Viêm phần phụ là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ phận thực hiện chức năng sinh sản của nữ giới như: Buồng trứng, vòi trứng, các dây chằng,… Do vậy rất nhiều chị em băn khoăn lo lắng về vấn đề viêm phần phụ có nguy hiểm không. Hãy cùng tìm hiểu kỹ càng vấn đề này cùng cách xử lý bệnh thông qua những nội dung sau đây.
Viêm phần phụ có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, viêm phần phụ là bệnh phụ khoa nguy hiểm vì vùng tổn thương nằm ở các cơ quan sinh sản quan trọng. Nếu không được phát hiện kịp thời hoặc điều trị không hiệu quả, phụ nữ hoàn toàn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Những rủi ro, biến chứng viêm phần phụ người bệnh có thể phải đối mặt là:
Viêm phần phụ có nguy hiểm không? – Viêm phúc mạc đáy chậu
Đây là biến chứng dễ gặp khi điều trị viêm phần phụ không đúng cách và không hiệu quả. Viêm nhiễm lan rộng ở đáy chậu, những tình trạng viêm nặng nề có thể cần phải cấp cứu bụng nhanh chóng. Bệnh nhân bị viêm phúc mạc đáy chậu sẽ có các dấu hiệu như thành bụng co cứng, trong khi phần bụng trên rốn mềm. Khi kiểm tra, âm đạo và trực tràng bị đau nặng, phần hạ vị có hiện tượng dính khối.
Viêm tấy lan tỏa đáy chậu
Tình trạng này xảy ra khi xuất hiện khối áp xe dưới phúc mạc. Khi đó nhiễm trùng có thể lan tỏa lên các dây chằng rộng hoặc lan xuống dưới tầng sinh môn. Khi đó bệnh nhân cần phải phẫu thuật để dẫn lưu mủ.
Viêm phúc mạc toàn thể
Viêm phần phụ có nguy hiểm không? – Theo các bác sĩ chuyên khoa viêm phúc toàn thể là biến chứng nghiêm trọng, viêm nhiễm không còn ở hố chậu mà lan ra toàn thể phúc mạc. Bệnh nhân gặp các triệu chứng nhiễm trùng nặng như nhiễm độc, sốt cao…
Ngoài ra người bệnh có thể có các triệu chứng co cứng thành bụng, nôn, bí trung đại tiện, liệt ruột…
Viêm phần phụ có nguy hiểm không? – Áp xe phần phụ, buồng trứng
Điều trị viêm phần phụ không tốt sẽ dễ bị áp xe, hình thành các khối mụn mủ. Nếu không sớm điều trị, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiếp tục ảnh hưởng và dẫn đến ứ mủ tại buồng trứng, gây áp xe buồng trứng.
Bệnh nhân sẽ gặp các cơn đau bụng dưới dữ dội, nhất là khi quan hệ tình dục, vận động hoặc có va chạm. Bệnh nhân cần chọc tháo mủ, rửa ổ áp xe và điều trị kết hợp với kháng sinh phổ rộng. Trong trường hợp áp xe buồng trứng, bệnh nhân cần phải cắt buồng trứng. Nếu cắt cả hai buồng trứng, khả năng sinh nở sẽ không còn.
Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn
Viêm phần phụ có thể xuất hiện ở bên trái, bên phải hoặc cả hai bên. Bệnh tiến triển lâu dài hoặc tái phát nhiều lần sẽ gây tổn thương nghiêm trọng, dễ để lại seo trong ống dẫn trứng, khiến vòi trứng tắc nghẽn, cản trở quá trình thụ tinh. Bên cạnh đó viêm phần phụ cũng có thể, ảnh hưởng đến buồng trứng, quá trình sản xuất và rụng trứng. Do đó phụ nữ dễ vô sinh, hiếm muộn hơn bình thường.
Viêm phần phụ có nguy hiểm không? – Thai ngoài tử cung
Viêm phần phụ vẫn có thể mang thai, tuy nhiên nguy cơ thai ngoài tử cung rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm phần phụ kéo dài khiến cho vòi trứng, ống dẫn trứng có bất thường, sưng nề, tắc nghẽn. Khi đó trứng đã thụ tinh không thể đi vào tử cung. Thai phát triển ngoài tử cung sẽ rất nguy hiểm, gây đau đớn nghiêm trọng và dễ khiến người mẹ tử vong nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
Tăng nguy cơ ung thư buồng trứng
Đây là biến chứng ít gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra nếu viêm phần phụ tái phát nhiều lần. Khi đó cấu trúc ADN của các mô tế bào bị thay đổi, dễ hình thành các khối u ác tính. Những bệnh nhân bị viêm phần phụ tái phát nhiều lần có nguy cơ bị ung thư cao gấp 10 lần so với những người bình thường.
Chính vì vậy, khi mắc viêm phần phụ người bệnh cần chủ động và tích cực điều trị để loại bỏ bệnh càng sớm càng tốt. Viêm phần phụ để lâu, tái phát nhiều lần sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và cả tình mạng của chị em.
Cách điều trị viêm phần phụ ngăn ngừa biến chứng
Khi có các triệu chứng bất thường, nghi ngờ mắc viêm phần phụ, chị em nên sớm đi khám. Thông qua các bước kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm và đưa ra lời khuyên về phác đồ điều trị phù hợp nhất. Sau đây là những biện pháp điều trị người bệnh có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc điều trị viêm phần phụ Tây Y
Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu cho bệnh nhân trong giai đoạn viêm phần phụ cấp tính, mức độ viêm không quá nặng. Thuốc được chỉ định nhằm kháng lại các tác nhân gây bệnh, loại trừ viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc thường được chỉ định là:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng nấm
- Thuốc tiêu viêm
- Thuốc điều chỉnh nội tiết tố
Trong đó, loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc kháng sinh. Thuốc bao gồm thuốc đặt tác dụng tại chỗ hoặc thuốc uống cho hiệu quả toàn thân.
Để biết chính xác các loại thuốc điều trị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng vì thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và dễ tương tác với nhau rất nguy hiểm.
Chữa viêm phần phụ bằng Đông y
Cách chữa này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, vừa giúp giảm bớt triệu chứng, vừa giúp loại trừ căn nguyên bên trong tại các tạng phủ và nâng cao sức khỏe tổng thể. Một số bài thuốc có thể áp dụng là:
Bài thuốc 1: Tỳ kiên, tỳ giải mỗi vị 16gr; hoàng liên, nghiệt bì, hạt mã đề khô mỗi vị 12gr; kinh tam lăng, mã thuật mỗi vị 8gr; đại hoàng 4gr. Sắc thuốc với 500ml nước bằng lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 200ml. Dùng thuốc uống vào sáng và chiều. Liệu trình thuốc kéo dài 10 – 15 ngày.
Bài thuốc 2: Thương xác, trần bị mỗi thứ 8g; xuyên khung 10g; kê huyết đằng, liêu sâm, cườm thảo, xích thược mỗi vị 12g. Sắc thuốc với 5 bát nước đến khi còn 3 bát. Dùng thuốc uống vào sáng, trưa và tối.
Bài thuốc 3: Phụ Khang Tán: Thuốc kết hợp nhiều loại thảo dược và được phát triển trong 2 dạng thuốc:
- Thuốc uống trong: Hoàng bá, đương quy, trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, bạch thược…
- Thuốc ngâm rửa: Bạch chỉ, thược tương, xuyên khung, xà sàng tử, đan sâm, bạch đồng nữ…
Hai dạng thuốc kết hợp giúp loại trừ viêm phần phụ từ bên trong đến triệu chứng bệnh.
Người bệnh cần kiên trì nếu lựa chọn chữa theo Đông y. Bởi vì thuốc thường phát huy công dụng từ từ, không nhanh chóng như thuốc tây y.
Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật
Đây là biện pháp thường được áp dụng khi viêm phần phụ đã diễn biến nặng, dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Tùy vào tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ quyết định mổ nội soi hoặc mổ mở để loại đi phần viêm và các khối áp xe.
Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu vùng kín bằng các biện pháp dân gian. Ví dụ như nấu nước các loại lá cây như chè xanh, trầu không, lá ổi… để vệ sinh bên ngoài vùng kín, loại bỏ bớt tác nhân gây hại và khí hư, giúp vùng kín thoáng hơn.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh và điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị viêm phần phụ hiệu quả hơn.
Như vậy bài viết đã giải đáp chi tiết vấn đề viêm phần phụ có nguy hiểm không. Mong rằng thông qua bài viết chị em hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó chủ động điều trị sớm khi mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản và tính mạng của mình tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!