Viêm cầu thận là gì? Bệnh này tuy khá quen thuộc tại Việt Nam nhưng nhiều người vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh do đâu và hướng điều trị như thế nào mới hiệu quả. Thực tế các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu như được phát hiện từ sớm. Hãy cùng tìm hiểu đôi điều về bệnh viêm cầu thận trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Viêm cầu thận là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh
Trong các căn bệnh liên quan đến thận, viêm cầu thận khá phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính. Căn bệnh này xuất hiện với các dấu hiệu như viêm nhiễm mạch máu thận, viêm nhiễm tiểu cầu.
Trong y học, cầu thận làm nhiệm vụ lọc máu, đưa chất thải vào nước tiểu và điều tiết máu trong cơ thể. Khi cầu thận bị viêm, chức năng thận suy giảm gây thận hư, thận yếu, suy thận…
Viêm cầu thận được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Mỗi loại lại mang một đặc điểm riêng, người bệnh cần lưu ý để theo dõi tình trạng sức khỏe:
- Viêm cầu thận cấp tính: Khi bạn bị nhiễm khuẩn ngoài da hoặc viêm nhiễm cầu thận sẽ dẫn đến bệnh viêm cầu thận cấp tính. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ làm tổn thương cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm cầu thận mãn tính: Lúc này thận có dấu hiệu bị teo, tình trạng viêm cầu thận cấp tính kéo dài không được chữa trị sẽ dẫn đến mãn tính, không thể phục chức năng thận được nữa.
Những đối tượng nào dễ bị viêm cầu thận? Bệnh tuy không phân biệt lứa tuổi, giới tình nhưng vẫn có những đối tượng nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Chẳng hạn như:
- Cầu thận bị viêm do đái tháo đường. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến và rất nhiều người mắc phải.
- Người mắc viêm cầu thận lupus ban đổ hệ thống gây mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Bệnh nhân mắc chứng cầu thận bị viêm cấp tính không được điều trị lâu ngày sinh ra mãn tính.
- Người sử dụng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến cầu thận.
- Người mắc chứng tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao khiến cầu thận bị viêm cấp tính.
- Người bị nhiễm khuẩn ngoài da, viêm họng cấp tính gây ra tình trạng nhiễm liên cầu tan huyết.
Nguyên nhân của căn bệnh viêm cầu thận
Cầu thận bị viêm nguyên nhân là do đâu? Cần phải tuyệt đối thận trọng với các dấu hiệu bệnh bởi nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này ở cơ thể người.
Do bệnh miễn dịch
Một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng viêm cầu thận có thể là do bệnh miễn dịch. Chẳng hạn như các loại bệnh dưới đây:
- Bệnh Lupus: Viêm cầu thận Lupus ban đỏ là một căn bệnh viêm nhiễm mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau như da, tim, phổi, khớp, máu…
- Bệnh lý ở thận IgA: Nguyên nhân tiếp theo là do bạn mắc phải bệnh lý ở thận có ký hiệu là IgA. Căn bệnh này do cầu thận tích lũy globulin miễn dịch A (IgA), phát triển trong nhiều năm mà không hề để lại các triệu chứng đáng chú ý nào.
- Bệnh phổi thận: Hội chứng phổi thận là nguyên nhân khiến cho cầu thận bị viêm. Hội chứng này gây nên hiện tượng chảy máu phổi, chảy máu cầu thận gây đau nhức, khó chịu.
Viêm cầu thận do nhiễm trùng
Nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Dưới đây là các căn bệnh nhiễm trùng thường xuất hiện trên cơ thể người:
- Hiện tượng nhiễm trùng do virus: Các loại virus như viêm gan B, viêm gan C, virus HIV… gây suy giảm hệ miễn dịch và là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh viêm cầu thận trên cơ thể người.
- Viêm họng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da: Nếu bạn bị viêm họng hay nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A rất có thể sẽ khiến cầu thận bị viêm cấp tính. Hiện tượng này xảy ra sau từ 10 đến 15 ngày nhiễm liên cầu. Trong đó trẻ em có khả năng phụ hồi nhanh chóng sau khi mắc căn bệnh này hơn người lớn nhưng khả năng nhiễm liên cầu khuẩn phát triển thành bệnh lý viêm cầu thận lại cao hơn.
- Do viêm nội tâm mạc: Vi khuẩn lan truyền qua máu, tích tụ ở tim gây ra nhiễm trùng. Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch như hở van tim, người sử dụng van tim nhân tạo… có nguy cơ cao mắc bệnh bệnh cầu thận bị viêm.
Do viêm mạch máu
Viêm cầu thận cũng có thể xảy ra với cơ thể người khi mắc phải chứng viêm mạch máu. Cụ thể:
- Bệnh nhân viêm đa động mạch gây ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa tại thận, ruột và tim mạch gây nên tình trạng viêm cầu thận.
- Cầu thận bị viêm do u hạt Wegener cũng rất nguy hiểm. Lúc này, tình trạng viêm mạch đã ảnh hưởng đến các mạch máu trong phổi, thận và hệ hô hấp trên cơ thể.
Một vài nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, với các căn bệnh, triệu chứng dưới đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cầu thận bị viêm:
- Bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường, tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cầu thận bị viêm.
- Viêm cầu thận bệnh học có thể xảy đến với cơ thể khi bạn sử dụng thuốc kháng viêm trong thành phần không chứa steroids.
- Người sử dụng các hóa chất độc hại, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
- Viêm cầu thận cấp tính không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến bệnh cầu thận bị viêm mãn tính.
- Người bị tăng huyết áp không thể kiểm soát được, người mắc chứng viêm mạch nhỏ có nguy cơ cao mắc bệnh cầu thận bị viêm.
- Bệnh nhân xơ hóa cầu thận khu trú xuất hiện các sẹo mô thận làm hình thành nên căn bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở cầu thận. Tình trạng này kéo dài gây nên chứng thận hư.
Mỗi nguyên nhân khác nhau, phương páp điều trị cũng có sự khác biệt. Cần phát hiện sớm nguyên nhân để có được phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất tránh làm bệnh trở nặng.
Viêm cầu thận triệu chứng là gì?
Có thể dựa vào các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để suy đoán xem mình có bị viêm cầu thận hay không. Tùy vào tình trạng bệnh là cấp tính hay mãn tĩnh, các dấu hiệu cũng sẽ có sự khác biệt. Trong đó nếu thấy xuất hiện những biểu hiện sau đây rất có thể bạn đã mắc bệnh:
- Trong nước tiểu có máu, màu sắc thay đổi đậm hơn bình thường và có màu nâu đỏ. Thậm chí người bệnh còn không đi tiểu được, đi tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo các hiện tượng như đau rát, khó chịu tại bàng quang.
- Khi đi vệ sinh, nước tiểu hơi sủi bọt. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong nước tiểu có chứa nhiều protein.
- Người bị tăng huyết áp một cách đột ngột rất có thể đã nhiễm phải bệnh thận.
- Khi nước tích nhiều ở tay, chân hay mặt gây phù nề, căng tức nguy cơ mắc phải bệnh cầu thận bị viêm khá cao. Cần đi khám bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng và điều trị.
- Mệt mỏi kéo dài kèm theo da xanh sao, cơ thể khó chịu, mất ngủ thường xuyên cũng có thể là do bạn bị viêm cầu thận. Lúc này cơ thể thiếu máu hoặc có thể do suy thận.
- Người thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh về thận trong đó nguy cơ cao nhất là chứng cầu thận bị viêm nhiễm.
Hậu quả của bệnh cầu thận bị viêm có thể bạn chưa biết
Cầu thận một khi chịu các tác động tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, loại bỏ các chất thải ra ngoài cơ thể. Cầu thận bị phá hủy sẽ dẫn đến tình trạng suy thận. Vậy cầu thận bị viêm có thật sự nguy hiểm như bạn nghĩ?
Câu trả lời chính xác là có. Khi mắc cầu thận bị viêm, công suất lọc chất thải sẽ giảm, nguy cơ chạy thận, ghép thận là rất cao. Phương pháp chạy thận sẽ gắn liền với bệnh nhân cả đời. Còn ghép thận thì người bệnh phải tìm được quả thận tương thích. Tóm lại một khi đã bị viêm cầu thận cần phải hết sức cẩn thận.
Ngoài ra viêm cầu thận còn dẫn đến nhiều biến chứng như thận hư, thận yếu sỏi thận… Kéo theo đó là triệu chứng tăng huyết áp, suy tim, suy thận phù phổi , phù não hay đột quỵ… Các căn bệnh này đều nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý.
Viêm cầu thận sống được bao lâu? Thực tế câu trả lời còn phải dựa vào tình trạng và cách điều trị bệnh của mỗi cá nhân. Tuân thủ đều đặn cách điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể sống được từ 20 đến 30 năm.
Bệnh nhân đang ở trong giai đoạn cuối của bệnh dễ chuyển biến sang suy thận, phải ghép thận hay chạy thận thời gian sống là từ 5 đến 10 năm.
Chẩn đoán bệnh cầu thận bị viêm
Cầu thận bị viêm cấp tính hay mãn tính thì cách điều trị cũng sẽ có sự khác biệt. Dựa vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và các phương pháp trị bệnh chính xác nhất.
Xét nghiệm nước tiểu
Để chẩn đoán xem người bệnh có mắc chứng cầu thận bị viêm nhiễm hay không có thể dựa vào nước tiểu. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, phân tích các chỉ số để đưa ra quyết định cuối cùng. Chẳng hạn như:
- Dựa vào lượng protein tăng cao để xác định mức độ thiệt hại đường tiết niệu.
- Dựa vào tế bào hồng cầu để phân tích chỉ số thiệt hại cầu thận.
- Đối với các tế bào bạch cầu xác định chỉ số viêm nhiễm và chỉ số chung.
- Nồng độ urê hay creatinine trong máu nếu tăng một cách mất kiểm soát, huyết áp tăng cao bất ngờ cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến viêm cầu thận.
Xét nghiệm máu
Ngoài việc xét nghiệm nước tiểu có thể xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm này làm rõ các thông tin liên quan đến mức độ thiệt hại của thận, mức độ lọc, quá trình loại bỏ chất thải như ure nitrogen hay creatinine trong máu.
Xét nghiệm này còn giúp người bệnh chẩn đoán các căn bệnh liên quan đến máu như thiếu máu, máu nhiễm mỡ, ung thư máu…
Một vài phương thức chẩn đoán khác
- Tiến hành sinh thiết thận: Sinh thiết thận có nghĩa là dùng kim để lấy mô thận đi kiểm tra dưới kính hiển vi. Qua đó, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm nhiễm ở cầu thận. Sinh tiết thận là phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh gọn, mang tính chính xác cao.
- Dựa vào hình ảnh để chẩn đoán bệnh: Chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, siêu âm… là cơ sở quan trọng để phát hiện các dấu hiệu viêm cầu thận. Theo đó các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên ảnh chụp để suy đoán tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh viêm cầu thận phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Cầu thận bị viêm cấp tính và mãn tính, cách chữa bệnh sẽ có nhiều điểm khác biệt. Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị dưới đây.
Lọc máu, lọc huyết tương
Với trường hợp viêm cầu thận cấp tính sẽ dễ điều trị hơn theo đó bệnh nhân sẽ được chỉ định lọc máu hoặc lọc huyết tương để cải thiện các chức năng mà thận đang đảm nhiệm.
Huyết tương nằm trong máu, có chứa protein đóng vai trò như một kháng thể. Căn bệnh thận này xảy ra cũng có thể là do bệnh kháng màng đáy cầu thận. Phương pháp thay huyết tương là cách làm lý tưởng nhất.
Ghép thận, chạy thận
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn phức tạp hơn, các triệu chứng bệnh đã đi đến giai đoạn cuối lúc này các phương pháp điều trị sẽ nhằm vào mục đích kéo dài sự sống cho người bệnh. Phẫu thuật ghép thận hay chạy thận sẽ được chỉ định.
Ghép thận chỉ thành công khi người bệnh tìm được quả thận phù hợp và nếu ca phẫu thuật thuận lợi thì người bệnh có thể ăn uống và sinh hoạt một cách bình thường. Nói vậy nhưng phương pháp này cũng đem đến rủi ro cao.
Cách khác, người bệnh có thể sẽ được khuyên chạy thận nhân tạo. Cách này sẽ tốn của người bệnh khá nhiều thời gian bởi một tuần bệnh nhân sẽ cần thực hiện chạy thận khoảng 3 đến 4 lần. Chạy thận không chữa được dứt điểm chứng viêm cầu thận trong giai đoạn cuối mà chỉ có thể dùng để tăng thời gian sống, cải thiện các cơn đau, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Dùng thuốc ức chế miễn dịch
Phải làm sao khi mắc chứng cầu thận bị tổn thương, viêm nhiễm? Với một số trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc corticosteroid để điều trị cho bệnh nhân nhiễm viêm mạch và bệnh lupus ban đỏ.
Tuy nhiên dù thuốc ức chế miễn dịch có khả năng ngăn ngừa viêm cầu thận nhưng lại gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Khi sử dụng người bệnh cần phải tuyệt đối cẩn thận. Dưới đây là một số loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng nhiều nhất:
- Cyclophosphamide: Thuốc dùng với liều lượng lớn có thể dùng để trị các căn bệnh liên quan đến thận, bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.
- Cortisteroid: Ngoài Cyclophosphamide, cũng có thể sử dụng các loại Cortisteroid như prednisolone. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm đau, tiêu sưng vô cùng hiệu quả. Thuốc thường được kê đơn với liều lượng giảm dần tùy vào mức độ tiến triển của bệnh.
- Ngoài ra, các loại thuốc khác như Cyclosporine, Azathioprine, Tacrolimus hay Rituximab… cũng có thể được sử dụng để kiềm chế sự phát triển của các tế bào bạch cầu.
Ngoài thuốc ức chế miễn dịch thì thuốc kháng sinh, thuốc kê đơn cùng được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân.
Sử dụng các bài thuốc Đông Y để trị bệnh
Không chỉ sử dụng thuốc Tây, sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp Đông Y. Phương pháp này cũng dựa vào tình trạng bệnh để kê đơn và thực hiện.
Với thể tỳ dương hư
Lúc này người bệnh bì phù ít, kém ăn, mệt mỏi, da xanh sao… Bài thuốc Đông Y được thực hiện như dưới đây.
Bài thuốc số 1:
- Nguyên liệu: 20g biển đậu, 20g mã đề, 20g củ mài, 30g hạt ý dĩ, 8g gừng khô, 4g nhục quế, 4g đăng tâm, 20g đậu đỏ, 8g đại hồi và nước sạch.
- Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đổ vào nồi thêm tầm 1 lít nước và đun ở mức lửa vừa phải. Thời gian đun là từ 30 đến 45 phút. Đun đến khi nước cạn còn tầm 600ml thì tắt bếp và để ngoài. Sử dụng thuốc trong ngày để đem đến hiệu quả tích cực.
Bài thuốc số 2:
- Nguyên liệu: 4g can khương, 12g bạch truật, 8g phụ tử chế. 4g cam thảo, 8g mộc hương, 8g hậu phác, 8g thảo quả, 16g phục linh, 8g đại phúc bì, 8g mộc qua và nước sạch.
- Thực hiện: Thuốc sau khi chuẩn bị đầy đủ đem đun với tầm 1 lít nước ở mức lửa nhỏ. Thời gian đun là tầm 1 tiếng. Đến khi nước cạn còn tầm 500ml thì tiếp tục đổ thêm 300ml nước vào đun sôi đến khi còn tầm 600ml thì tắt bếp đổ ra cốc uống mỗi ngày 1 thang. Sau khoảng từ 30 đến 40 ngày bạn sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực.
Với thể âm hư dương xung
Thể âm hư dương xung với bệnh nhân mắc các bệnh về thận thường đi kèm với các triệu chứng như tăng huyết áp, phù ít hoặc không phù, họng khô, đau nhức đầu… Áp dụng bài thuốc sau đây để đạt hiệu quả chữa bệnh cao nhất:
- Nguyên liệu: 12g cúc hoa, 16g tang ký sinh, 12g ngưu tất, 16g câu đằng, 12g sa sâm, 12g quy bản, 16g sa tiền tử, 12g đan sâm, 12g trạch tả 12g và nước sạch.
- Thực hiện: Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc bao gồm tất cả các nguyên liệu trên để uống. Đun thuốc với mức lửa nhỏ thời gian tầm 60 phút thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc để chữa dứt điểm căn bệnh này. Có thể kết hợp với bấm huyệt hoặc châm cứu các huyệt can du, tam âm giao, thái xung… để đạt được hiệu quả.
Tăng ure máu
Chứng urê huyết cao hay giới Đông Y còn gọi là dương hư âm nghịch có thể xảy đến với bệnh nhân viêm cầu thận. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau tức ngực, lợm giọng, trướng bụng, tiểu tiện ngắn, có thể sử dụng bài thuốc ôn dương giáng nghịch.
- Nguyên liệu: 8g trần bì, 16g phụ tử chế, 16g đại hoàng, 12g bạch truật, 12g phục linh, 12g bán hạ chế, 6g hậu phác, 20g đẳng sâm, 8g sinh khương và nước sạch.
- Thực hiện: Sắc tất các nguyên liệu trên với 1 lít nước sạch uống trong ngày. Không nên để thuốc qua đêm sẽ gây nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Áp dụng bài thuốc ôn dương giáng nghịch trong thời gian từ 1 đến 2 tháng để đem lại hiệu quả cao nhất.
Một vài lưu ý nhỏ đối với bệnh nhân tăng ure máu khi sử dụng bài thuốc ôn dương giáng nghịch:
- Khi người bệnh tiểu ít, miệng lở loét, miệng hôi có thể thêm tầm 12g hoàng liên, 12g chỉ thực, 12g trúc nhự, 16g đẳng sâm, 4g cam thảo, 4g can khương và 12g đại táo sắc cùng với các vị thuốc kể trên.
- Nếu nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng xuất hiện kèm theo chứng đau bụng bỏ thêm 8g ngô thù và 8g can khương vào nồi đun với lửa vừa phải trong thời gian 30 đến 45 phút.
- Người bệnh bị trụy mạch thêm 12g phụ tử, 6g can khương, 6g nhục quế, 8g nhân sâm, 8g mạch môn và 8g ngũ vị tử.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân viên cầu thận
Viêm cầu thận tăng sinh màng, viêm cầu thận màng, viêm cầu thận gây tăng huyết áp… đều gây nên những biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được. Chính vì vậy việc điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia y tế là việc làm vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý tập cho mình một thói quen sinh hoạt khoa học với những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Không nên sử dụng quá nhiều muối để chế biến thức ăn. Ăn muối với lượng vừa phải để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động lọc máu và đào thải chất độc của thận.
- Để chất thải không bị tích tụ quá nhiều trong máu cần phải hạn chế hàm lượng kali, hàm lượng chất đạm có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện khi cơ thể xuất hiện nhiều bất thường. Cần đi thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần để được tư vấn và điều trị đúng cách.
- Người bệnh tăng huyết áp cần phải có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để tránh làm huyết áp tăng quá cao ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bệnh nhân tiểu đường cần phải biết cách điều hòa và kiểm soát lượng đường trong máu.
- Không nên nạp vào cơ thể các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thừa cân, béo phì cũng làm bệnh cầu thận trở nên nghiêm trọng hơn. Khi cơ thể tích nhiều mỡ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân, làm hình thành nên nhiều bệnh nguy hiểm.
- Ho dai dẳng kéo dài, triệu chứng nhiễm trùng cũng có thể gây viêm cầu thận. Cần tuyệt đối cảnh giác để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
- Tập luyện thể thao điều độ để có được sức khỏe dẻo dai. Các bài tập bạn nên áp dụng là aerobic, yoga, chạy bền hay đi bộ nhẹ nhàng…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích và đặc biệt là thuốc lá. Hút thuốc lá làm đẩy nhanh các dấu hiệu bệnh gây nên chứng đột quỵ, tai biến.
Viêm cầu thận có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Chính vì thế khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời một thói quen sinh hoạt đúng mực, khoa học cũng sẽ làm bệnh nhanh khỏi hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!