Nội tiết tố nữ là một thuật ngữ về sức khỏe sinh sản và ngoại hình của nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ các chị em hiện nay bị rối loạn nội tiết tố ngày càng có xu hướng tăng cao. Vậy triệu chứng của tình trạng này như thế nào, nguyên nhân dẫn đến và cách cân bằng lại ra sao? Tất cả được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Nội tiết tố nữ là gì? Vai trò và quá trình thay đổi
Nội tiết tố nữ còn được gọi là estrogen. Đây là một loại hormone sinh dục nữ tiết ra từ buồng trứng và một lượng nhỏ ở nhau thai, tuyến thượng thận. Tuyến nội tiết này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tính nữ và tạo nên những nét riêng biệt ở phái nữ.
Vai trò của nội tiết tố nữ
Những vai trò của nội tiết tố nữ có thể kể đến là:
- Chi phối đặc tính sinh dục nữ: Làm tăng tiết dịch âm đạo, duy trì ham muốn tình dục ở nữ giới, phát triển niêm mạc tử cung và tạo nên chu kỳ kinh nguyệt.
- Tạo nên nét riêng biệt ở ngoại hình: Giúp ngực nở, eo thon, giảm tích mỡ các vùng bụng, đùi. Giữ nước trong cơ thể và mỡ dưới da để có làn da mịn màng, hồng hào, giúp tóc mượt mà hơn.
- Về sức khỏe: Nội tiết tố nữ estrogen giúp ngăn ngừa lão hóa và mãn kinh sớm. Giúp tinh thần chị em luôn trong trạng thái thoải mái, cảm xúc tốt, bảo vệ hệ tim mạch và ngăn cản bệnh xơ vữa mạch vành, chống tăng huyết áp,...
Nội tiết tố nữ thay đổi theo thời gian như thế nào?
Nội tiết tố ở nữ giới có sự thay đổi liên tục trong suốt quá trình phát triển của cơ thể. Cụ thể:
- Từ dậy thì - 30 tuổi: Lượng nội tiết tố dồi dào, có thể bị rối loạn trong thời gian mang thai và sau sinh.
- Sau 30 tuổi: Estrogen bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhẹ.
- Sau 35 tuổi: Trung bình mỗi năm nồng độ sẽ giảm khoảng 1%.
- Sau 40 tuổi: Trung bình mỗi năm giảm khoảng 2%.
- Sau 50 tuổi trở ra: Nội tiết tố ngừng sản xuất hoàn toàn.
Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ
Khi nữ giới bị rối loạn nội tiết tố thường có những biểu hiện dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo và nắm bắt:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết hàng đầu, phản ánh chi tiết hoạt động của nội tiết tố nữ. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em đang đều bỗng dưng kéo dài hoặc ngắn lại thì đây chính là biểu hiện của việc nội tiết tố bị rối loạn.
- Nám da, nổi mụn: Phụ nữ xuất hiện tình trạng sạm da, nám da và nổi mụn bất thường.
- Ham muốn tình dục suy giảm: Khi hàm lượng estrogen và progesterone thay đổi sẽ gây ra rối loạn và làm ham muốn tình dục ở nữ giới bị suy giảm.
- Cân nặng thất thường: Việc thiếu hoặc thừa một số loại hormone có thể khiến cho lượng mỡ lớn tích tụ và phá vỡ các khối cơ. Vì vậy, nếu bạn bị tăng cân bất thường có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố.
- Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ của nữ giới mất ổn định, khó đi vào giấc ngủ, tinh thần sa sút dễ stress do nồng độ nội tiết tố nữ ở mức thấp.
- Ảnh hưởng tâm lý: Nồng độ estrogen và cortisol suy giảm có thể gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ ở nữ giới. Từ đó, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh serotonin khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.
Nguyên nhân khiến nội tiết tố nữ bị rối loạn
Nội tiết tố nữ được đánh giá là ổn định khi nằm trong khoảng 400pg/ml. Được xem là thiếu hụt nếu dưới 100pg/ml và dư thừa nếu vượt trên 400pg/ml. Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động gây nên sự thay đổi và rối loạn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia chỉ ra:
- Mang thai và sau sinh: Đây là hai giai đoạn nội tiết tố thay đổi rõ rệt ở nữ giới. Thông thường, có xu hướng tăng hormone estriol, progesterone kết hợp với stress dẫn đến rối loạn.
- Tuổi tác: Cơ thể của nữ giới bắt đầu có dấu hiệu lão hóa ở giai đoạn trung niên, tiền mãn kinh, mãn kinh. Lúc này, hoạt động của não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị suy giảm làm tác động lớn đến nội tiết tố, gây nên tình trạng mất cân bằng nội tiết.
- Dùng thuốc tránh thai: Thành phần chính trong thuốc tránh thai là estrogen nên nếu dùng trong thời gian dài thường dẫn đến nồng độ này tăng cao hơn progesterone, dẫn đến rối loạn.
- Tác động từ môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại có thể khiến cho nội tiết tố nữ bị ảnh hưởng bằng cách thừa hoặc thiếu estrogen.
- Tâm lý bất ổn: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến hàm lượng hormone progesterone giảm mạnh. Đồng thời nồng độ estrogen tăng khiến hoạt động của tuyến thượng thận bị ảnh hưởng, gây ra rối loạn.
- Lạm dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng sai cách: Sử dụng sản phẩm không uy tín hoặc uống thuốc sai cách có thể gây ra rối loạn nội tiết tố nữ.
- Chế độ dinh dưỡng: Thói quen ăn uống các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ cay nóng,... có thể khiến nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao. Trường hợp ăn quá ít, ăn không đủ chất có thể gây suy giảm nội tiết tố nữ.
- Cắt buồng trứng: Phụ nữ khi cắt 1 hoặc 2 bên buồng trứng sẽ làm suy giảm khả năng hoặc thậm chí không thể sản sinh được hormone estrogen.
Việc xác định được nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố đóng vai trò quan trọng để lên lộ trình cân bằng lại. Vì vậy, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị rối loạn, hãy tiến hành thăm khám và truy tìm nguyên nhân.
Bị rối loạn nội tiết tố có nguy hiểm không?
Đối với nữ giới, việc rối loạn nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn liên lụy đến nhiều yếu tố tính dục nữ khác. Điển hình có thể kể đến:
- Giam ham muốn tình dục: Hormone estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khoái cảm cho phụ nữ trong chuyện tình dục. Khi hàm lượng của chúng tăng hoặc giảm quá mức đều sẽ gây ra hiện tượng suy giảm ham muốn tình dục và khó đạt được cực khoái.
- Rối loạn kinh nguyệt: Thời gian hành kinh thất thường, dễ mắc các bệnh phụ khoa, thiếu máu, nguy cơ vô sinh và ảnh hưởng tới cả nhan sắc.
- Cao huyết áp bất thường: Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ tác động tới huyết áp bởi lượng natri dư thừa làm trữ nước và làm tăng huyết áp.
- Nám da: Đây là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Khi bị rối loạn nội tiết, da dễ bị khô, sạm và xuất hiện các vết nám làm ảnh hưởng thẩm mỹ và sự tự tin của chị em.
Cách chẩn đoán xác định rối loạn nội tiết tố nữ
Để xác định được bạn có đang bị rối loạn nội tiết tố hay không có rất nhiều cách khác nhau. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động của buồng trứng, sự phát triển của nang noãn và thời kỳ rụng trứng. Từ đó, kết luận nội tiết tố nữ có đang ổn định hay không cũng như đưa ra cách khắc phục.
Một số xét nghiệm bạn cần thực hiện gồm: xét nghiệm chỉ số FSH, AMH, LH, Estrogen, Progesterone và Prolactin. Mỗi loại xét nghiệm được thực hiện ở khoảng thời gian khác nhau:
- Xét nghiệm estrogen, testosterone và prolactin có thể làm bất cứ lúc nào.
- Xét nghiệm progesterone chỉ xét nghiệm được trong ngày 21 của vòng kinh 28 ngày.
- Xét nghiệm LH và FSH trong ngày thứ 2 - 4 của vòng kinh.
Dựa trên kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và lên phác đồ điều trị, cân bằng lại nội tiết một cách phù hợp nhất.
Nhiều chị em thắc mắc rằng không biết rối loạn nội tiết tố nữ có điều trị được không. Câu trả lời của các chuyên gia là hoàn toàn có thể nếu bạn tuân thủ theo chỉ dẫn và kiên trì. Cụ thể về cách điều trị sẽ được tiết lộ ở nội dung bên dưới.
Cách phòng tránh rối loạn nội tiết tố
Có thể thấy, rối loạn nội tiết tố gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nữ giới. Vì vậy, việc tìm cách phòng tránh bệnh là điều cần thiết mà các chị em cần thực hiện:
- Không lạm dụng thuốc tránh thai.
- Ăn uống đầy đủ, lành mạnh. Cân bằng lượng đạm, chất béo và rau xanh trong các bữa ăn.
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
- Tạo thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
- Hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và áp lực.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường bị ô nhiễm trong thời gian dài.
- Trong quá trình điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, chị em trước hết cần tìm hiểu địa chỉ thăm khám uy tín, dùng thuốc có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!