Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là thuật ngữ chỉ vị trí bị thoát vị, tổn thương trên cột sống cổ. Nếu bạn thỉnh thoảng gặp các triệu chứng đau nhói, tê bì cổ vai gáy hoặc cánh tay, tình trạng tái diễn và không đỡ hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay không.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là gì?

Theo giải phẫu học, phần cổ có 7 đốt sống tất cả, được kí hiệu từ C1-C7. Nằm giữa các đốt sống này là đĩa đệm có nhiệm vụ giúp vùng cổ được cử động linh hoạt giúp bạn có thể nghiêng trái nghiêng phải, ngửa cổ, cúi đầu hay xoay tròn…

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh xảy ra khi đĩa đệm bị rách phần bao xơ bên ngoài, nhân nhầy bọc bên trong bị thoát ra chèn ép lên ống sống và rễ thần kinh. Đốt sống cổ từ C1-C7 đều có nguy cơ cao bị thoát vị trong đó vị trí C3-C4 phổ biến hơn cả bởi phạm vi hoạt động lớn.

Có lẽ bạn không ngờ được rằng, mỗi khi cúi đầu để nhắn tin điện thoại, vùng cổ sẽ phải chịu đựng một sức nặng từ 13-27kg đè lên. Và đây là lý do phổ biến dẫn đến các căn bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm C3 C4

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau:

  • Giai đoạn đầu: Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh bắt đầu thấy tê cứng phần cổ, khó quay sang 2 bên. Những cơn đau xuất hiện ở giai đoạn này thường xảy ra đột ngột mỗi khi cúi hoặc quay cổ. Cơn đau này có thể tăng dần, lan dần xuống vai gáy.
  • Giai đoạn 2: Cơn đau diễn ra âm ỉ, trở nên dữ dội hơn và lan ra sau đầu. Người bệnh rất khó khăn khi cử động cổ vai gáy.
  • Giai đoạn 3: Đây là khi bệnh đã trở nặng, xuất hiện cơn đau ở trán, vùng chẩm, cơn đau kéo dài từ vai xuống cánh tay và cẳng tay. Đôi khi cánh tay còn bị tê cứng, ngứa râm ran.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống C3 C4

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như sau:

  • Lão hóa: Đây là giai đoạn bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị khô, mất nước, không còn khả năng tái tạo vì vậy tổn thương nhẹ cũng khiến bộ phận này bị ảnh hưởng.
  • Tính chất công việc: Một số công việc có tính chất đặc biệt có thể dẫn đến thoát vị cột sống cổ như cắt tóc, nha sĩ, thợ làm móng…do phải cúi nhiều
  • Sai tư thế: Khi ngồi gập cổ lâu, ngồi làm việc hoặc nằm ngủ sai tư thế sẽ dẫn đến các đốt sống cổ chịu áp lực, đĩa đệm bị lệch vị trí.
  • Một số lý do khác: tai nạn chấn thương, tập thể thao không đúng cách, ăn uống thiếu chất khiến xương khớp không tổng hợp đủ chất, thừa cân béo phì hay mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh...

Biến chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Thiếu máu não: Thoát vị đĩa đệm ở cổ khiến việc lưu thông tuần hoàn máu từ tim lên não bị tắc nghẽn, thiếu máu lên não, gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Hội chứng giao cảm cổ sau: Biểu hiện của hội chứng này là chóng mặt, đau đầu, rối loạn chức năng nghe nói.
  • Liệt chi hoặc liệt nửa người: Đây là biến chứng nặng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tay chân thường xuyên bị tê, mất cảm giác sau đó trở nên teo cơ, mất khả năng vận động.

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau đớn và tê cứng phần cổ

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Việc phát hiện kịp thời bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh gia giảm biến chứng xấu của bệnh cũng như tăng khả năng hồi phục sau điều trị. Thông thường, để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra lịch sử y tế: Đây là bước đầu tiên, bác sĩ có thể yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh lý mãn tính, những chấn thương vị trí lưng và cổ từng có.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sờ nắn vị trí đau để kiểm tra dấu hiệu sưng to bất thường nếu có. Đồng thời, yêu cầu thực hiện động tác co duỗi, vận động cổ hoặc xoay vặn mình để đánh giá về tình trạng đau hay khả năng phản xạ của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Đây là bước sau cùng giúp chẩn đoán cụ thể tình trạng và vị trí thoát vị. Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm: chụp X-quang, chụp bao rễ thần kinh, chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI. Trong đó chụp cộng hưởng từ cho kết quả hình ảnh gần như rõ ràng nhất về tình trạng đĩa đệm.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm C3 C4 khác nhau. Thông thường, một số biện pháp điều trị bệnh sẽ được chỉ định bao gồm:

Điều trị nội khoa

Trong giai đoạn bệnh còn nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp bảo tồn, ít xâm lấn

Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc được chỉ định gồm chống viêm, giảm đau, giảm co thắt cơ. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Đông y hoặc Tây y tuy nhiên cần lưu ý về việc sử dụng thuốc:

  • Sử dụng thuốc Tây y: Phương pháp điều trị bằng Tây y sẽ giúp bệnh nhân giảm viêm, giảm đau nhanh chóng, phù hợp với bệnh nhân bị đau cấp tính. Một số loại thuốc thường được kê đơn như thuốc giảm đau (paracetamol, meloxicam,...); thuốc giãn cơ(mydocalm, myonal…) Dù vậy, trong thuốc Tây y có chứa chất corticoid gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy thận, phù nề, tăng huyết áp…vì vậy cần hết sức lưu ý.
  • Sử dụng thuốc Đông y: Đây là phương pháp an toàn do các dược liệu sử dụng đều từ thiên nhiên, không tác dụng phụ. Nhưng thời gian điều trị chậm hơn so với sử dụng thuốc Tây y và hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa của từng người khác nhau.

Vật lý trị liệu: Các liệu pháp như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, kéo dãn cột sống, chiếu đèn hồng ngoại và các bài tập luyện theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp giảm đau, giãn cơ, kích thích quá trình lưu thông máu, kích thích chất dinh dưỡng đến nuôi gân cơ từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

thoat vi dia dem dot song co c3 c4
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây có thể xảy ra tác dụng phụ

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc bệnh biến chứng xấu bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Theo nghiên cứu của bộ y tế, trong số các ca mắc thoát vị đĩa đệm chỉ có 5% số lượng được chỉ định mổ.

Mục tiêu của việc can thiệp ngoại khoa là nhanh chóng loại bỏ khối thoát vị, giải phóng rễ thần kinh, giúp người bệnh giảm đau và sớm trở lại vận động bình thường.

Một số phương pháp phẫu thuật thoát vị hiện nay bao gồm: phẫu thuật hở (mở lấy nhân thoát vị, giảm chèn ép lên các dây thần kinh); phẫu thuật nội soi sử dụng ống nội soi gắn camera qua lỗ liên hợp; sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp để tác động lên đĩa đệm;...

Mặc dù vậy, phương pháp mổ tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó bạn cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn phương pháp này:

  • Nhiễm trùng: Đây là biến chứng có thể gặp ở tất cả các ca phẫu thuật đặc biệt khi phẫu thuật hở.
  • Tổn thương thần kinh: Không ít trường hợp đĩa đệm không có khả năng phục hồi sau khi mổ khiến một số dây thần kinh ảnh hưởng đồng thời tác động đến các cơ quan khác.
  • Thoát vị đĩa đệm tái phát: Theo nghiên cứu, có 5-15% trường hợp thoát vị đĩa đệm bị tái phát trong khoảng 6 tháng sau khi mổ.

Bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng đều có thể có xảy ra rủi ro nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân lớn tuổi, tiền sử bệnh tim mạch thì việc phẫu thuật cũng không hề đơn giản.

Một số lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vì thế, nên thăm khám định kỳ để có sự phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

Dưới đây là những điều mà bệnh nhân thoát vị cần biết:

  • Không được mang vác nặng, làm việc quá sức có thể tăng thêm sức ép đối với cột sống.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn, tránh thừa cân béo phì sẽ khiến cột sống phải chịu trọng lượng lớn, bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng, củng cố xương khớp.
  • Với những trường hợp được chỉ định tập luyện tại nhà, bệnh nhân cần thực hiện động tác chậm rãi, nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương thêm. Khi phát hiện bất kỳ vấn đề gì trong quá trình tập luyện cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Đặc biệt, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình chữa bệnh để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 nói riêng là bệnh lý khá phổ biến, có xu hướng tăng dần theo thời gian. Vì vậy mọi người hãy chủ động khám chữa sớm để ngăn ngừa biến chứng bại liệt.

Câu hỏi thường gặp
Khi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng, bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp đó, mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất là điều người bệnh rất quan tâm. Bài viết sau đây, hãy cùng tapchidongy.org tham khảo những địa chỉ mổ...
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại, an toàn, ít xâm lấn. Mặc dù là kỹ thuật điều trị khá phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về quy trình, giá cả cũng như hiệu quả của biện pháp này. Để hiểu rõ hơn về cách chữa...
Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin...
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây. Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không? Đĩa đệm...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người bệnh. Bởi đây là phương pháp chữa trị an toàn, không để lại biến chứng có hại đến sức khỏe của người bệnh mà lại tiết kiệm về chi phí. Cùng tìm hiểu ngay diện chẩn chữa...
Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì? Thoát vị...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoát Vị Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ C3 C4 bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan