Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ em đã không còn là bệnh lý hiếm gặp giống như trước kia nữa mà còn rất dễ gặp, điều này đã khiến cho phụ huynh vô cùng lo lắng và hoang mang. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh an toàn cho trẻ là gì? Trong nội dung dưới đây sẽ chia sẻ thông tin giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ nhất.
Phân loại bệnh viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ em
Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày là bệnh khá nhẹ so với một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…, là tình trạng niêm mạc dạ dày ngoài cùng bị tổn thương, chưa gây mất chất, và vết tổn thương chưa sâu, lan rộng vào các lớp bên trong dạ dày.
Khi tình trạng bệnh kéo dài, không được chữa trị đúng cách thì sẽ khiến cho các vết nhiễm đó ăn sâu hơn và biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn.
Dưới đây sẽ là hai loại chính của bệnh viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ:
- Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày cấp tính ở trẻ em: Tình trạng niêm mạc dạ dày chỉ mới bị viêm cấp, mang tính tạm thời và chưa xuất hiện những dấu hiệu nặng. Nên phụ huynh thường không phát hiện ra bệnh của trẻ, khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hơn.
- Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày mãn tính ở trẻ em: Sau khi tình trạng cấp tính diễn ra trong một thời gian dài nhưng không được chữa trị sẽ có thể bị chuyển biến sang loại mãn tính. Khi này tình trạng viêm niêm mạc dạ dày trẻ nhỏ đã trở nặng, các khu vực hang vị dạ dày, môn vị và tâm vị cũng sẽ bị tổn thương. Vậy nên, triệu chứng của bệnh lúc này sẽ rõ ràng hơn, phụ huynh khi này mới dễ dàng nhận biết được tình trạng bệnh của con.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày
Dựa theo kết luận của các chuyên gia thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này được chia thành 2 nhóm chính, đó là:
Yếu tố nội sinh: Cụ thể là do chức năng hệ miễn dịch cơ thể của trẻ bị rối loạn, các bệnh tự miễn khiến cho các tế bào gốc tấn công lại chính các thành phần trong cơ thể cơ thể đồng thời vô tình gây ra những thương tổn cho niêm mạc dạ dày, sau thời gian vết viêm nhiễm lan toàn bộ. Đối với nguyên nhân này thì quá trình điều trị bệnh ở trẻ sẽ dễ dàng hơn, có trường hợp bệnh nhi được bác sĩ chỉ định không cần dùng thuốc để chữa.
Yếu tố ngoại sinh:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo khoa học: Trẻ thường xuyên ăn phải thực phẩm chứa chất kích thích, nhiều axit, chất béo khó tiêu… và lười ăn rau xanh.
- Do nhiễm vi khuẩn Hp, nhiễm độc: Đây thường là nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm niêm mạc dạ dày, bởi loại vi khuẩn này dễ dàng lây qua đường ăn uống từ người này sang người khác. Khi điều kiện thích hợp thì chúng sẽ tấn công và gây viêm.
- Lạm dụng thuốc chống viêm, kháng sinh: Việc sử dụng thuốc Tây không đúng cách sẽ khiến trẻ mắc phải nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày.
Với nguyên nhân gây bệnh này thì bệnh sẽ khó chữa hơn, ngoài áp dụng chế độ ăn uống thì trẻ nhỏ có thể sẽ phải nhờ đến sự tác động của thuốc đặc trị mới khỏi bệnh.
Triệu chứng trẻ bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày
So với người trưởng thành thì trẻ nhỏ bị viêm niêm mạc dạ dày cũng sẽ có triệu chứng tương tự nhau, tuy nhiên trẻ nhỏ thường khó diễn đạt chính xác dấu hiệu cho phụ huynh.
Vậy nên với những triệu chứng lâm sàng cấp tính của bệnh viêm niêm mạc dạ dày thì phụ huynh lại thường nhầm lẫn với những triệu chứng khác như ngộ độc thực phẩm, do ăn đồ lạnh…. khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng trở nặng, có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Do vậy, bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên nắm rõ những triệu chứng cụ thể của bệnh được chia sẻ dưới đây:
- Trẻ bị đau bụng: Đây là biểu hiện thường thấy và dễ nhận biết nhất ở trẻ, những cơn đau âm ỉ kéo dài rồi thi thoảng lại thành từng cơn dữ dội, xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc sau khi ăn. Vị trí đau bụng chủ yếu là ở quanh rốn hoặc trên rốn, hoặc có thể là đau tại vị trí bị viêm trước dần dần mới lan sang toàn bộ.
- Trẻ bị ợ hơi, ợ chua: Một trong những lý do khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tổn thương cũng là do nồng độ dịch vị acid trong dạ dày đang cao hơn bình thường. Khi đó trẻ cũng sẽ thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, ho khan, đau rát rọng rồi có thể sẽ bị viêm họng.
- Trẻ thường xuyên buồn nôn và nôn: Các dịch axit trong dạ dày sẽ đảo cùng với thức ăn thừa chưa được tiêu hóa trong dạ dày rồi trào ngược lên thực quản, khiến trẻ buồn nôn và nôn. Tình trạng nặng hơn là ói ra máu tươi.
- Trẻ chán ăn, biếng ăn: Dù chỉ ăn một ít nhưng trẻ vẫn có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng. Sau một thời gian trẻ sẽ bị sụt cân, suy dinh dưỡng và thiếu chất.
- Trẻ xanh xao, mệt mỏi: Lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể đã bị hạn chế do trẻ biếng ăn. Cộng thêm với khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng bị suy giảm do viêm niêm mạc dạ dày. Vì vậy trẻ có thể bị thiếu máu, thiếu sắt, vitamin… từ đó cơ thể xanh xao, uể oải, đầu óc choáng váng,…
Ngoài những triệu chứng trên trẻ bị viêm dạ dày cũng có thể gặp một số biểu hiện (ít gặp) khác như: mặt đỏ, khó tập trung, miệng đắng, lưỡi có rêu trắng, chảy máu nướu răng…
Nếu phụ huynh thường xuyên theo dõi sức khỏe của con thì với những dấu hiệu kể trên cũng không khó để nhận biết bệnh viêm niêm mạc dạ dày của con.
Viêm niêm mạc dạ dày ở trẻ em nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên thì viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng bệnh có mức độ nhẹ so với một số bệnh lý khác của đường tiêu hóa. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài một thời gian mà không được chữa trị đúng cách, thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Không chỉ đơn giản là giảm cân, thiếu máu, cơ thể xanh xao mà trẻ còn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Viêm toàn bộ niêm mạc có thể sẽ chuyển biến từ dạng phì đại sang viêm teo, nghiêm trọng hơn nữa thành viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Khi đó sức khỏe và sự phát triển của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Cách chữa bệnh viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày an toàn cho trẻ nhỏ
Mỗi phụ huynh đều có cách chăm sóc cho con theo ý của riêng mình, tuy nhiên những chế độ đó cần phải đảm bảo khoa học và phù hợp với bệnh lý của con. Do vậy, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên để phụ huynh tham khảo:
Tạo cho con thói quen ăn uống điều độ, đủ chất và khoa học
Thông thường, với những trẻ được phát hiện bệnh kịp thời, tình trạng bệnh vẫn có thể kiểm soát thì bác sĩ sẽ không chỉ định thuốc Tây, mà chỉ đưa ra lời tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống cũng có thể chữa bệnh.
- Chú ý cho bé ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa (cháo, súp, canh, cơm nát… có lợi cho bệnh viêm niêm mạc dạ dày.
- Chỉ cho bé ăn món đã được chế biến chín, uống sôi. Nếu có thể thì chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành 5 – 6 bữa/ ngày, để mỗi lần ăn không nhiều, chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn mà không gây nhiều áp lực cho dạ dày.
- Xây dựng thực đơn cho con đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi như: Rau xanh, chất đạm dễ tiêu hóa (thịt lợn nạc, ức gà, vịt, cá, tôm…), trái cây (lựu, táo, kiwi, dưa hấu…) cho trẻ cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe, từ đó sẽ loại bỏ được những tác nhân gây bệnh.
- Cho con uống đủ nước, dung nạp đầy đủ chất khoáng cần thiết cho cơ thể và đảm bảo mọi thực phẩm an toàn, sạch cho con.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho con như uống vitamin tổng hợp (dành cho trẻ), thực phẩm chức năng cung cấp chất xơ (DHC),…
Kết hợp với chế độ ăn uống là tạo cho con thói quen vận động, tập thể dục thể thao để quà trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng thuốc điều trị viêm niêm mạc dạ dày cho trẻ theo chỉ định bác sĩ
Đối với trẻ bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày mãn tính, hoặc triệu chứng bệnh đã nặng hơn thì bác sĩ cần phải chỉ định sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng bệnh nhân nhạy cảm nên không phải thuốc nào cũng có thể sử dụng, vì trong chúng có chứa nhiều hoạt chất không phù hợp.
Do vậy, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua và cho con dùng thuốc mà chưa tham vấn ý kiến bác sĩ. Đồng thời nên tìm hiểu thật kỹ về cách dùng, liều lượng trước khi cho con uống.
Dưới đây sẽ là một số loại thuốc chữa dành cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo:
Thuốc Tây chữa viêm niêm mạc dạ dày ở trẻ em:
- Thuốc amoxicillin (kháng sinh): Thuốc dành cho trẻ có 25kg trở lên, liều lượng uống sẽ tùy theo cân nặng, cụ thể là 25 – 50 mg/kg/ngày, một ngày uống tối đa 2 lần.
- Thuốc PP omeprazol: Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra liều uống khác nhau trung bình chỉ cho trẻ uống khoảng 20mg/ ngày.
- Thuốc metronidazol: Thuốc uống dành cho cả trẻ, nhưng liều lượng cần phải theo cân nặng, 25mg/kg/ngày và một ngày trẻ chỉ được uống tối đa 750 mg.
Lưu ý: Thuốc Tây không trị bệnh tận gốc, trẻ nhỏ vẫn có thể bị tái phát bệnh viêm niêm mạc. Đồng thời trong quá trình sử dụng, trẻ có thể gây kích ứng, tác dụng phụ nên khi cho con uống phụ huynh cũng cần theo dõi, nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời có hướng xử lý.
Thuốc Đông y trị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày cho trẻ nhỏ:
So với Tây y thì các bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm dạ dày an toàn, lành tính hơn và nguyên lý điều trị bệnh tận gốc (loại bỏ tác nhân gây bệnh, phục hồi niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát) thì đây cũng là lựa chọn tối ưu được phần lớn bậc phụ huynh lựa chọn cho con.
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay không có nhiều sản phẩm Đông y dành cho cả trẻ nhỏ, vậy nên phụ huynh cần phải tìm hiểu kỹ thông tin thuốc trước khi mua cho con.
Lưu ý: Do đặc tính của Thuốc Đông y nên quá trình sử dụng thuốc phụ huynh phải tuân thủ đúng với lộ trình và lời tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, với bệnh nhân nhi dưới 2 tuổi cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ về liều lượng, đơn thuốc trước khi uống.
Lời khuyên: Trẻ khi bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài áp dụng theo đúng với chế độ được bác sĩ tư vấn thì bậc phụ huynh cũng cần có kiến thức về thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe của con để biết viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì. Do vậy tapchidongy.org sẽ chia sẻ những lời khuyên của chuyên gia về nhóm thực phẩm mà trẻ nên ăn và nên kiêng:
Trẻ nhỏ bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày nên ăn:
- Thực phẩm có Protein dễ tiêu hóa, không gây đầy bụng: trứng, ức gà, thịt lợn nạc, cá hồi, cá tuyết, cá nục, tôm, cua… Nếu có thể thì cắt nhỏ, nấu chín nhừ để trẻ dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung tinh bột từ bánh mì, cơm trắng, khoai lang, bánh quy dinh dưỡng,…
- Thay những món ăn giòn, cứng, khó tiêu hóa bằng cháo gà, súp ngô, canh khoai tây ninh nhừ…
- Bổ sung chất xơ (nếu không có triệu chứng tiêu chảy): họ nhà cải (cải bông, cải xoong, họ nhà bí (bí xanh, bí ngòi,…)…
Viêm niêm mạc dạ dày ở trẻ em nên kiêng:
- Thực phẩm chua (kể cả hoa quả), cay nóng, nhiều gia vị không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Đồ ăn đông lạnh, đóng hộp nhiều chất bảo quản: kem, thịt nguội, xúc xích, bánh kẹo, mì tôm, tương ớt…
- Món ăn chưa sống, tái: Nộm, bò tái, cuộn sushi, gỏi cá tôm, rau sống …
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, gây đầy bụng và khó tiêu.
- Thức uống ngọt (có ga, phẩm màu), cafe…
Với những kiến thức chia sẻ ở trên về bệnh viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ em, có lẽ cũng đã phần nào giúp bậc phụ huynh có cách chăm sóc, chữa bệnh cũng như phòng ngừa bệnh một cách khoa học, an toàn và hiệu quả nhất. Đừng quên đưa con đến bệnh viện nếu cảm thấy có sự bất thường về sức khỏe của con!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!