Viêm da cơ địa là một loại bệnh mãn tính bẩm sinh. Bệnh sẽ bộc phát khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, thời tiết, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất,…. Trong đó chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bệnh viêm da cơ địa. Vậy người bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì? 15 thực phẩm càng ăn bệnh càng nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc người bệnh lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp bệnh viêm da cơ địa nhanh được cải thiện. Ngược lại nếu ăn uống không hợp lý sẽ khiến các triệu chứng ngày càng nặng thêm, đồng thời khiến bệnh kéo dài dai dẳng và khó kiểm soát.
Vậy đang điều trị viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm người bệnh nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng.
Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, ốc, cá biển,… đều là những loại thực phẩm rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên chúng cũng có chứa nhiều histamin – tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng dị ứng ở người. Khi chất này kích thích vào các mao mạch dưới da sẽ khiến người bệnh bị ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Do đó những bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần tránh sử dụng các loại hải sản này dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tiêu thụ với mức độ lớn thậm chí còn dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các loại thịt đỏ
Những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu,… đều nằm trong danh sách các loại thực phẩm mà người bị viêm da cơ địa không nên sử dụng. Trong thành phần của thịt đỏ có chứa hàm lượng lớn protein. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây kích thích hệ miễn dịch. Điều này có thể tạo ra các phản ứng viêm da, nổi mề đay ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Các nghiên cứu đã cho thấy, trong thành phần của sữa động vật có chứa hơn 20 hoạt chất có thể gây dị ứng ở người. Đặc biệt, loại hàm lượng protein casein trong sữa không chỉ làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn gây ra tình trạng dị ứng. Từ đó dẫn đến tình trạng phát ban và viêm da cơ địa.
Đặc biệt các triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ. Vì vậy trong thời gian điều trị bệnh, bạn không nên sử dụng các loại sữa động vật, sữa tiệt trùng, phomai, bơ, bánh sữa,… để tránh cho tình trạng mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
Tinh bột và đường
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua các nhóm thực phẩm giàu tinh bột và đường hóa học. Những thực phẩm này bao gồm các loại bánh quy, kẹo, bánh ngọt, bánh mì, ngũ cốc, hoa quả sấy, mứt,… Nguyên nhân là bởi các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến cho tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đối với những người bị viêm da cơ địa nói riêng và mắc các bệnh lý da liễu nói chung cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ. Nguyên nhân là bởi chúng có thể gây hại cho gan, khiến chức năng gan bị suy giảm. Từ đó không thể đào thải được các độc tố ra bên ngoài và gây ra tình trạng ngứa ngáy ngoài da.
Chưa kể, nhóm thực phẩm này còn gây suy giảm miễn dịch, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, béo phì. Vì vậy người bệnh nên hạn chế tiêu thụ những đồ ăn như: Gà rán, thịt quay, xúc xích rán, lẩu cay, mì cay,…
Trứng
Trứng là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nó lại không tốt cho bệnh nhân đang điều trị viêm da cơ địa. Các nghiên cứu đã cho thấy, có hơn 70% các trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa sau khi ăn trứng hoặc các sản phẩm được chế biến từ trứng. Ngoài ra, trong thành phần của trứng có chứa nhiều protein, có thể khiến tình trạng ngứa ngáy, mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến da, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm và hình thành sẹo thâm tại vùng da bị bệnh.
Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men bao gồm các loại dưa muối, cà muối, rau củ muối, kim chi, thịt chua,… Đây đều là những món ăn được rất nhiều người yêu thích. Nhưng với bệnh nhân bị các bệnh về da liễu thì không nên sử dụng bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.
Ngoài ra, lượng acid có trong các loại rau củ muối này có thể khiến gan thận bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó người bệnh sẽ có xu hướng bị ngứa ngáy, mẩn đỏ nhiều hơn. Vì vậy trong thời gian điều trị bệnh bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
Rượu bia và chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm các loại rượu, bia, thuốc lá,…. có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, đồng thời làm tích tụ độc tố trong cơ thể. Khi cơ thể không thể thải độc ra ngoài chúng sẽ tích tụ dưới da và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Ngoài ra uống nhiều rượu bia cũng sẽ gây kích thích hệ thần kinh và kích hoạt phản ứng viêm ngứa trên da. Vì vậy những người đang trong thời gian điều trị viêm da cơ địa nên tránh sử dụng các chất kích thích này để hỗ trợ bệnh nhanh khỏi.
Thịt gà
Thịt gà chính là câu trả lời cho thắc mắc bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì. Thịt gà có tính hàn, có thể kích hoạt phản ứng viêm ở những bệnh nhân đang bị viêm da cơ địa. Ngoài ra loại thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ bị mưng mủ, ngứa ngáy và để lại sẹo thâm sau điều trị. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của thịt gà đối với mỗi người bệnh là khác nhau. Vì vậy bạn có thể xem xét việc tiêu thụ thịt gà sao cho an toàn và hiệu quả.
Đậu nành
Trong thành phần của đậu nành có chứa một lượng lớn protein. Trong đó có một số loại protein có thể gây ra tình trạng dị ứng kéo dài. Vì vậy người bệnh nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu nành trong thời gian điều trị bệnh như: Đậu phụ, sữa đậu nành, đậu tương lên men, nước đậu, óc đậu, tào phớ,…
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một hoạt chất thường có trong bánh mì, lúa mì, ngũ cốc tổng hợp….. Đây cũng là tác nhân gây ra các vấn đề dị ứng trên da. Tình trạng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị dị ứng lúa mì, không dụng nạp gluten hoặc nhạy cảm với gluten. Vì vậy nhiều người đã áp dụng chế độ ăn không gluten để giảm triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Một số loại đậu, hạt
Một số loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, đậu phộng,… có chứa nhiều đạm. Đối với những người bình thường thì chúng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên với người có cơ địa dị ứng thì sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng hơn. Do đó bạn cần lưu ý hạn chế ăn các món có chứa các loại hạt này để tránh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Đồ ăn nhanh, đồ hộp
Đô ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp là những thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia, dầu mỡ, chất bảo quản, muối, natri, nitrit,… Những chất này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng tình trạng dị ứng viêm nhiễm trên da. Khiến cho quá trình điều trị viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng và dễ tái phát.
Thực phẩm chứa niken
Niken là một hợp chất thường có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, bột yến mạch, socola, nghêu, sò, trà đen, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, thịt đóng hộp. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, Niken là một chất có khả năng kích hoạt phản ứng viêm da. Do đó nếu bạn đang điều trị viêm da cơ địa hoặc các bệnh da liễu khác thì nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm dầu mỡ, nhiều gia vị
Người đang điều trị viêm da cơ địa nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị như khoai tây chiên, gà rán, thịt rán, các món nướng,… Nguyên nhân là bởi các loại thực phẩm này đều có chứa chất béo bão hòa, khó chuyển hóa trong cơ thể. Từ đó làm suy yếu hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây ra tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày.
Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đô ăn dầu mỡ sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tăng nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm da, nổi mụn, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ cho đến khi tình trạng viêm da cơ địa được khỏi hẳn.
Viêm da cơ địa nên ăn gì?
Bên cạnh thắc mắc bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần tích cực sử dụng những loại thực phẩm sau để giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo da, giảm viêm nhiễm, giúp bệnh nhanh được cải thiện.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A không chỉ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể mà còn góp phần làm tăng kháng thể và các tế bào lympho. Từ đó giúp giảm viêm nhiễm và bảo vệ làn da khỏi những tổn thương bên ngoài. Vì vậy người bệnh bị viêm da cơ địa nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A như gan bò, cà rốt, đậu mắt đen, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông,…
Thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin nhóm B bao gồm 8 loại: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B7, vitamin B9, vitamin B12. Mỗi loại đều có những vai trò riêng tuy nhiên chúng đều có chung công dụng đó là rất tốt cho làn da. Cụ thể:
- Vitamin B1: Giúp chống oxy hóa, loại bỏ các độc tố trong da, chống lão hóa hiệu quả.
- Vitamin B2: Duy trì hàm lượng collagen, ngăn ngừa mụn trứng cá, đẩy nhanh quá trình trao đổi tế bào, giúp da căng mịn và chống lão hóa.
- Vitamin B3: Ngăn ngừa mụn, hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang, chống nắng hiệu quả, làm dịu làn da khi bị kích ứng.
- Vitamin B5: Cấp ẩm, giữ nước trên da, cải thiện độ đàn hồi của da, kiểm soát bã nhờn, giảm kích ứng, giảm mụn.
- Vitamin B6: Thúc đẩy sản xuất tế bào cơ thể, chuyển hóa protein, tái tạo tế bào da, cải thiện tình trạng da khô, tróc vảy, thâm sạm.
- Vitamin B7: Sản xuất và phục hồi tế bào da, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp phục hồi và cấp ẩm cho da.
- Vitamin B9: Giúp cơ thể thanh lọc, giảm viêm sưng, đồng thời tham gia vào quá trình tái tạo tế bào.
- Vitamin B12: Điều tiết hoạt động sản xuất melanin, ngăn ngừa nám, tàn nhang, sẹo thâm, thúc đẩy trao đổi chất và protein, giúp da láng mịn.
Vitamin nhóm B có nhiều trong các loại thực phẩm như: Chuối, bông cải xanh, rau chân vịt, cà chua, đậu gà, hạt hướng dương, quả bơ, hạt hạnh nhân, nấm, hạt vừng,… Vì vậy người bệnh nên tích cực sử dụng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E được biết đến là một hợp chất quan trọng cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lão hóa hiệu quả. Đồng thời vitamin E còn là một hợp chất chống viêm cực mạnh, giúp giảm sưng ngứa, phù nề, phát ban và những triệu chứng khác của bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, vitamin E còn giúp làn da của người bệnh thêm mịn màng, đàn hồi, tươi trẻ.
Những loại thực phẩm giàu vitamin E mà người bệnh nên sử dụng hàng ngày đó là: Dầu hướng dương, bơ, hạt bí, hạt hướng dương, rau cải, rau chân vịt, rau bina, hoa quả, củ cải,…
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một loại khoáng chất quan trọng có lợi cho sức khỏe. Sử dụng các loại thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp thanh lọc gan, thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da và nạp oxy cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm sẽ khiến người bệnh dễ gặp phải các vấn đề về da liễu như: Mụn trứng cá, nổi mẩn đỏ, viêm da cơ địa…
Các chuyên gia cho biết, sử dụng thức ăn giàu kẽm sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm da cơ địa và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Một số thực phẩm chứa nhiều kẽm mà bạn nên bổ sung như: Hạt bí ngô, hạt vừng, bơ, lựu, quả mâm xôi, rau chân vịt,…
Thực phẩm giàu kali
Kali cũng là một khoáng chất có khả năng chống viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Người bệnh nên sử dụng các nguồn kali từ thực phẩm như: Chuối, cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi, nước dừa, măng tây, rau chân vịt, bông cải xanh, dưa leo tươi và khoai tây, khoai lang, cà tím, nấm, củ cải, củ dền, bí ngô,…
Thực phẩm giàu Omega 3
Omega là một chất kháng viêm, có rất nhiều tác dụng tốt cho làn da. Cụ thể, hoạt chất này giúp cung cấp độ ẩm cho da, giảm tình trạng da khô, đỏ hoặc ngứa do các bệnh như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến gây ra. Bên cạnh đó, hoạt chất này tham gia vào quá trình chữa lành vết thương trên da, chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa.
Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 cũng là một cách giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa. Omega-3 sẽ có trong các loại thực phẩm như: Cá chép, dầu gan cá tuyết, cá hồi, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó…
Thực phẩm có tính chống viêm
Thực phẩm có tính chống viêm có chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, catechin,… giúp cải thiện sức khỏe làn da, hỗ trợ chữa lành tế bào bị tổn thương, đồng thời ngăn ngừa tình trạng dị ứng, ngứa ngáy. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm mà người bệnh nên sử dụng bao gồm: Táo, quả mọng, bông cải xanh, trà xanh, việt quất, mật ong, nghệ, tỏi, hành, dầu oliu,…
Uống nhiều nước
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng góp phần cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cấp ẩm cho da, giảm tình trạng da khô, ngứa ngáy, bong tróc.
Đồng thời việc uống nước cũng giúp hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể, giúp đào thải nhanh các chất dị ứng ra bên ngoài. Từ đó giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại nước ép trái cây tươi, sinh tố, canh rau, detox,… Tránh sử dụng các loại nước ngọt có gas, trà sữa hoặc những loại nước ngọt đóng chai khác.
Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì. Mong rằng những chia sẻ này từ Tạp Chí Đông Y sẽ giúp bạn đọc có thể xây dựng được một thực đơn dinh dưỡng phù hợp, giúp bệnh nhanh được cải thiện và không tái phát.
Bác nào biết loại kem dưỡng da nào tốt không giới thiệu mình với ạ? Mua mấy loại dưỡng thể mà thấy chán quá, da vẫn cứ bị khô khó chịu, nhất là lúc trời hanh nữa
Tớ thấy dưỡng của eucerin hay avene dùng khá ổn đó, nó dưỡng ẩm sâu cho da, chỉ có điều giá hơi chát
Con mình 4 tháng tuổi bị viêm da cơ địa. Ở mặt, cổ, bụng với lưng nổi lên rất nhiều mẩn đỏ, rồi bị sưng mủ lên nữa. Nhưng mà mình mua sữa tắm lataco dành riêng cho da mẫn cảm, bị rôm sẩy viêm da cho con tắm nhưng vẫn không được. Có mẹ nào có con bị giống vậy không ạ?
Bé nhà tôi cũng bị giống thế, mẹ chồng tôi bảo là do dùng sữa tắm có chất hóa học nên nấu nước bồ kết với sả cho bé tắm. Thấy tắm được hơn tháng cũng đỡ đỡ được xíu. Tối thì nấu lá trầu không rồi nghiền ra đắp lên, sẽ giúp đỡ ngứa với kháng viêm tốt đó
Chị mua mấy tuýt thuốc kháng sinh bôi da ngoài quầy thuốc ấy. Có mấy loại đặc trị tầm 120-150k, với có cái chấm mụn sưng mủ của phamaco giá đâu tầm 230k thì phải, bôi với chấm lên cho bé, mà chỉ phần nào nổi mận thôi nhé, vì mấy loại này tác dụng mạnh nên bôi lên chỗ da lành nó cũng làm mỏng da đó, người lớn thì vô tư chứ trẻ con da mỏng phải cẩn thận
Nếu thế bạn thử dùng kem ketaconezol bôi cho con thử xem, 1-2 lần/ngày, tác dụng dịu da với đỡ ngứa nhanh lắm
Mình hay dùng cái chấm mụn của Đức màu xanh xanh để chấm cho con, cũng hiệu quả phết. Còn phần cổ thì bôi kem rau má cho mát
Cho em hỏi, con em cũng bị viêm da dầu và bị cả dị ứng đạm sữa bò nữa. Em lại có thói quen mỗi sáng sớm thức dậy sẽ uống 1 cốc sữa bò với tối trước khi ngủ cũng uống, vậy thì có ảnh hưởng đến con không ạ, hiện em vẫn đang cho con bú trực tiếp ạ
Tui nghe bảo còn nên tránh ăn nho với cam nữa đúng không nhỉ? Nó chứa Salicylat nên làm tăng gấp 3 lần nguy cơ gây ngứa da và nổi mẩn á.
Còn cả trái cây sấy khô như mít sấy chuối sấy,… nữa. Dạo này ngoài siêu thị tui còn thấy thêm mấy cái sữa chua khô nữa, tui ăn có 1 túi nhỏ nhỏ mà đêm lên cơn ngứa gãi cả đêm. Khiếp hồn khiếp vía luôn
Cùng chung hoạn nạn, tui dính chưởng vì lỡ “xay” cốc chè bưởi, may nhà có tuýp thuốc bôi sẵn mới thoát được. Mấy nốt mẩn lặn dần mà đỡ ngứa hẳn. Nhiều khi da khô quá tui cùng lôi ra bôi luôn
da bong tróc có bôi được không bạn, mình đang bôi tuýt thuốc mỡ có hình con rắn mà không ăn thua, lúc bôi thì đỡ chứ vài bữa nó lại bị lại, ngứa điên người
Cái tuýt hình con rắn mình cũng từng bôi rồi, nhưng nó giúp mềm da tức thời đó thôi, chỉ tác dụng bên ngoài chứ không chữa được tận gốc đâu. Bạn phải vừa uống thuốc để chữa bên trong cơ thể mình kết hợp bôi thêm tinh chất ngoài da nữa mới có tác dụng được
Bị viêm da cơ địa có ăn được thịt dê không các bác?
Thịt dê ăn nóng trong đúng không nhỉ, không thấy trong danh sách trên thì chắc là vẫn ăn được