Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có ưu nhược điểm gì? Phương pháp này có an toàn hay không? Mặc dù đã được áp dụng hơn chục năm nay tại Việt Nam tuy nhiên liệu pháp này vẫn khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo bài chia sẻ sau đây.

Tiêm ngoài màng cứng là gì?

Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp đưa thuốc Steroid vào không gian xung quanh tủy sống giúp giảm sưng, viêm tại rễ thần kinh cột sống trong trường hợp chưa kịp điều trị.

Theo thống kê, nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau cấp tính, nhức nhối dữ dội không thể đi lại nhưng sau đó vận được được nhẹ nhàng nhờ tiêm ngoài màng cứng.

Vì tính chất đặc biệt, để hạn chế những biến chứng khi tiêm và xác định chính xác vị trí tiêm, bác sĩ sẽ tiêm dưới màn huỳnh quang tăng sáng, tránh tiêm thủng màng cứng.

Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp đưa thuốc Steroid vào không gian xung quanh tủy sống.
Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp đưa thuốc Steroid vào không gian xung quanh tủy sống.

Ưu điểm của tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp này được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ đồng thời xác định đúng vùng cần tiêm vì thế rất an toàn. Ngoài ra, có một số ưu điểm khác như:

  • Hiệu quả nhanh
  • Tỷ lệ thành công cao. Theo thống kê, hơn 50% bệnh nhân có thể kết quả tốt sau mũi tiêm đầu tiên.
  • Không xâm lấn, không gây mất máu nhiều.

Tần suất tiêm Steroid ngoài màng cứng

Việc tiêm ngoài màng cứng là đưa thuốc Steroid trực tiếp vào khu vực rễ thần kinh bị chèn ép vì thế cần đặc biệt chú ý đến tần suất tiêm. Thông thường liệu trình tiêm sẽ khoảng 3 lần mỗi năm tùy vào mức độ và tình trạng bệnh nhân.

Nếu tình trạng nhẹ, người bệnh mới bị thoát vị đĩa đệm thì chỉ cần tiêm 1 mũi, hiệu quả từ 1 tháng đến 1 năm. Trường hợp bệnh giai đoạn nặng cần tiêm thêm 2 – 3 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm ít nhất là 1 tuần.

Lợi ích của tiêm màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Những lợi ích cụ thể của liệu pháp tiêm màng cứng trong điều trị thoát vị đĩa đệm được biết đến như:

  • Giảm đau, kháng viêm tạm thời: Sau khi tiêm, thuốc sẽ tác động lên rễ thần kinh bị chèn ép, hạn chế tổn thương cho khu vực thần kinh xung quanh.
  • Cải thiện khả năng vận động: Khi cơn đau được tiêu giảm, người bệnh có thể cử động dễ dàng hơn.
  • Hạn chế khả năng phẫu thuật: Đối với một số bệnh nhân chưa đủ chi phí, điều kiện để phẫu thuật hoặc không muốn lựa chọn phương pháp xâm lấn có thể sử dụng liệu trình tiêm màng cứng nhờ vào lợi ích giảm đau, sưng viêm do thoát vị.

Trường hợp chỉ định tiêm ngoài màng cứng

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm. Một số trường hợp đặc biệt sẽ có thể chỉ định tiêm ngoài màng cứng:

Trường hợp chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng

Dù phương pháp này khá an toàn, hiệu quả tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên áp dụng:

  • Cột sống bị tổn thương nặng do khối u hoặc ung thư
  • Bệnh nhân gặp vấn đề rối loạn đông máu
  • Bị loét, viêm nhiễm vùng tiêm
  • Đang sử dụng các thuốc: chống đông máu, loét dạ dày, tiểu đường
Xác định vị trí tiêm chính xác để hạn chế rủi ro không muốn xảy ra.
Xác định vị trí tiêm chính xác để hạn chế rủi ro không muốn xảy ra.

Rủi ro có thể xảy ra khi tiêm ngoài màng cứng

Tương tự như những phương pháp điều trị khác, tiêm ngoài màng cứng cũng tiềm ẩn tác dụng phụ, những rủi ro mà bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý:

Tác dụng phụ

Theo báo cáo nghiên cứu, một số tác dụng phụ của việc tiêm ngoài màng cứng có thể bao gồm:

  • Đau tại vị trí tiêm 1-2 ngày
  • Tê bì cột sống thắt lưng 1-2 ngày
  • Tăng đau cục bộ
  • Nhức đầu không thường xuyên trong vòng 24 giờ
  • Mặt đỏ
  • Mất ngủ, cảm giác bồn chồn, bất an
  • Sốt vào ban đêm
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Viêm khớp hông
  • Đục thủy tinh thể

* Lưu ý: Ngoài những tác dụng phụ trên, nếu người bệnh gặp dấu hiệu bất thường sau thì cần gọi bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau khi ngồi hoặc đứng nhưng giảm đau ngay khi nằm xuống. Đây là dấu hiệu của việc màng cứng bị thủng.
  • Sốt trên 38 độ trong vòng 24 giờ. Đây là triệu chứng của nhiễm trùng vết tiêm.
  • Xuất hiện cơn đau dữ dội không thể khắc phục bằng thuốc giảm đau. Mất kiểm soát vận động tay chân.

Rủi ro khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm, một số rủi ro không mong muốn có thể xuất hiện:

  • Nhiễm trùng: Báo cáo cho thấy đây là trường hợp hiếm khi xảy ra, chỉ có khoảng 0.01 – 0.1% bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng cột sống hoặc viêm xương tủy.
  • Thủng màng cứng: Tỷ lệ 0.3% bệnh nhân mắc phải. Khi bị thủng màng cứng, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, cơn đau diễn ra trong vài ngày sau khi tiêm. Để khắc phục, bác sĩ sẽ rút một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch cánh tay tiêm vào khoang màng cứng. Cách này giúp ngăn dịch rò rỉ ra ngoài và lấp đầy lỗ thủng.
  • Chảy máu: Biến chứng này cực hiếm gặp, chỉ xảy ra với những bệnh nhân gặp vấn đề rối loạn chảy máu.
  • Tổn thương thần kinh: Xảy ra do nhiễm trùng hoặc chảy máu. Nhưng tình trạng hiếm gặp.
  • Chấn thương tủy sống, đột quỵ hoặc tử vong: Trường hợp bác sĩ đặt kim tiêm không đúng cách khi tiêm ngoài màng cứng ở cổ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm này. Tuy nhiên, đến nay thống kê cho thấy chưa có ca nào gặp phải.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Trước khi tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ có một vài xét nghiệm hình ảnh sử dụng bức xạ. Vì thế, nếu phụ nữ đang mang bầu hoặc nghi ngờ có thai cần thông báo với bác sĩ để có những biện pháp phù hợp ngăn ngừa ảnh hưởng bức xạ với thai nhi.
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp tinh vi, không thể tùy tiện làm ở những nơi không có uy tín.
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp tinh vi, không thể tùy tiện làm ở những nơi không có uy tín.

Lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, hạn chế biến chứng xấu, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Không ăn uống trước khi tiêm vài giờ. Ít nhất là 4 tiếng trước khi tiêm.
  • Đi vệ sinh trước khi tiêm ngoài màng cứng.
  • Thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Nhất định phải đến cơ sở y tế và gặp bác sĩ chuyên môn cao do đây là phương pháp tinh vi, không thể tùy tiện làm ở những nơi không có uy tín.
  • Tuyệt đối không nên đi tiêm một mình bởi do tác động của thuốc, sau khi tiêm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để có biện pháp điều trị bổ sung.
  • Tác dụng của mũi tiêm chỉ có trong vòng 1 năm vì vậy nên kết hợp các phương pháp điều trị khác để gia tăng hiệu quả.

Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật điều trị nhanh chóng, hiệu quả và khá đơn giản. Tuy nhiên, yêu cầu bác sĩ thực hiện cần có chuyên môn cao và thực hiện cực kỳ cẩn thận tránh rủi ro không đáng có. Ngoài ra, người bệnh có thể tìm hiểu những cách điều trị bảo tồn khác ví dụ như sử dụng thuốc Tây Y hoặc Đông Y, áp dụng các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm, tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị để nhận được tư vấn và hướng dẫn chi tiết trước khi quyết định lựa chọn hướng điều trị cho phù hợp.

Thông tin nên đọc


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Xương Khớp bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan