Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là mẹo dân gian đã có từ rất lâu và mang lại những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng tỏi đúng cách để chữa bệnh. Hãy tham khảo bài viết sau nếu muốn đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả tại nhà bằng tỏi.
Tác dụng của tỏi trong điều trị bệnh trĩ
Tỏi là một loại gia vị thường có sẵn trong căn bếp của hầu hết các gia đình. Bên cạnh việc góp phần làm tăng thêm hương vị của món ăn, tỏi còn có nhiều công dụng chữa các loại bệnh như cảm cúm, ho, viêm họng, tiểu đường, cao huyết áp, yếu sinh lý, viêm xoang. Và đặc biệt, tỏi còn có thể cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh trĩ cho người bệnh.
Theo Đông y, tỏi có tác dụng tốt trong việc khử hàn, chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu và giảm huyết áp. Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ, sử dụng tỏi sẽ làm cho máu ở khu vực trực tràng lưu thông tốt hơn, làm giảm áp lực ở các tĩnh mạch, giúp cho các búi trĩ không bị sa ra ngoài.
Theo y học hiện đại, thành phần chính của tỏi, bao gồm một lượng lớn allicin và các chất chống oxy hóa khác. Những chất này có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, làm giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng tại khu vực hậu môn và giúp cho các búi trĩ bớt sưng.
Top 7 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại nhà đơn giản
Trong dân gian có lưu truyền nhiều cacshc hữa bệnh trĩ bằng tỏi khác nhau. Bạn có thể tham khảo, lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi phổ biến, hiệu quả nhất.
1. Ăn tỏi
Có thể nói, việc trực tiếp ăn tỏi là cách đơn giản nhất để người mắc phải bệnh trĩ có thể hấp thu tốt những chất có lợi từ loại gia vị này. Người bệnh chỉ cần thêm tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày với liều lượng phù hợp.
Một số cách sử dụng tỏi thường được áp dụng như:
- Ăn sống từ 2 đến 3 tép tỏi tươi bóc vỏ hàng ngày.
- Dùng tỏi bằm làm nước mắm chấm.
- Ướp tỏi với thực phẩm như thịt, cá,…
- Xào tỏi với các món rau, thịt bò, thịt trâu…
Nếu như không có tỏi tươi để sử dụng, người bệnh có thể sử dụng bột tỏi để chữa bệnh. Tuy nhiên, tỏi bột ít có hương vị thơm ngon bằng tỏi tươi, hơn nữa trong quá trình làm bột tỏi, một lượng nhất định các chất dinh dưỡng trong tỏi cũng đã bị mất đi. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên tìm mua tỏi tươi để sử dụng khi muốn áp dụng điều trị bệnh trĩ bằng tỏi.
2. Dùng nước cốt tỏi tươi để trị bệnh trĩ
Nước cốt tỏi rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là tốt cho những người mắc bệnh trĩ. Một trong những cách dùng tỏi trị bệnh trĩ tại nhà đơn giản là uống hoặc bôi nước cốt tỏi lên hậu môn.
Phương pháp này khá đơn giản nên những người bận rộn cũng hoàn toàn có thể áp dụng nó để điều trị bệnh. Cách dùng nước cốt tỏi tươi để trị bệnh trĩ bao gồm:
Cách 1: Dùng nước cốt tỏi để uống
Chuẩn bị nguyên liệu: 5 tép tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Bóc sạch vỏ từng tép tỏi. Rửa sạch, sau đó giã nát. Có thể cho tỏi vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Cho tỏi đã nghiền nát vào 1 ly nước ấm, khuấy đều để các dưỡng chất trong tỏi hòa tan vào trong nước. Lọc nước này qua một lớp vải màn mỏng để loại bỏ bã, chỉ lấy nước cốt.
- Mỗi ngày uống 1 ly nước cốt tỏi và kiên trì uống trong khoảng vài tuần liên tục. Các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lưu ý: Nếu người bệnh lười xay giã hàng ngày, có thể xay một lượng lớn tỏi cho khoảng 1 tuần, sau đó bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách 2: Dùng nước cốt tỏi để thoa lên hậu môn
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nửa củ tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Bóc sạch vỏ tỏi, đem giã hoặc xay nhuyễn.
- Đem 1 cốc nước đun sôi, sau đó bỏ tỏi đã giã nát vào đun thêm 10 phút nữa. Dùng một miếng vải sạch lọc bỏ bã tỏi, chỉ lấy nước cốt.
- Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, thấm khô nước.
- Dùng một miếng bông sạch thấm nước tỏi đắp trực tiếp lên hậu môn. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút trước khi bỏ bông chứa dung dịch tỏi.
- Mỗi ngày làm từ 2 đến 3 lần cách này, sẽ giảm được tình trạng ngứa và đau rát hậu môn. Các búi trĩ cũng sẽ co lại một cách dần dần.
3. Ngâm rượu tỏi để chữa bệnh trĩ
Việc dùng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh trĩ cũng là một lựa chọn được nhiều người áp dụng. Đặc tính của rượu là tính sát khuẩn mạnh. Do đó, khi ngâm tỏi với rượu sẽ giúp giảm viêm sưng tốt hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 500g tỏi tươi.
- Rượu trắng: 200ml loại trên 40 độ.
- Bình thủy tinh nhỏ có nắp kín: 1 bình.
Cách tiến hành:
- Bóc sạch sẽ từng tép tỏi, rửa với nước sạch, sau đó đổ ra rổ và để nơi thoáng gió cho ráo nước. Sau đó giã dập tỏi.
- Cho tỏi đã giã dập vào hũ thủy tinh. Đổ phần rượu đã chuẩn bị vào cùng, lắc đều để rượu ngấm vào tỏi. Đậy kín nắp bình và để ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.
- Khi đã ngâm đủ 2 tuần, bạn có thể lấy rượu tỏi ra để sử dụng.
Thành phẩm: Tỏi ngâm rượu thành phẩm sẽ có màu vàng cánh gián hoặc vàng nhạt.
Cách dùng rượu tỏi: Người bệnh có thể sử dụng rượu tỏi này để uống hoặc thoa lên vùng hậu môn.
Cách 1: Uống rượu tỏi để trị bệnh trĩ
Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lần rượu tỏi, liều lượng 5 đến 10ml (khoảng 1 đến 2 thìa) mỗi lần. Nên uống rượu tỏi trong bữa ăn, như vậy niêm mạc dạ dày sẽ không bị rượu gây tổn thương.
Cách 2: Thoa rượu tỏi để trị bệnh trĩ
- Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô hậu môn.
- Đổ một chút rượu tỏi ra chén, dùng tăm bông thấm rượu tỏi và thoa vào hậu môn.
- Để nguyên như vậy trong khoảng 20 đến 30 phút cho rượu tỏi phát huy tác dụng. Sau đó, rửa lại bằng nước muối pha loãng hoặc nước lã sạch.
Mỗi ngày có thể làm từ 2 đến 3 lần việc thoa rượu tỏi lên hậu môn. Như vậy, các búi trĩ sẽ nhanh chóng giảm sưng, những cơn ngứa ngáy cũng giảm đáng kể.
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh có thể sử dụng kết hợp cả hai cách chữa bệnh trĩ bằng rượu tỏi trên.
4. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng
Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi theo phương pháp dùng tỏi nướng cũng rất hữu hiệu. Nhiều người không thích ứng được với mùi tỏi tươi, nhưng khi đã nướng chín, mùi tỏi hăng nồng đã giảm đi rất nhiều, do đó nó dễ ngửi và dễ sử dụng hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Đem cả củ tỏi (để nguyên vỏ) nướng trên bếp than hoặc bếp ga. Đến khi lớp vỏ bên ngoài củ tỏi hơi cháy xém, những tép tỏi bên trong ngả sang màu vàng thì dừng lại.
- Đem lột sạch sẽ lớp vỏ cháy bên ngoài, đem giã nát những tép tỏi vàng. Sau đó, dùng một miếng vải màn sạch bọc chỗ tỏi vừa giã lại.
- Người bệnh tiến hành vệ sinh sạch sẽ hậu môn, thấm sạch nước ẩm và đắp đùm tỏi giã lên hậu môn. Để nguyên trong khoảng 30 phút cho tỏi thấm vào các búi trĩ, phát huy công dụng.
- Mỗi ngày đắp tỏi nướng 1 lần để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ, giúp người bệnh thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
5. Dùng tỏi tươi và hoàng liên trị bệnh trĩ
Trong Đông y, hoàng liên là một loại dược liệu có tính tiêu độc và kháng viêm cao. Nó được sử dụng với mục đích làm lành nhanh những mô bị tổn thương. Do đó, khi dùng hoàng liên kết hợp với tỏi để điều trị bệnh trĩ sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 2 củ.
- Hoàng liên: 15g
Cách tiến hành:
- Đem 2 củ tỏi nướng cho cháy xém vỏ ngoài, vàng tép tỏi bên trong. Lột bỏ vỏ tỏi cháy, sau đó đem giã nát.
- Tán mịn bột hoàng liên.
- Trộn bột hoàng liên và tỏi đã giã chung với nhau, sao cho hai loại dược liệu hòa quyện đều. Ve thành từng viên nhỏ kích cỡ bằng đầu đũa mỗi viên. Sau đó, cho các viên thuốc vào trong một bình thủy tinh nhỏ. Bảo quản kỹ càng trong ngăn mát tủ lạnh để có thể sử dụng thuốc trong thời gian lâu hơn.
- Mỗi ngày, sau bữa ăn, người bệnh sẽ uống 5 viên thuốc trên. Uống cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm hẳn thì dừng lại.
6. Dùng tỏi để làm thuốc đặt hậu môn
Đối với các bệnh nhân bị bệnh trĩ nội, việc sử dụng tỏi để làm thuốc đặt hậu môn là cách điều trị bệnh trĩ bằng tỏi khá hiệu quả. Cách dùng tỏi để làm thuốc đặt hậu môn như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 1 tép.
- Dầu dừa hoặc dầu oliu: vài ml.
Cách tiến hành:
- Lột bỏ vỏ của tép tỏi, rửa sạch qua nước muối loãng. Sau đó, nhúng tép tỏi vào dầu dừa hoặc dầu oliu đã chuẩn bị.
- Người bệnh nằm trên giường với tư thế nằm nghiêng. Chân ở phía bên trên co về phía trước ngực hoặc giơ lên cao. Dùng một tay cầm tép tỏi đã chuẩn bị trước đẩy nhẹ nhàng vào trong hậu môn. Tép tỏi đã được làm bóng bằng dầu nên sẽ dễ dàng chui vào bên trong.
- Mỗi tuần, người bệnh nên thực hiện phương pháp dùng tỏi để làm thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ khoảng 3 lần. Nên làm trước khi ngủ bởi tép tỏi có thể để trong hậu môn 1 đêm. Sáng hôm sau, người bệnh đi đại tiện, tép tỏi sẽ bị đẩy ra ngoài một cách tự động.
7. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi tỏi tươi, bạch chỉ đen và tiêu đen
Trong các bài thuốc Đông y, bạch chỉ là vị thuốc có tác dụng chống sưng, làm giảm viêm hậu môn cũng như thu nhỏ búi trĩ hiệu quả. Còn tiêu đen là một vị thuốc có tính oxy hóa, giúp sát trùng và bảo vệ các mô, các thành mạch tại khu vực hậu môn rất tốt. Việc kết hợp tỏi tươi, bạch chỉ đen và tiêu đen cho tác dụng cao hơn khi sử dụng đơn lẻ từng thành phần.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi; 3 đến 5 tép.
- Bạch chỉ: 4g.
- Tiêu đen: 1 thìa.
Cách tiến hành:
- Đem tỏi tươi, bạch chỉ và tiêu đen giã nát, cho vào chảo và sao vàng với lửa lớn. Khi đã xong, cho hỗn hợp thuốc này vào trong một miếng vải sạch.
- Vệ sinh sạch sẽ và làm khô khu vực hậu môn, sau đó đắp thuốc lên trong khoảng 20 phút. Trong khi đắp, nếu thuốc nguội thì có thể mang thuốc đi sao nóng lại rồi đắp tiếp.
- Mỗi ngày, nên đắp hỗn hợp thuốc này khoảng 2 lần để nhanh chóng đạt hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có thực sự tốt?
Tỏi là loại nguyên liệu khá dễ kiếm, các cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi mà dân gian lưu truyền cũng dễ thực hiện tại nhà. Vì vậy ngày càng nhiều người tìm hiểu, áp dụng mẹo trị bệnh từ nguyên liệu này.
Về hiệu quả, tỏi có tính kháng viêm, giảm sưng tốt nhưng tác dụng từ từ, người bệnh cần kiên trì thực hiện thì mới có tiến triển. Tuy nhiên dùng tỏi chỉ là biện pháp tạm thời để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không thể trị dứt điểm.
Với các trường hợp bị trĩ độ 3, 4 điều trị bằng tỏi sẽ không mang lại tác dụng. Chính vì vậy mọi người cần cân nhắc để tránh tốn thời gian, công sức mà không mang lại hiệu quả.
Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi vừa đơn giản lại hiệu quả, do đó được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, khi dùng tỏi để trị bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ
Chữa bệnh bằng tỏi chỉ an toàn khi người bệnh thực hiện đúng cách, đúng liều lượng. Nếu lạm dụng, thực hiện không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Tỏi gây hôi miệng, hôi nách và khiến cơ thể nặng mùi cho người sử dụng.
- Tỏi gây nóng rát ở miệng, khiến niêm mạc dạ dày và thực quản bị kích ứng, dẫn đến người bệnh có thể ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn.
- Tỏi có thể gây tình trạng vã mồ hôi, tình trạng đi tiêu lỏng.
- Với những người bị bệnh hen suyễn, việc dùng tỏi có thể khiến các cơn hen bị kích hoạt trở lại.
Tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược
Khi đang sử dụng những loại thuốc tân dược sau, người bệnh nên hạn chế dùng tỏi. Bởi các hoạt chất trong tỏi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc này:
- Thuốc Isoniazid, thuốc Saquinavir, thuốc Warfarin, thuốc Cyclosporine.
- Một số thuốc dùng trong điều trị HIV.
- Các loại thuốc kháng tiểu cầu.
- Các loại thuốc tránh thai…
Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như nắm rõ tiền sử bệnh trạng của mình trước khi quyết định sử dụng tỏi để điều trị bệnh trĩ.
Đối tượng không nên dùng tỏi chữa bệnh trĩ
Những người sau không nên dùng tỏi để trị bệnh trĩ:
- Những người có vấn đề về mắt không nên dùng tỏi để trị bệnh.
- Bệnh nhân bị rối loạn máu, huyết áp thấp.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn, bị nhiễm trùng đường ruột.
- Phụ nữ mang thai.
Trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tỏi, hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong việc cải thiện sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!