Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trật khớp tay có thể xảy ra ở bất cứ ai, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và không thể hoạt động tay như bình thường. Vậy nguyên nhân gây ra trật khớp tay, cách điều trị, phòng tránh như thế nào? Người bệnh sẽ hiểu chi tiết hơn qua những thông tin được đề cập sau đây.

Trật khớp tay là gì? Dấu hiệu nhận biết

Trật khớp tay là tình trạng xương lệch đi so với vị trí ban đầu do bị tổn thương khi phải chịu lực mạch tác động. Các bộ phần ở tay thường gặp phải chấn thương này là ngón tay, khuỷu tay, bị trật khớp cổ tay.

Khi bị trẹo tay, trật khớp tay, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Nhìn thấy khớp bị biến dạng, dịch chuyển khỏi vị trí như bình thường.
  • Xung quan vùng trật khớp bị sưng, có xuất hiện các vết bầm tím.
  • Người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội, không thể chuyển động vùng tay bị tổn thương.

trat-khop-tay
Vùng tay bị trật khớp sẽ đau nhức, sưng và bầm tím

Đây là hiện tượng rất dễ bị nhầm lẫn với gãy xương. Cả hai chấn thương này đều rất nguy hiểm nhưng cách điều trị khác nhau. Do đó, khi gặp phải một trong những dấu hiệu trên, người bệnh hãy đến cơ sở y tế để thăm khám cụ thể và có hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây trật tay

Trật tay xảy ra khi có lực mạnh tác động đột ngột gây tổn thương dây chằng. Cụ thể, tình trạng này diễn ra trong các trường hợp sau:

  • Vận động vùng tay sai cách như xoay, vặn, uống quá lực.
  • Dùng tay chống đỡ cơ thể khi bị té ngã đột ngột.
  • Mang vác, nâng đỡ, xách vật nặng bằng tay.
  • Chấn thương khi chơi thể thao, nhất là các môn bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông,…
  • Chấn thương do tai nạn ngoài ý muốn.
  • Đối với trẻ em, trật tay là do bị nằm đè lên tay khi đang dang ra, người lớn cố gắng nâng hoặc vung cánh tay làm khớp tổn thương hoặc đột ngột kéo tay trẻ.

Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng trật khớp tay là:

  • Độ tuổi: Trẻ nhỏ và người già là 2 đối tượng thường dễ bị trẹo tay hơn so với những người trưởng thành.
  • Di truyền: Một số trường hợp ngay sinh khi sinh ra tay đã yếu, khớp tay lỏng lẻo hơn mọi người.

trat-khop-tay
Trật khớp tay ở trẻ em là chấn thương khá phổ biến hiện nay

Trật khớp tay bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Vấn đề trật khớp tay rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Thông thường, chấn thương này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng xử lý có thể để lại di chứng về sau.

Cụ thể, người bệnh có thể gặp những biến chứng sau:

  • Dây chằng, bó gân bị tổn thương, rách cơ.
  • Mạch máu, dây thần kinh quanh khớp vùng tay bị chèn ép gây tổn thương mô.
  • Trật khớp cổ tay lâu ngày, chuyển nặng thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Gây ra gãy xương ở khu vực bị trật khớp.
  • Phần xương khớp bị trật thường yếu hơn vùng khác, nguy cơ cao mắc các bệnh như thoái hóa, viêm xương khớp, teo khớp,…

trat-khop-tay
Trật khớp tay là chấn thương khá nguy hiểm, dễ để lại di chứng

Trật khớp tay bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, cơ địa và cách xử lý của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh thường mất khoảng 2 tuần đến 2 tháng để có thể hồi phục phần khớp tay như ban đầu.

Một số trường hợp nặng, xương khớp yếu hoặc người cao tuổi có thể mất thời gian lâu hơn. Người bệnh có thể xin ý kiến bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị.

Cách phòng ngừa hiệu quả

Dù chấn thương này đều diễn ra đột ngột, không báo trước nhưng người bệnh vẫn có thể giảm nguy cơ gặp phải bằng cách:

  • Hạn chế những môn thể thao dễ gặp chấn thương vùng tay như bóng rổ, bóng đá, cầu lông, leo núi, trượt băng,…
  • Cẩn thận khi hoạt động, tránh vấp ngã.
  • Sử dụng các đồ bảo vệ nếu có khi hoạt động, làm việc.
  • Không xách, mang vác vật nặng quá sức trong thời gian dài.
  • Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn.
  • Đối với trẻ em, hãy nhắc nhở trẻ cần cẩn thận khi chơi đùa, chạy nhảy.
  • Bổ sung các thực phẩm như trứng, sữa, rau xanh, ngũ cốc có nhiều vitamin, canxi để xương khớp chắc khỏe.

Cách xử lý ban đầu khi trật khớp tay

Ngay sau khi bị chấn thương, nghi ngờ trật khớp tay, nếu chưa rõ trật khớp tay phải làm sao, người bệnh thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Người bệnh ngừng tất cả hoạt động sử dụng tay. Tuyệt đối không nắn khớp hoặc cố định bằng nẹp hoặc vài nếu không biết cách thực hiện.
  • Bước 2: Chườm lạnh nhẹ nhàng lên vùng trật khớp để giảm cơn đau và chống sưng.
  • Bước 3: Trật khớp tay nên làm gì đầu tiên chính là nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành kiểm tra tình trạng và điều trị nếu cần.

Trật khớp tay phải điều trị làm sao?

Trật khớp tay khá nguy hiểm nên người bệnh cần chú ý xử lý và điều trị đúng cách. Điều này giúp tránh được những biến chứng và di chứng sau này.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ chẩn đoán vùng bị tổn thương bằng cách nhìn, ấn để kiểm tra và chụp chiếu. Từ kết quả sau khi thăm khám, đối với mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị riêng. Cụ thể là:

Sử dụng thuốc điều trị trật khớp tay

Với phương pháp Tây y, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và giãn cơ. Phổ biến nhất vẫn là Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…

Thuốc Tây có tác dụng cực kỳ nhanh, nhưng dễ để lại tác dụng phụ. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc được bác sĩ đưa ra.

Khi thăm khám, điều trị ở phòng khám Y học cổ truyền, lương y thường chỉ định người bệnh thực hiện các bài thuốc thảo dược. Tuy hiệu quả không nhanh chóng như thuốc Tây nhưng bù lại, bài thuốc Đông y có 2 ưu điểm vượt trội là hiệu quả lâu dài và mức độ an toàn cao.

Bài thuốc Đông y trị trật khớp tay phổ biến nhất là Nhất bàn châu thang. Người bệnh sắc thuốc uống từ tục đoạn (15g), xuyên khung, đương quy, tô mộc, sinh địa hoàng, trạch lan, xích thược dược, ô dược (mỗi loại 12g), chế một dược, chế nhũ hương (mỗi loại 9g), mộc hương, đào nhân, cao thảo, hồng hoa, đại hoàng (mỗi loại 6g).

Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp, lương y sẽ gia giảm thảo dược khác nhau. Người bệnh cần thăm khám chi tiết trước khi bốc thuốc.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

Người bệnh còn có thể cần phải thực hiện 1 trong những biện pháp sau để điều trị trật khớp hiệu quả:

  • Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được thực hiện trong các trường hợp như dây chằng bị đứt, gãy xương, xuất huyết nặng, nhiễm trùng, dây thần kinh tổn thương dẫn đến tê liệu. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật trật khớp cần có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.
  • Nắn trật khớp cổ tay lâu ngày: Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao mới có thể dùng lực để chỉnh xương bị lệch trở về vị trí ban đầu.
  • Trật khớp tay nên làm gì? - Đeo nẹp: Nếu trật tay nhẹ, người bệnh có thể đeo nẹp để cố định tay giúp các tổn thương tự lành, tránh chấn thương tái phát. Thời gian đeo nẹp thường diễn ra chỉ trong vài tuần.
  • Băng cố định khớp: Bác sĩ sẽ dùng băng y tế để cố định vùng tay bị trẹo tay giúp hỗ trợ quá trình phục hồi chấn thương.
  • Bài tập vật lý trị liệu: Sau khi khớp tay đã về vị trí ban đầu, người bệnh có thể thúc đẩy quá trình hồi phục bằng cách thực hiện các bài tập. Người bệnh nên tìm đến các chuyên gia vật lý trị liệu để đẩy nhanh điều trị, tránh trường hợp làm cho chấn thương nghiêm trọng hơn.

trat-khop-tay
Trật khớp tay phải làm sao, người bệnh thường phải cố định bằng nẹp hoặc băng y tế

Trật khớp tay là chấn thương phổ biến và khá nghiêm trọng. Người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân, cách xử lý khi gặp phải đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh tình trạng này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trật Khớp Tay bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan