thủ liệu trình điều trị bệnh vảy nến trên da mặt, chúng ta cũng cần chú ý điều chỉnh lại lối sống, sinh hoạt, ăn uống nhằm hỗ trợ quá trình chữa bệnh nhanh, hiệu quả hơn. Do đó, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn giữ gìn làn da sạch sẽ bằng cách rửa mặt ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, kính để bảo vệ da trước khói bụi, vi khuẩn, ô nhiễm.
  • Tăng cường các loại hoa quả, rau xanh chứa lượng vitamin C, A, E trong thực đơn nhằm cải thiện sức đề kháng.
  • Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, cà phê… Các loại thịt đỏ, sữa, chế phẩm từ sữa cần hạn chế.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút với bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng.
  • Dù lựa chọn phương pháp điều trị nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, khi dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng, cách dùng.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra mức độ diễn biến của bệnh và hiệu quả của phương pháp điều trị. Từ đó, bác sĩ mới có hướng thay đổi phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh vảy nến ở mặt. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn sớm điều trị thành công tình trạng bệnh để sớm lấy lại vẻ đẹp của làn da, đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt trở lại bình thường.

Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan