Tổng quan về bệnh Nội Tiết Nữ
Nội tiết nữ là những hormone sinh dục được tiết ra từ buồng trứng, tuyến thượng thận và cả nhau thai,… Ở nữ giới, 2 hormon chính gồm là Estrogen và Progesterone, đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai.
- Estrogen: Loại hormone có vai trò quan trọng đối đối với phụ nữ, liên quan mật thiết đến tâm trạng, làn da và năng lượng của chị em. Nồng độ Estrogen sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, đây cũng là lý do vì sao tâm trạng, làn da và năng lượng sẽ có những khác biệt trong các thời điểm khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt.
- Progesterone: Loại hormone này ít phổ biến hơn Estrogen, tác động chủ yếu tới niêm mạc của tử cung. Nếu có thai, buồng trứng và nhau thai sẽ sản xuất progesterone nhằm bảo vệ niêm mạc tử cung khỏe mạnh hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất.
Sự mất cân bằng nồng độ nội tiết tố nữ sẽ tác động đến tâm trạng và sức khỏe của phái nữ, thậm chí còn làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nội tiết như tiểu đường, suy tuyến giáp, suy tuyến sinh dục, suy tuyến yên,… Vậy nên, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, da nổi nhiều mụn, khô ngứa âm đạo, suy giảm ham muốn, tăng cân bất thường,… chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra sớm.
Các bệnh lý Nội Tiết Nữ thường gặp
Triệu chứng bệnh nội tiết nữ phổ biến
Khi nội tiết tố nữ có vấn đề, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Da nổi nhiều mụn, đổ nhiều dầu, da khô, bong tróc.
- Khô ngứa âm đạo.
- Đau rát vùng kín khi quan hệ.
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Tăng cân bất thường.
Bài test kiểm tra sức khỏe Nội Tiết Nữ
Phương pháp điều trị bệnh lý nội tiết nữ
Các bệnh lý nội tiết tố nữ như tiểu đường, suy tuyến giáp, suy tuyến sinh dục, suy tuyến yên,... hầu hết liên quan đến sự mất cân bằng hormone. Vậy nên, để điều trị tận gốc các bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cân bằng nội tiết tố. Thông qua các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ rối loạn nội tiết. Tùy giai đoạn bệnh ở mức nhẹ hay nặng sẽ có cách chữa phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc Tây y
Các xét nghiệm nội tiết tố nữ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được sự rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố nữ do hormone nào gây ra, các hoạt chất và enzym có liên quan,... Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xây dựng đơn thuốc đặc trị. Đây là phương pháp điều trị bệnh có tác dụng nhanh, hiệu quả ngay sau thời gian ngắn sử dụng. Một số loại thuốc Tây thường được dùng gồm:
- Thuốc tránh thai: Trong các loại thuốc tránh thai có chứa thành phần estrogen, progesterone giúp kiểm soát, ổn định chu kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng khác. Thuốc tránh thai được bào chế ở nhiều dạng như thuốc uống, thuốc tiêm, miếng dán,... Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau tim, đau đầu và tăng nguy cơ ung thư vú.
- Thuốc thay thế hormone: Nhóm thuốc này có tác dụng bổ sung estrogen, thường được áp dụng cho nữ giới khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Nhưng cần lưu ý, loại thuốc này không có khả năng tự đào thải khi dư thừa, điều này làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, đột quỵ, bệnh tim mạch, đông máu,...
- Các loại thuốc đặc trị từng chứng bệnh: Khi triệu chứng bệnh tiết tố nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc đặc trị, ví dụ như thuốc kháng androgen (giảm mụn trứng cá, ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc), thuốc Clomiphene và Letrozole (điều trị đa nang buồng trứng), thuốc chứa Levothyroxin (giảm triệu chứng bệnh suy giáp),...
- Thực phẩm chức năng: Ngoài dùng thuốc Tây, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tốt, nguồn gốc từ nhân sâm, trinh nữ hoàng cung,... được bào chế giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho phái đẹp.
Dù sử dụng thuốc Tây hay thực phẩm chức năng cũng đều có tác động đến nội tiết tố nữ, vậy nên chị em cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tình trạng tự ý sử dụng hay tăng giảm liều lượng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Mẹo điều trị bệnh tại nhà
Đối với những trường hợp ở giai đoạn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện tình trạng này. Nhưng để có được kết quả trị bệnh tích cực, chị em cần duy trì Cụ thể, hướng dẫn của bác sĩ như sau:
- Bổ sung thực phẩm giàu acid béo omega 3, omega-6, omega-9 trong cá, bơ, ngũ cốc,... nhằm thúc đẩy tăng sinh hormone cho cơ thể. Đồng thời, thường xuyên ăn các loại rau màu xanh đậm như cải bắp, súp lơ để bổ sung vitamin cùng khoáng chất giúp điều hòa nội tiết cân bằng.
- Nạp nhiều thực phẩm chứa đường khiến hormone insulin rối loạn, tăng nguy cơ bị hội chứng đa nang buồng trứng và xuất hiện nhiều triệu chứng như tăng cân, mọc mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, cơ thể mọc nhiều lông, giảm khả năng sinh sản,...
- Quản lý cảm xúc để tránh căng thẳng, stress bởi những cảm xúc tiêu cực này sẽ kích thích sản xuất cortisol không tốt cho nội tiết. Chị em có thể áp dụng một số phương pháp giải tỏa căng thẳng như ngồi thiền, massage, đi bộ ngoài trời,...
- Ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng nội tiết. Bởi tình trạng này sẽ làm nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao, phá vỡ hoạt động của hormone estrogen và progesterone. Đặc biệt, khi ngủ không đủ giấc vừa khiến rối loạn nội tiết, vừa gây nhiều vấn đề cho sức khỏe như tiểu đường, béo phì, tim mạch.
Phương pháp chữa trị bằng Đông y
Sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh nội tiết nữ được đông đảo chị em lựa chọn. Lý do bởi các bài thuốc này có thành phần 100% dược liệu tự nhiên, rất lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Dù thuốc có nhược điểm là tác dụng chậm hơn thuốc Tây y, nhưng ngược lại sẽ giúp điều trị từ gốc rễ, căn nguyên của bệnh. Nhờ điều này, bệnh sẽ được ngăn ngừa tái phát, đồng thời còn giúp chị em bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Theo Đông y, bệnh nội tiết sẽ có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào cơ địa từng người. Vì thế, có nhiều bài thuốc khác nhau áp dụng cho từng bệnh cụ thể:
- Bài thuốc 1
Đối với tình trạng suy giảm nội tiết tố do chứng huyết nhiệt, thầy thuốc sẽ chỉ định bài thuốc dưới đây để bồi bổ khí huyết, cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị các dược liệu gồm hoàng cầm, xích thược, đan bì. Cho toàn bộ vào ấm sắc nước, đợi đến khi sôi còn khoảng 3 chén thì tắt bếp và chắt ra cốc uống.
- Bài thuốc 2
Bài thuốc điều trị chứng tăng tiết tố nữ do hư nhiệt (chứng âm hư do cơ thể hao tổn quá mức hoặc có thể hiểu là cơ thể bị nóng trong). Biểu hiện của bệnh là ra nhiều mồ hôi, bốc hỏa, khó ngủ, mệt mỏi, căng thẳng. Bài thuốc dưới đây sẽ điều trị dứt điểm tình trạng này.
Cách thực hiện: Cho các dược liệu gồm bạch thược, mạch môn, huyền sâm, địa cốt bì, a giao vào ấm, sắc với 500ml nước, đợi đến khi nước thuốc sôi, cạn còn 350ml thì tắt bếp và cho ra cốc uống.
- Bài thuốc 3
Đây là bài thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh nội tiết tố rối loạn do uất khí. Sau khoảng 2 - 3 tháng sử dụng sẽ giúp cân bằng nội tiết, cải thiện khí sắc và làn da hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị các dược liệu gồm bạc hà, cam thảo, đương quy, phục linh, bạch truật, trần bì, sài hồ. Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc với 2 lít nước, đun đến khi nước thuốc cạn còn 1 nửa thì tắt bếp và chắt ra cốc uống trong ngày.
Còn nhiều bài thuốc khác được ứng dụng trong điều trị bệnh nội tiết. Chị em cần được thầy thuốc thăm khám, chẩn đoán để xác định rõ căn nguyên gây bệnh, từ đó bốc bài thuốc phù hợp nhất. Đây là phương pháp mang hiệu quả tốt, nhưng cần có thời gian đủ dài để thuốc phát huy tác dụng (thông thường khoảng 1.2 - 2 tháng) nên chị em cần kiên trì theo đúng liệu trình được chỉ định.
Dược liệu trị bệnh nội tiết tố nữ
Cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh trong một số dược liệu thiên nhiên có khả năng cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, suy giảm ham muốn, mệt mỏi hoặc các triệu chứng tiền mãn kinh.
Chị em hoàn toàn an tâm khi sử dụng các dược liệu này vì thành phần dược tính tự nhiên, hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng cho sức khỏe. Các dược liệu này cũng rất dễ kiếm, chi phí thấp, cách thực hiện rất đơn giản.
Tuy nhiên, tương tự như các phương pháp chữa bệnh hiện nay, dùng dược liệu trị bệnh cũng có một số nhược điểm như: Chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, cần thời gian dài thực hiện để phát huy tác dụng. Nhưng với những ưu điểm tuyệt vời kể trên, đây vẫn là phương pháp đang được nhiều chị em lựa chọn.
Cây trinh nữ
Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ, tên khoa học là Chaster, được biết đến với khả năng điều trị nhiều vấn đề liên quan đến nội tiết tố nữ. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích trong thành phần của quả trinh nữ có chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, iridoid glycosid, diterpene mang tác dụng cân bằng hormone của cơ thể. Đồng thời, quả trinh nữ cũng giúp kích thích tăng sinh hormone luteinizing, điều trị những rối loạn estrogen và progesterone. Nhờ đó, giảm các dấu hiệu tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, căng ngực, cáu gắt, thèm đồ ngọt và các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, nóng trong, trầm cảm, tâm trạng thất thường,...
Đặc biệt, các hoạt chất có trong quả trinh nữ còn có tác dụng kháng khuẩn,chống viêm, chống nấm, ức chế sự phát triển của khối u và ngăn chặn u xơ tái phát.
Đương quy
Đương quy là dược liệu được ví như “nhân sâm” bởi sở hữu thành phần dồi dào dưỡng chất, có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có rối loạn nội tiết ở nữ giới. Sử dụng dược liệu theo đúng cách, đúng liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng như đau bụng kinh, đau ngực, mệt mỏi hoặc thiếu máu hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu cũng được dùng trong làm đẹp, đẩy lùi lão hóa cho chị em.
Chưa hết, các chuyên gia cũng đã chứng minh trong đương quy có chứa lượng lớn tinh dầu, axit ferulic và nhiều nguyên tố vi lượng giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh lý cho phái đẹp.
Sâm tố nữ
Sâm tố nữ là thực vật dây leo, thường sẽ dùng phần củ làm thuốc chữa bệnh. Phần củ này có kích thích đa dạng, màu trắng, vị ngọt, hơi cay nồng, sở hữu tính bình và được quy vào can vị, tỳ. Trong Y học cổ truyền, đây là một trong những dược liệu quý có khả năng cân bằng nội tiết tố nữ và tăng cường sinh lý cho phái đẹp hiệu quả.
Nghiên cứu Y học hiện đại đã chứng minh trong sâm tố nữ có chứa hơn 17 dưỡng chất mang tác dụng tăng sinh hormone estrogen, giúp giảm các triệu chứng như suy giảm ham muốn, khô rát âm đạo, căng thẳng stress. Đặc biệt, hợp chất phytoestrogen trong dược liệu này có khả năng chống lại gốc tự do, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Mầm đậu nành
Theo kết quả nghiên cứu thành phần của mầm đậu nành, các chuyên gia đã phát hiện trong đó có chứa isoflavone - một loại phytoestrogen là estrogen thực vật có tác dụng giảm triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh hiệu quả. Ngoài ra, Isoflavone còn có tác dụng giảm huyết áp, kiểm soát chỉ số mỡ máu, tăng hấp thu Canxi giúp ngăn ngừa loãng xương, giòn xương, thoái hóa xương khớp ở độ tuổi trung niên.
Bên cạnh những dược liệu được giới thiệu trên, để hỗ trợ điều trị những bệnh lý nội tiết tố nữ, bạn có thể tham khảo một số dược liệu dưới đây:
Huyệt đạo trị bệnh nội tiết tố nữ
Trong Đông y, còn 1 phương pháp điều trị bệnh nội tiết nữ cũng được áp dụng phổ biến hiện nay là châm cứu, bấm huyệt. Phương pháp này không dùng thuốc mà chỉ sử dụng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để tác động vào huyệt đạo, giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy tăng sinh estrogen và progesterone, giúp cân bằng nội tiết tố, điều trị các rối loạn trong cơ thể.
Đặc biệt, các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, mệt mỏi, tức ngực hoặc triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn,... được cải thiện tích cực.
Để đảm bảo hiệu quả chữa trị được phát huy tối đa, người bệnh lưu ý đến các phòng khám Đông y uy tín để tiến hành châm cứu, bấm huyệt. Tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà để tránh những sai phạm dẫn đến tai biến nguy hiểm. Đồng thời, quá trình điều trị cần tuân thủ 1 số nguyên tắc như sau:
- Không châm cứu, bấm huyệt cho phụ nữ đang có thai, bé gái dưới 5 tuổi, chị em đang bị bệnh suy gan thận, rối loạn đông máu hoặc các bệnh nền nguy hiểm khác.
- Không tác động lên vùng da đang bị tổn thương, sưng đau hoặc có vết thương hở để tránh viêm nhiễm nguy hiểm.
- Tác động châm cứu, bấm huyệt đúng vị trí, đúng kỹ thuật, kết hợp đúng các huyệt đạo tương hợp để mang tác dụng tốt nhất.
- Hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuốc vào cơ địa từng người và mức độ bệnh hiện tại. Vậy nên, chị em cần kiên trì thực hiện đúng theo liệu trình, không bỏ cuộc giữa chừng.
Dưới đây là những huyệt đạo được áp dụng trong châm cứu, bấm huyệt chữa trị bệnh về nội tiết tố.