Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh xương khớp khá phổ biến, không chỉ gây ra tình trạng đau nhức dữ dội mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh lý này đang có xu hướng tăng mạnh, trẻ hóa và xuất hiện nhiều biến chứng bất thường. Vậy, đâu là cách xử lý khi mắc thoát vị đĩa đệm L5 S1 chính xác?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là tình trạng nhân nhầy tồn tại trong đĩa đệm kết nối đốt sống L5 S1 bị tổn thương, lệch khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh, mạch máu. Từ đó, gây cảm giác tê bì, đau nhức liên tục tại vùng thắt lưng sau đó dần lan xuống dưới mông.

thoat-vi-dia-dem-l5-s1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có thể làm khởi phát nhiều vấn đề nguy hiểm trong đó có bại liệt vĩnh viễn

Ngoài ra, khi đĩa đệm thoát ra ngoài còn làm cản trở quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Điều này gây ra nhiều vấn đề nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Cụ thể, một số biến chứng có thể gặp phải khi mắc thoát vị đĩa đệm L5 S1 là:

  • Khởi phát hội chứng chùm đuôi ngựa: Khi mức độ chèn ép lên các dây thần kinh ngày càng lớn có thể làm khởi phát hội chứng chùm đuôi ngựa. Lúc này, khả năng hoạt động của các bó rễ thần kinh suy giảm mạnh hoặc thậm chí trở nên mất kiểm soát.
  • Rối loạn cảm giác, mất cảm giác: Đĩa đệm đè nén lên các dây thần kinh khiến chúng hoạt động không đúng với chức năng vốn có. Lâu dần, người bệnh có thể thấy xuất hiện tình trạng rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ruột và bàng quang: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của ruột và bàng quang. Khi tình trạng này diễn biến nặng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
  • Mất khả năng vận động, bại liệt vĩnh viễn: Thoát vị đĩa đệm có thể gây yếu cơ, teo cơ khiến việc vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Lâu dần, vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tàn phế, bại liệt vĩnh viễn.

Nguyên nhân và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1

Nhận biết chính xác nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp người mắc tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý thoát bị đĩa đệm L5 - S1:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, dưới tác động của quá trình lão hóa, đĩa đệm sẽ dần bị bào mòn, khô, giảm độ đàn hồi và suy yếu. Điều này làm tăng tỷ lệ rách màng bao, nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Chấn thương, tai nạn: Các va đập mạnh từ chấn thương hay tai nạn có thể gây chấn động đến vùng xương, cột sống khiến bao xơ bị nứt, rách.
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tạo ra một áp lực lớn lên cột sống và đĩa đệm. Lâu dần, tình trạng này sẽ phát triển thành thoát vị đĩa đệm, gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và hệ vận động.
  • Tính chất công việc, ngồi sai tư thế: Ngồi sai tư thế, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài hoặc thường xuyên mang, vác vật nặng đều là các vấn đề khiến áp lực tác động lên cột sống tăng mạnh.

Các dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh thoát vị đĩa đệm L5/S1 là:

  • Ban đầu các cơn đau chỉ xuất hiện tại thắt lưng sau đó cơn đau sẽ chạy dọc theo các dây thần kinh và lan xuống vùng hông, mông, đùi và cẳng chân.
  • Chân bị tê cứng, mất cảm giác, người bệnh gặp khó khăn trong việc co duỗi.
  • Cơ bắp suy giảm, thường xuyên bị co cứng làm ảnh hưởng đến quá trình vận động, di chuyển, sinh hoạt và làm việc của người bệnh.
  • Rối loạn chức năng ruột và bàng quang với biểu hiện thường thấy là rối loạn cơ thắt, người bệnh mất kiểm soát khả năng đại, tiểu tiện.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 an toàn, hiệu quả

Tùy thuộc vào lượng nhân nhầy thoát ra ngoài, mức độ chèn ép lên các dây thần kinh, khả năng đáp ứng của mỗi người… mà phương pháp điều trị bệnh sẽ có những sự khác biệt nhất định.

thoat-vi-dia-dem-l5-s1
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như khả năng đáp ứng của mỗi người

Cụ thể, dưới đây là các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian đem lại hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 cao mà người bệnh có thể tham khảo là:

  • Sử dụng lá mật gấu: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá mật gấu tươi, rửa sạch sau đó đem xay nhuyễn. Tiếp theo, người bệnh trộn hỗn hợp lá mật gấu đã xay nhuyễn cùng 1 lon bia tạo thành hỗn hợp và sử dụng luôn trong 1 lần uống. Duy trì thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng đau nhức thuyên giảm đáng kể.
  • Sử dụng cây hầu vĩ tóc: Người bệnh rửa sạch 30g cây hầu vĩ tóc sau đó cho vào ấm sắc trong vòng 20 phút. Nước thuốc sau khi sắc được chia thành 3 phần, dùng luôn trong ngày sau các bữa ăn.

Mặc dù các bài thuốc trị bệnh dân gian dễ kiếm, tiết kiệm nhưng có dược lực thấp, đòi hỏi thời gian sử dụng lâu và chỉ giúp làm giảm triệu chứng. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng các mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm đôt sống L5 S1 trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc dùng nó song song với các phương pháp điều trị khác.

Điều trị bằng phương pháp Đông y lành tính

Theo Đông y, thoát vị đĩa đệm L5 S1 thuộc chứng “yêu thống”  khởi phát do khí huyết không thông, máu và dưỡng chất không đi được đến các đốt sống tại thắt lưng. Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh lý này, bài thuốc Đông y sẽ tập trung giải quyết tình trạng tắc nghẽn khí huyết song song với bồi bổ, phục hồi thể trạng người bệnh.

Một số bài thuốc Đông y được sử dụng nhiều trong điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 là:

  • Bài thuốc 1 bao gồm các vị thuốc là phòng phong, quế chi, hoàng bá, uy linh tiên và địa hoàng. Để thực hiện, người bệnh rửa sạch các vị thuốc sau đó cho vào ấm sắc trong khoảng 1 tiếng. Nước thuốc được chia làm 2 - 3 phần và sử dụng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2 được xây dựng từ các loại thảo dược là độc hoạt, ma hoàng, cam thảo, quế chi, tế tân và cát căn. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc vào sắc đến khi cạn còn ½ thì dừng lại, nước thuốc chia làm 2 đến 3 phần và được sử dụng luôn trong ngày.

Thuốc Đông y đòi hỏi thời gian chữa trị lâu, một liệu trình dùng thuốc sẽ kéo dài từ 2 - 3 tháng. Mức độ phát huy tác dụng của thuốc phụ thuộc vào khả năng hấp thụ cũng như thói quen sinh hoạt, kiêng khem của người bệnh.

Trị bệnh hiệu quả bằng phương pháp Tây y

Với thoát vị đĩa đệm L5 S1, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ… nhằm kiểm soát các triệu chứng. Đa phần các loại thuốc này đều mang lại công dụng trong thời gian ngắn, tình trạng đau nhức nhanh chóng được xoa dịu.

Một số loại thuốc thường có mặt trong phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 là:

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol, Naproxen,  Acetaminophen (Tylenol)...
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như  Ibuprofen, Celecoxib, Naproxen, Aspirin…
  • Nhóm thuốc giãn cơ, ví dụ như Dantrolene, Metaxalone, Diazepam, Baclofen, Therabenzaprine, Carisoprodol…
  • Thuốc Cortisol.

thoat-vi-dia-dem-l5-s1
Điều trị Tây y mang lại hiệu quả nhanh nhưng có thể làm khởi phát tác dụng phụ nếu không được dùng đúng cách

Lưu ý, các loại thuốc trên đều có khả năng làm khởi phát nhiều tác dụng phụ không mong muốn, điển hình như loãng xương, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, suy giảm chức năng gan thận… Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa bệnh xương khớp nào mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ điều trị.

Ở một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp khác như can thiệp ngoại khoa hoặc vật lý trị liệu. Trong đó, chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu được đánh giá có độ an toàn khá cao với các phương pháp được sử dụng thường xuyên là điện trị liệu, nhiệt trị liệu, laser, kéo giãn đốt sống…

Phương pháp can thiệp ngoại khoa được thực hiện trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài, các cách thức điều trị trên không mang lại hiệu quả tích cực. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng nhiều hiện nay là mổ hở, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật Mini - COD…

Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý khi mắc thoát vị đĩa đệm L5 S1 là:

  • Chú ý điều chỉnh tư thế ngồi khoa học, sau khi ngồi khoảng 45 phút đến 1 tiếng thì cần đứng dậy đi lại.
  • Tránh mang, vác vật nặng hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp như hạnh nhân, canh xương, thực phẩm giàu canxi, các loại rau xanh, hoa quả tươi… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Tránh dung nạp vào cơ thể các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích gây hại.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ví dụ yoga, đi bộ, bài tập giãn cơ… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

Việc tuân thủ đúng các lưu ý trên không những giúp thúc đẩy bệnh chóng lành mà còn đem lại tác dụng cải thiện sức khỏe người bệnh một cách toàn diện. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 để tự bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp
Khi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng, bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp đó, mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất là điều người bệnh rất quan tâm. Bài viết sau đây, hãy cùng tapchidongy.org tham khảo những địa chỉ mổ...
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại, an toàn, ít xâm lấn. Mặc dù là kỹ thuật điều trị khá phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về quy trình, giá cả cũng như hiệu quả của biện pháp này. Để hiểu rõ hơn về cách chữa...
Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin...
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây. Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không? Đĩa đệm...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người bệnh. Bởi đây là phương pháp chữa trị an toàn, không để lại biến chứng có hại đến sức khỏe của người bệnh mà lại tiết kiệm về chi phí. Cùng tìm hiểu ngay diện chẩn chữa...
Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì? Thoát vị...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thoát Vị Đĩa Đệm L5 S1 bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan