Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ CKI Đỗ Thanh Hà | Nơi công tác: Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc

Mãn kinh là một trong những giai đoạn đầy thử thách của chị em phụ nữ, đây là hiện tượng sinh lý không thể tránh khỏi. Việc chủ động tìm hiểu và chủ động chuẩn bị tâm lý để chăm sóc sức khỏe ở trong giai đoạn này là cần thiết đối với các chị em. Trong bài viết dưới đây sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về hiện tình trạng này, mời chị em cùng đón đọc.

Mãn kinh là gì? Có những giai đoạn mãn kinh nào?

Mãn kinh là giai đoạn kết thúc hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới. Khi đến giai đoạn này, phụ nữ hoàn toàn không còn khả năng sinh sản do buồng trứng dừng sản xuất hormone estrogen và progesterone. Nếu trong 12 tháng liên tục, chị em không thấy hiện tượng kinh nguyệt không phải do bệnh lý hay bất kỳ yếu tố nào tác động đồng nghĩa với việc quá trình mãn kinh tự nhiên đã xảy ra.

Mặc dù là hiện tượng diễn ra tự nhiên và ai cũng phải trải qua nhưng nếu không nắm bắt được dấu hiệu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.

Mãn kinh thường được chia thành 2 giai đoạn là mãn kinh sớm và mãn kinh muộn. Cụ thể:

  • Mãn kinh sớm: Xuất hiện ở độ tuổi dưới 40. Khi bị mãn kinh sớm, chị em thường bị kèm theo các hiện tượng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục. Một số ít trường hợp mãn kinh từ khi 30 tuổi, điều này dẫn đến hiện tượng mệt mỏi và có nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
  • Mãn kinh muộn: Thường hết kinh nguyệt sau 55 tuổi. Hiện tượng này được xem là bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe và không có bệnh lý nào đi kèm.

man-kinh
Nồng độ hormone estrogen sụt giảm theo độ tuổi

Triệu chứng mãn kinh

Về dấu hiệu mãn kinh, ở mỗi chị em sẽ có những biểu hiện khác nhau dựa vào cơ địa. Tuy nhiên, nhìn chung có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Kinh nguyệt thất thường: Nếu chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kinh đến trễ hoặc sớm trong thời gian dài, lượng kinh ít hoặc nhiều so với bình thường có thể là những biểu hiện ban đầu của thời kỳ mãn kinh.
  • Tâm lý thay đổi tiêu cực: Chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Đặc biệt, rất dễ nhạy cảm và mất cân bằng về cảm xúc, thường lo lắng, buồn bã, sợ hãi.
  • Âm đạo bị khô: Thành âm đạo ở giai đoạn mãn kinh giảm tiết dịch và độ đàn hồi làm xuất hiện tình trạng khô hạn. Khi quan hệ tình dục thường khiến chị em khó chịu và không đạt được khoái cảm.
  • Giảm ham muốn, mất khả năng sinh sản: Ham muốn của nữ giới ở giai đoạn mãn kinh có dấu hiệu giảm rõ rệt, khi quan hệ dễ bị đau rát, chảy máu. Đồng thời, do trứng không rụng nên khả năng sinh sản không còn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Nữ giới thường bị bốc hỏa, đổ mồ hôi về ban đêm khi bị mãn kinh. Điều này dẫn đến việc giấc ngủ bị ảnh hưởng và rối loạn. Chị em dễ bị trằn trọc, thao thức, ngủ không sâu giấc thậm chí là mất ngủ hoàn toàn.
  • Thay đổi ngoại hình, tăng cân: Trọng lượng cơ thể nữ giới mãn kinh có xu hướng tăng cao do hormone cortisol tăng cao. Các vấn đề lão hóa da, chảy xệ cũng bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân dẫn đến mãn kinh

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mãn kinh ở nữ giới. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tuổi tác: Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên nên khi đến giai đoạn thích hợp, khi đã trải qua các giai đoạn dậy thì, sinh sản, tiền mãn kinh, nữ giới sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh.
  • Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung - hai buồng trứng: Khi thực hiện phẫu thuật này, nữ giới sẽ bước ngay vào giai đoạn mãn kinh dù ở độ tuổi nào. Sở dĩ vậy bởi không còn kinh nguyệt và khả năng sinh con.
  • Hóa trị và xạ trị: Những phương pháp hóa trị, xạ trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới, khiến thời gian mãn kinh diễn ra sớm hơn.
  • Suy buồng trứng sớm: Buồng trứng khi đến giai đoạn lão hóa sẽ kéo theo tình trạng mãn kinh xảy ra.
  • Suy giảm nội tiết tố nữ: Sau 30 tuổi, lượng hormone trong cơ thể nữ giới bắt đầu suy giảm. Bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng hormone này sẽ còn giảm mạnh hơn nữa.
  • Các nguyên nhân khác: Nữ giới sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống rượu, làm việc quá sức, chế độ sinh hoạt không đều đặn,... cũng có thể khiến lượng hormone trong cơ thể giảm dần.

Mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Mặc dù là hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng khi nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh, có nhiều vấn đề sức khỏe đi kèm. Điển hình, tỷ lệ chị em mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mãn kinh tăng cao. Nguyên nhân là do lượng estrogen của phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh suy giảm, vùng kín bị khô, thiếu axit lactic để diệt vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa.

Ngoài ra, chị em có thể gặp một số biểu hiện khác:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nữ giới thời kỳ mãn kinh dễ mắc các bệnh tim mạch do lượng estrogen suy giảm.
  • Đi tiểu mất kiểm soát: Niệu đạo, âm đạo bị khô làm mất độ đàn hồi nên việc đi tiểu khó khăn hăn, thậm chí là mất kiểm soát.
  • Loãng xương: Mật độ xương ở giai đoạn này giảm nhanh chóng, xương giòn và dễ bị gãy hơn.
  • Các bệnh lý khác: Dễ mắc các bệnh lý đái tháo đường, béo phì, cao huyết áp, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,...

Lời khuyên dành cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho chị em trong thời kỳ mãn kinh để hạn chế những triệu chứng:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và hợp lý để có sức khỏe tốt.
  • Chú ý theo dõi sức khỏe đều đặn, khi gặp các vấn đề về sức khỏe cần đi khám sớm để phát hiện kịp thời và can thiệp sớm.
  • Dành nhiều thời gian để thư giãn, tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, ăn uống kém khoa học.

man-kinh
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Cách cải thiện sức khỏe khi bị mãn kinh

Mãn kinh không phải là bệnh lý nên chị em không cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn này, có nhiều triệu chứng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp chị em có thể tham khảo:

Bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch toàn diện hơn. Đặc biệt, cải thiện được nhiều tình trạng như loãng xương, hạn chế nguy cơ tổn thương xương khớp, bệnh tim mạch. Vậy, phụ nữ mãn kinh nên bổ sung gì? Chi tiết:

  • Thực phẩm giàu canxi: Khi nồng độ estrogen suy giảm ở giai đoạn mãn kinh, tình trạng loãng xương có thể xuất hiện. Do đó, chị em cần đẩy mạnh bổ sung canxi bằng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, trứng, các loại rau cải, sữa,...
  • Thực phẩm giàu sắt: Các loại thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, rau xanh, các loại hạt có chứa nhiều sắt.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Sử dụng nhiều ngũ cốc, ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và duy trì được cân nặng ổn định, tránh tình trạng béo phì tuổi mãn kinh.
  • Trái cây tươi: Trong các loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp ngăn ngừa lão hóa và kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Uống đủ nước: Bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn, làm da mềm mại và căng bóng hơn.

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, nữ giới cần chú ý kiêng đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, chất cồn, cafein,...

Uống thuốc cho giai đoạn mãn kinh

Bước vào thời kỳ mãn kinh, nếu có các triệu chứng tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định chị em sử dụng một số loại thuốc:

  • Thuốc điều trị cơn bốc hỏa: Các thuốc chống trầm cảm liều thấp, thuốc chống co giật để làm cơn bốc hỏa có thể được sử dụng cho trường hợp này.
  • Estrogen âm đạo: Sử dụng estrogen bôi trực tiếp vào âm đạo dưới giúp làm giảm khô, khó chịu khi quan hệ. Đồng thời, thuốc can thiệp giải quyết vấn đề tiết niệu xảy ra ở thời điểm này.
  • Thuốc ngăn ngừa loãng xương: Các thuốc ngăn ngừa mất mật độ xương có thể được kê dùng trong giai đoạn này.

Dùng thuốc Đông y dành cho phụ nữ mãn kinh

Đông y chữa mãn kinh và tiền mãn kinh được nhiều chị em lựa chọn bởi tính an toàn và cho hiệu quả lâu dài, bền vững. Các thuốc đông y cho phụ nữ mãn kinh được kê đơn theo tình trạng cụ thể của mỗi cá nhân.

Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến:

  • Bài thuốc trị bốc hỏa, mồ hôi đêm: Dùng 30g phù điểu mạch, 10 quả đại táo, 10g cam thảo rửa sạch và đun với 2 bát nước, đến khi còn 1 bát thì dừng lại. Uống thuốc trong vòng 1 tháng, các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm sẽ cải thiện rõ rệt.
  • Bài thuốc thể thận âm hư - chứng hư can vượng: Trị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, chân tay run tê, dễ cáu gắt. Chị em dùng Hoài sơn, Sao dấm, Bạch thược, Câu đằng, Sinh địa, Sơn thù, Đơn bì, Trạch tả,... để sắc và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc thể thận âm hư - chứng tâm thận bất giao: Sử dụng Bạch linh, Bạch thược, Mạch môn, Sinh địa, Thục phần, Thục địa đơn bì,... sắc uống hàng ngày. Bài thuốc này dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, ra mồ hôi và bị mất ngủ.

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Vì vậy, hiểu về giai đoạn này và có những can thiệp để hạn chế triệu chứng là rất cần thiết. Nếu bạn còn thắc mắc gì và cần được giải đáp, có thể liên hệ tới Tạp Chí Đông Y để được đội ngũ chuyên gia có chuyên môn hỗ trợ tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp
Mãn kinh có huyết trắng không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, bởi huyết trắng bất thường là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu đang gặp tình trạng này, chị em có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ sức khỏe của bản thân, từ đó có...
Sâm Angela là thực phẩm chức năng quen thuộc với phái nữ, được biết đến với công dụng chăm sóc sức khỏe và giữ gìn sắc xuân. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn thường thắc mắc mãn kinh có uống được Sâm Angela không? Dưới đây là những thông tin được Tapchidongy.org tổng hợp từ chuyên gia có thể giúp...
Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, nhất là những người hiếm muộn, muốn có con khi tuổi đã cao. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin liên quan từ các chuyên gia, cùng tìm hiểu để có câu trả lời chi tiết...
Bước vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể ngưng tiết nội tiết tố nữ, buồng trứng sẽ ngưng hoạt động. Điều này khiến nhiều chị em băn khoăn mãn kinh có mang thai được không, mang thai giai đoạn này có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Hãy cùng theo dõi thông tin được tổng hợp trong bài viết...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Mãn Kinh bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan