Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thận là bộ phận không thể thay thế trong cơ thể. Khi bị suy thận độ 4 nghĩa là sức khỏe của bạn đang bị đe dọa, dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, bạn cần chữa trị nhanh chóng và đúng cách để ngăn chặn bệnh trở nặng. Những thông tin sau đây sẽ hữu ích với rất nhiều người. 

Suy thận độ 4 là gì? Các dấu hiệu bệnh

Bệnh suy thận được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau tương ứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn sẽ có các dấu hiệu bệnh riêng.

Suy thận độ 4 là gì?

Suy thận độ 4 là cấp độ gần cuối trong 5 cấp độ của bệnh suy thận. Khi này bệnh đã ở mức khá nghiêm trọng và được đánh giá, xác định qua mức độ lọc máu của thận (GFR) khoảng 15 – 39 ml/phút. Đồng nghĩa với việc thận đã mất đi gần hết chức năng hoạt động và cần sự hỗ trợ.

Bệnh suy thận ở giai đoạn 4 khi số lượng nephron trong thận bị thương tổn nghiêm trọng hơn nhiều so với các cấp độ trước đó. Tình trạng xơ hóa ở thận diễn biến ngày càng tồi tệ và các chức năng của thận không thể phục hồi.

Thường ở giai đoạn này người bệnh sẽ được chỉ định lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận nếu diễn biến ngày càng xấu.

Các dấu hiệu của bệnh

Người suy thận ở cấp độ 4 thường xuất hiện một vài triệu chứng như:

  • Luôn cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi do thiếu máu.
  • Tay chân sưng phù do ứ dịch, thở khó khăn.
  • Nước tiểu có sự thay đổi khác thường: Có màu nâu, màu cam, tiểu lẫn máu. Lượng nước tiểu cũng thay đổi khác bình thường, có thể tiểu quá nhiều hoặc quá ít.
  • Hơi thở có mùi do các chất độc hại tích tụ trong máu quá nhiều. Lý do là vì các chất thải không được đào thải qua thận.
  • Ăn uống không ngon miệng: Vị giác bị thay đổi, có vị đắng trong miệng.
  • Thường bị chuột rút tay chân khi ngủ, tay chân bồn chồn không yên.
  • Ngứa ngáy, tê bì các ngón chân, ngón tay hoặc có thể ngứa một số vùng khác.

suy-than-do-4
Sưng phù tây chân là một trong những dấu hiệu của bệnh

Nguyên nhân điển hình của bênhk

Suy thận độ 4 là hậu quả của bệnh suy thận diễn biến ngày càng nặng. Các chức năng của thận đã không còn hoạt động được trơn tru. Nguyên nhân dẫn đến suy thận độ 4 được chia thành 2 loại chính:

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh suy thận có thể bắt nguồn từ các bệnh lý về thận hoặc một số bộ phận có liên quan mật thiết tới thận như:

  • Các bệnh ở thận: Sỏi thận, viêm cầu thận, viêm thận đa nang, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,…
  • Do bệnh cao huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường gây ra biến chứng, bệnh tiểu đêm nhiều lần.

Nguyên nhân gián tiếp gây suy thận độ 4

  • Do uống nhiều loại đồ uống có hại cho sức khỏe, có cồn, có ga làm thay đổi nồng độ pH trong cơ thể bị thay đổi khiến thận phải làm việc quá sức.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài với liều lượng quá mức cho phép.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất phụ gia gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, thận và máu.
  • Ăn mặn cũng là một lý do gây tăng huyết áp.
  • Uống quá ít nước làm cho cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để thải ra ngoài.

suy-than-do-4
Các bệnh liên quan đến sỏi thận

Suy thận cấp 4 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?

Suy thận độ 4 có nguy hiểm hay không sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Để có câu trả lời chính xác ta cần hiểu rõ từng vấn đề. 

Suy thận cấp 4 có nguy hiểm không?

Đây là cấp độ gần cuối của bệnh suy thận vì vậy khá nguy hiểm. Các chức năng của thận đã suy giảm gần như 90% và không thể phục hồi. Để duy trì sự sống bệnh nhân cần sự hỗ  trợ của các phương pháp điều trị. 

Người bệnh cũng rất dễ bị biến chứng sang suy thận giai đoạn cuối. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời còn dễ tử vong. Người bị suy thận giai đoạn 4 còn phải đối mặt với các bệnh nguy hiểm khác như: 

  • Thiếu máu trầm trọng.
  • Các bệnh bắt nguồn từ biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Các bệnh về xương khớp, rối loạn khoáng chất.
  • Dễ bị đột quỵ, các vấn đề về tim mạch, huyết áp tăng cao đột ngột. 
  • Người bệnh dễ bị nhiễm trùng do đề kháng suy yếu.
  • Cơ thể bị tích nước gây ra tình trạng sưng phù.
  • Bị suy giảm đề kháng và miễn dịch nghiêm trọng, người bệnh có dễ bị nhiễm trùng máu.
  • Xuất hiện tình trạng phù nước, sưng to ở tay chân và mặt mũi do hiện tượng ứ nước trong cơ thể.

Bị suy thận sống được bao lâu?

Suy thận độ 4 đã gần bước vào giai đoạn cuối vì vậy ban đầu dự đoán người bệnh sẽ không sống quá được 1 năm nếu không điều trị lọc máu. Nếu bệnh nhân được điều trị bằng cách lọc máu thì tỉ lệ sống sót sẽ kéo dài từ 2-5 năm hoặc lâu hơn là 10 năm.

suy-than-do-4
Suy thận độ 4 có thể dẫn tới đột quỵ

Nếu có điều kiện, người bệnh có thể ghép thận thì sẽ không còn ảnh hưởng đến tính mạng, người bệnh có thể sống khỏe mạnh bình thường. Những người bị suy thận giai đoạn 4 kèm các bệnh nền khác thì thời gian sống sẽ ngắn hơn. 

Các phương pháp điều trị bệnh suy thận ở cấp độ 4

Có thể sử dụng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa đối với từng triệu chứng của bệnh thận. Sử dụng theo cách làm nào cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Điều trị bằng thuốc

Suy thận độ 4 là giai đoạn nặng, bệnh nhân chưa có điều kiện chữa bệnh bằng ngoại khoa có thể dùng thuốc để hạn chế sự phát triển của bệnh. Phương pháp này chỉ có tính tạm thời, không thể chữa bệnh tận gốc.

Thuốc hỗ trợ lợi tiểu Hydrochlorothiazide

Thuốc giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm áp lực lên thận. Thuốc có công dụng chính là giúp dễ đi tiểu, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể và giúp giảm áp lực lên thận.

  • Cách uống: Dùng 12,5 mg trong 1 ngày. Chia thành nhiều lần hoặc uống 1 lần đều được. Nên uống thuốc vào giờ cố định buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lưu ý: Thuốc có tác dụng phụ gây đau đầu, buồn ngủ vì vậy không nên lái xe sau khi uống thuốc.

Thuốc cân bằng axit uric Colchicin

Giúp người bệnh cân bằng lượng axit uric trong máu tăng cao để hạn chế các cơn đau do bệnh gout gây ra. Liều lượng uống sẽ theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều hòa huyết áp Amlodipin

Chức năng của thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Vì vậy cần loại thuốc giúp điều hòa huyết áp.

  • Cách dùng: Người bệnh cần uống thuốc với một cốc nước vào thời gian cố định mỗi ngày. Liều lượng chính xác sẽ do bác sĩ thăm khám và chỉ định.
  • Lưu ý: Người bệnh bị mắc thêm các bệnh lý khác cần báo với bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh có những chuyển biến nặng, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng các phương pháp điều trị ngoại khoa để hỗ trợ chức năng của thận.

Phương pháp điều trị bằng cách lọc máu, chạy thận

Phương pháp này thường được áp dụng cho các người bệnh bị suy thận nặng. Thận đã không thể làm tốt chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể vì vậy cần sự hỗ trợ.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận 2- 4 lần mỗi tuần. Thời gian điều trị mỗi lần thường kéo dài khoảng 4 – 6 tiếng tùy thuộc vào tình trạng vào thể trạng của bệnh nhân.

Thận nhân tạo giống như một quả thận thứ 2 thay thế hoạt động của thận rất hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân sẽ phải gắn bó cả đời với bệnh viện khi điều trị bằng phương pháp này, hàng tuần đều phải dành thời gian tới bệnh viện.  

suy-than-do-4
Phương pháp lọc máu khá phổ biến.

Phương pháp ghép thận

Ghép thận là phương pháp điều trị triệt để bệnh suy thận cấp độ 4 nhất. Cách thức là ghép thận khỏe mạnh của người hiến thận thay thế cho quả thận đã bị tổn thương của người bệnh. Quả thận mới sẽ hoạt động bình thường giúp chủ nhân có cơ hội sống cao và kéo dài tuổi thọ.

Điểm mạnh của phương pháp này là người ghép thận không bị phụ thuộc vào máy móc, bệnh viện mà sinh hoạt hoàn toàn bình thường. Nhưng bệnh nhân cần phải uống thuốc chống thải ghép liên tục cả cuộc đời để giúp thận hoạt động tốt.  

Việc tìm người ghép thận và thận tương thích cũng không phải là việc đơn giản. Thường chỉ có gia đình có điều kiện mới có thể dùng cách này vì chi phí thực hiện ghép thận khá đắt đỏ. 

Bị suy thận độ 4 ăn gì?

Khi bị suy thận nên chú ý đến chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ bệnh không biến chuyển nặng. Vậy thì suy thận độ 4 ăn gì?

  • Ăn nhiều trái cây loại ít ngọt và rau xanh
  • Uống nhiều nước, tối thiểu là 1 lít nước
  • Bổ sung vừa đủ lượng protein
  • Hạn chế dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn như: Rượu, cafe,...
  • Hạn chế ăn đồ tinh bột (Cơm, khoai, ngô,...)
  • Hạn chế ăn đồ nhiều đường như: Bánh kẹo, nước ép sẵn,...
  • Hạn chế lượng muối trong thức ăn, nên tránh ăn các loại đồ ăn sẵn như: Xúc xích, thịt xông khói,...

suy-than-do-4
Nên chú ý đến chế độ ăn uống khi đang điều trị bệnh

Mong rằng những thông tin trên đây phần nào giúp bạn có thêm kiến thức trong việc điều trị bệnh suy thận độ 4. Đây là cấp độ bệnh lý tuyệt đối không thể coi thường, do vậy nếu phát hiện suy thận đã tiến triển tới cấp độ này, hãy thực sự chú ý đến sức khỏe của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Câu hỏi thường gặp
Suy thận là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh cũng như đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Việc người bệnh suy thận sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các cấp độ của suy thận Suy thận là...
Diện chẩn chữa suy thận là một trong các biện pháp chữa trị được khá nhiều người bệnh lựa chọn trong thời gian gần đây. Cách điều trị này không gây ra cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, động thời cũng phục hồi các chức năng của thận khá tốt. Nếu áp dụng đúng cách chữa, bệnh nhân còn...
Suy thận là bệnh lý xảy ra do thận bị suy giảm chức năng lọc máu và bài tiết. Đây là bệnh lý có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vậy bệnh suy thận có nguy hiểm không và cách phòng ngừa, điều trị suy thận như thế nào? Bệnh suy thận...
Thận là cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Không chỉ có chức năng lọc máu, bài tiết, thận còn có vai trò rất lớn đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vậy suy thận có con được không và làm cách nào để tăng khả năng có thai cho...
Khám suy thận ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người không may mắc phải bệnh lý này. Tình trạng suy thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến ngay các địa chỉ y tế uy tín để chẩn đoán chính xác...
Suy thận âm là bệnh về thận có thể mắc phải ở cả nam và nữ. Vậy tình trạng bệnh này là gì? có gây biến chứng hay không? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh phổ biến này. Suy thận âm là bệnh gì? Có nguy hiểm không Trong cơ thể có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Suy Thận Độ 4 bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan