Chữa đau nhức xương khớp tại nhà là chủ đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên một cách khoa học có thể giúp bạn khắc phục nhanh chóng các biểu hiện đau nhức, không để bệnh gây ảnh hưởng quá lớn tới sinh hoạt hằng ngày. Những bài chữa mẹo hiệu quả và phổ biến nhất sẽ được thông tin tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau nhức xương khớp thực chất chỉ là triệu chứng của một hoặc một vài bệnh lý mà cơ thể bạn đang phải đối mặt. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa, trở thành mối quan tâm của nhiều người. Chính vì vậy, chủ động trang bị kiến thức giúp bạn nhận diện nhanh chóng, chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó lựa chọn phương hướng giải quyết an toàn, phù hợp nhất.
Ngoài cảm giác đau nhức, người bệnh có thể cảm thấy một số triệu chứng đi kèm như nhức mỏi khớp gối, khớp chân, tay, xương khớp kêu lục cục khi di chuyển, cảm giác đau cứng cổ khi mới ngủ dậy, khó cử động…Người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất khi thời tiết trở lạnh, cơ thể nạp quá nhiều chất đạm hoặc sau khi mang vác vật nặng. Cảm giác đau nhức xương khớp toàn thân, đau nhức xương khớp tay, chân hoặc tê bì, khó cử động, xương khớp kêu lục cục có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Loãng xương.
- Lupus ban đỏ.
- Thoái hóa xương khớp.
- Bệnh gout.
- Loãng xương.
- Nhiễm khuẩn khớp.
- Viêm khớp dạng thấp.
7 cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà hàng đầu hiện nay
Trong kho tàng các bài thuốc dân gian, có rất nhiều các mẹo hay giúp người bệnh khắc phục biểu hiện đau nhức xương khớp mà không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải tất cả các bài thuốc đều mang lại hiệu quả như nhau. Để giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, dưới đây là gợi ý 7 cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà được các chuyên gia khuyên dùng.
Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt
Công dụng chữa bệnh của lá lốt đã được chứng minh trong Đông y và Y học hiện đại. Trong thành phần của loài cây này chứa lượng tinh dầu lớn, có khả năng kháng khuẩn, tán phong hàn, giảm đau nhức và làm ấm cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo một trong số các cách ứng dụng ngải cứu trong chữa bệnh như sau:
- Cách thứ nhất: Chuẩn bị từ 10g – 20g lá lốt, đem rửa sạch bụi bẩn và ngâm qua với nước muối. Sau đó thái nhỏ, phơi khô. Mỗi lần sử dụng một lượng vừa đủ, sắc với 400ml nước. Khi nước cạn chỉ còn một nửa thì đổ ra bát dùng trong ngày. Lưu ý ngày dùng 1 – 2 lần, sau hơn 30 phút.
- Cách thứ hai: Đối với những người bệnh không phù hợp với phương pháp uống trực tiếp, có thể áp dụng cách đắp lá lốt. Rửa sạch từ 5 – 10g lá lốt, sau đó đem thái nhỏ, sao vàng trên chảo cùng với muối. Khi các nguyên liệu vừa đủ nóng thì đổ ra túi vải hoặc khăn mùi xoa, đắp lên vùng đau nhức.
- Cách thứ ba: Sử dụng lá lốt cùng với ngải cứu và 4 thìa giấm gạo. Sau khi làm sạch và thái nhỏ phần lá, tiến hành đun nóng các nguyên liệu với lửa nhỏ. Đắp hỗn hợp vào nơi bị đau, cố định lại bằng gạc hoặc khăn.
Mẹo chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu
Ít ai ngờ rằng, tính đắng trong ngải cứu ngoài công dụng bồi bổ sức khỏe còn có khả năng ức chế cơn đau nhức xương khớp vô cùng công hiệu. Các hợp chất tạo thành tính này sẽ giúp giữ ấm các khớp, phù hợp trong điều trị các bệnh phong thấp, khó cử động khi thay đổi thời tiết, đau thần kinh tọa.
- Cách thứ nhất: Để tận dụng tối đa tác dụng của vị thuốc, người bệnh có thể chế biến và uống trực tiếp. Chuẩn bị 80g lá ngải cứu, lọc bỏ phần lá sâu và chất bẩn. Sau đó cho thêm 400ml nước vào ấm, đun trong 30 phút. Sử dụng phần nước uống ngày 2 – 3 lần.
- Cách thứ hai: Để khắc phục tính đắng của ngải cứu mà vẫn đảm bảo giữ nguyên dược tính vốn có của bài thuốc. Người bệnh có thể kết hợp ngải cứu với mật ong. Sử dụng lá ngải cứu xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Sau đó cho 2 – 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất, khuấy đều. Chia hỗn hợp làm 2 phần, sử dụng trong ngày. Khi uống hòa cùng với nước ấm để các tinh chất thẩm thấu sâu hơn.
- Cách thứ ba: Nếu trong trường hợp người bệnh chưa quen với tính đắng có thể tham khảo phương pháp điều trị ngoài da. Sử dụng ngải cứu tươi, đã được làm sạch. Đem thái nhỏ và xay nhuyễn. Đổ thêm 2 – 3 thìa cà phê giấm gạo và khuấy đều để thu được hỗn hợp đồng nhất. Đắp phần thuốc lên vùng đau nhức, sau đó cố định lại với gạc hoặc khăn vải. Sau 15 phút thì bỏ ra, rửa lại bằng nước ấm.
Chữa đau nhức xương khớp tại nhà bằng gừng
Ngoài những công dụng trong điều trị bệnh viêm họng, viêm amidan, bệnh ngoài da, gừng còn đem lại rất nhiều lợi ích trong việc loại bỏ biểu hiện đau nhức xương khớp. Trong các trường hợp đau nhức do thời tiết lạnh, khí huyết kém lưu thông. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng gừng có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin).
Cách thực hiện bài thuốc này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lựa chọn 80 – 100g gừng tươi. Làm sạch bùn đất và cạo qua lớp vỏ. Sau đó đập dập, thái nhỏ và tiến hành ngâm với 400ml rượu trắng. Sau khoảng 4 – 6 tuần, có thể đem ra xoa bóp nhẹ nhàng mỗi khi các cơn đau tái phát.
Cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà với xương rồng
Sử dụng xương rồng là một trong những cách chữa đau nhức xương khớp phổ biến được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, loại cây này được phân thành nhiều chủng với những công dụng khác nhau. Việc áp dụng tràn lan, sai phương pháp có thể dẫn tới nhiều tác dụng ngược lại. Trong điều trị bệnh xương khớp, chỉ xương rồng tai thỏ mới đem lại hiệu quả giảm đau, tiêu viêm, giải trừ phong thấp, ngăn ngừa thoái hóa.
- Cách thứ nhất: Sử dụng từ 2 – 3 bẹ xương rồng tai thỏ, loại bỏ phần gai và ngâm trong nước muối cho ra bớt chất độc hại. Chờ đến khi lá ráo nước, cho lên bếp hoặc chảo để làm nóng trong vòng 5 – 7 phút. Chú ý lật đều để nhiệt phân tán cả hai mặt lá. Đắp lên vùng bị đau, khi nguội có thể thay thế bằng bẹ khác. Áp dụng đều đặn mỗi ngày, trước khi đi ngủ.
- Cách thứ hai: Nếu không thể chuẩn bị nhiều bẹ xương rồng, bạn có thể áp dụng cách kết hợp với muối. Sau khi loại bỏ sạch phần gai và ngâm với nước muối, đem thái nhỏ hoặc xay nhuyễn xương rồng cùng 3 thìa cà phê muối. Làm nóng hỗn hợp khoảng 10 phút và đắp lên chỗ bị đau.
Cách chữa đau nhức xương khớp bằng cà tím
Trong cà tím có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do, hàm lượng vitamin B dồi dào, chống co rút, tê bì chân tay. Ngoài việc ứng dụng cà tím trong các bữa ăn hằng ngày, người bệnh có thể tham khảo cách chế biến bài thuốc bôi – uống như sau:
Chuẩn bị từ 4 – 5 quả cà tím, rửa sạch và thái nhỏ. Lưu ý không nên thái quá mỏng hoặc quá nhỏ. Khi nước sôi thì cho phần quả vào, nấu chín trong vòng 5 phút. Chờ đến khi nước nguội thì vớt phần bã ra và chia đôi phần nước thu được. Một phần dùng để uống hằng ngày, trước bữa ăn ít nhất 30 phút. Còn lại trộn đều cùng dầu oliu theo tỷ lệ 1:3. Sử dụng để thoa lên chỗ đau nhức.
Hướng dẫn cách chữa đau nhức xương khớp đinh lăng
Được mệnh danh là “ nhân sâm dành cho người nghèo”, đinh lăng đem đến cho người bệnh gần 20 loại vitamin, acid amin giúp cải thiện sức khỏe, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, đau khớp gối khi trời lạnh…
Để đinh lăng phát huy hết tác dụng, bạn nên sử dụng đinh lăng đã phơi khô và sao vàng để loại bỏ hết tạp chất. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần dùng 10 – 20g thuốc, đun cùng với 400ml nước. Sau khoảng 20 phút thì bắc xuống, lọc bỏ bã và dùng nước thuốc uống trong ngày.
Chữa đau nhức xương khớp tại nhà từ dây đau xương
Dây đau xương hay còn lại là vị thuốc chủ lực có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Tương tự như tên gọi của nó, lại cây này đem đến hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh lý xương khớp, lão hóa xương, giảm đau nhanh, thấp khớp, bong gân, nhức mỏi đầu gối…
Đem lá cây đau xương rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó tiến hành giã nát hoặc xay nhuyễn. Tiếp tục cho 1 chén rượu gạo và khuấy đều hỗn hợp. Lọc bỏ phần bã hoặc dùng để đắp lên vết thương. Phần nước cốt dùng để uống ngày 2 – 3 lần.
Ưu, nhược điểm của các cách chữa đau nhức xương khớp
Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cũng nên cân nhắc yếu tố phù hợp với cơ địa và thể bệnh của mình. Việc áp dụng tràn lan, thiếu hiểu biết đôi khi biến các bài thuốc này trở thành “con dao hai lưỡi” đem đến nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của phương pháp mẹo mà người bệnh nên biết:
Ưu điểm
- Giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ lạm dụng thuốc giảm đau.
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên, gần gũi nên hạn chế được tác dụng phụ.
- Chi phí thấp, có thể thực hiện ngay tại nhà.
- Phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm
- Hầu như chỉ có tác dụng đối với biểu hiện đau nhức xương khớp chứ không thể loại bỏ tận gốc bệnh lý gây ra tình trạng này.
- Hiệu quả không lâu dài.
- Không thể thay thế các phương pháp đặc trị khác.
- Liều lượng áp dụng và cách bào chế mang nặng tính “truyền miệng”, không dựa trên nghiên cứu khoa học.
Những lưu ý quan trọng khi điều trị đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian
Các biện pháp dân gian mặc dù được đánh giá có thể thay thế các sản phẩm giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, để các nguyên liệu phát huy hiệu quả tốt nhất người bệnh nên chú ý tới một số vấn đề như:
- Lựa chọn và làm sạch đúng cách để tránh tình trạng cặn bẩn hoặc hóa chất độc hại tồn đọng lại, gây nhiều tác hại tới sức khỏe người dùng.
- Không sử dụng các bài thuốc uống trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây hoặc Đông y.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh cần có sự chỉ định hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành điều trị.
- Nếu sử dụng trong thời gian dài và không nhận thấy những cải thiện tích cực, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị.
- Không tự ý gia tăng liệu trình sử dụng hoặc hàm lượng thuốc với mong muốn đẩy nhanh tác dụng chữa bệnh.
- Chữa mẹo chỉ có tác dụng với triệu chứng đau nhức trong giai đoạn đầu của bệnh. Nếu quan sát thấy những biểu hiện thất thường hoặc nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng tới thăm khám hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để kịp thời khắc phục.
- Trong quá trình điều trị, cần duy trì với chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn nhiều chất béo, lạm dụng chất kích thích hoặc thực phẩm đã qua muối chua.
- Duy trì cân nặng, các chỉ số của sức khỏe.
- Nếu sử dụng bài thuốc đắp ngoài da, nên hạn chế vận động mạnh hoặc mang vác các vật nặng.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh suy thận, suy gan, dạ dày hoặc đau nhức xương khớp do nhiễm trùng, lupus ban đỏ nên chủ động thông tin tới bác sĩ để có được lời khuyên chính xác về phương hướng điều trị.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây đã giúp người đọc có thêm những gợi ý bổ ích khi áp dụng những cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được xác định cụ thể tình trạng bệnh và đề xuất phương hướng điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!