Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách chữa thế nào cho hiệu quả? Để có được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây. Đừng bỏ qua bởi đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe và sự vận động của bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Đối tượng người mắc không chỉ là những người già, người cao tuổi mà số bệnh nhân trẻ tuổi ngày càng gia tăng đến mức báo động.
Thoát vị có 3 thể là thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, cạnh trung tâm và thoát vị đĩa đệm lỗ ghép. Mỗi thể có triệu chứng, đặc điểm riêng. Tuy nhiên nhìn chung đều gây ra triệu chứng đau nhức khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc…
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lại được chia thành 3 dạng khác nhau bao gồm: thoát vị giữa, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái và thoát vị thể trung tâm lệch phải.
Thoát vị giữa: Khối thoát vị xảy ra ở giữa 2 đốt sống, chèn ép tủy sống, ống sống không chèn ép vào rễ thần kinh.
Thoát vị thể trung tâm lệch trái: Khối thoát vị xảy ra ở phía bên trái so với trung tâm, chèn ép vào các rễ thần kinh xung quanh
Thoát vị thể trung tâm lệch phải: Tương tự, khối thoát vị xảy ra ở phía bên phải so với trung tâm và chèn ép rễ thần kinh xung quanh.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thể trung tâm
Đau nhức: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sẽ là triệu chứng đau nhức. Cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cơn đau đến rồi đi, sẽ tái phát mỗi khi bạn làm việc nặng, khuân vác, cử động mạnh, làm việc sai tư thế. Theo thời gian, bệnh không được điều trị cơn đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn đến mức ho hay hắt hơi cũng cực kỳ khó chịu. Cơn đau lan ra các khu vực xung quanh như toàn bộ thắt lưng, mông, chân, tay…
Yếu cơ, tê: Tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh đã tiến triển nặng hơn một chút. Người bệnh sẽ khó có thể cần nắm một vận nặng trong thời gian dài, chân tay càng ngày càng yếu. Đối với thoát vị thể trung tâm lệch trái sẽ đau chân, tay bên trái và ngược lại. Thoát vị lệch phải sẽ dẫn đến cơn đau bên phải. Chân tay yếu hơn bình thương, đi lại cũng khó khăn, dấu hiệu tê không dứt cả ngày lẫn đêm khiến sức khỏe người bệnh giảm sút.
Trên đây là 3 dấu hiệu phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi bệnh nặng hơn, triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn, tái phát không chấm dứt thậm chí còn dẫn đến biến chứng bại liệt, không thể vận động, đi ngoài không tự chủ….
Vì vậy theo các chuyên gia đầu ngành xương khớp khuyên, một khi bạn gặp phải bất cứ triệu chứng đau nhức nào trong thời gian dài hoặc thường xuyên lặp đi lặp lại không dứt, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay bằng cách chụp chiếu, qua phim chụp bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời là cách ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm
- Làm việc nặng nhọc trong thời gian dài
- Ngồi sai tư thế, làm việc sai tư thế
- Béo phì, cân nặng ngoài mức kiểm soát
- Chấn thương từ bên ngoài
- Lão hóa
- Di truyền: cấu tạo cột sống yếu
- Mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa hay gai cột sống
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm
Một vài cách điều trị hiệu quả bệnh xương khớp sẽ được áp dụng bao gồm:
Điều trị từ nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh gây ra chính xác là gì, bạn cần điều chỉnh từ chính nguyên nhân đó sau đó mới tìm đến thuốc đặc trị. Nếu thừa cân béo phì là lý do chính dẫn đến căn bệnh thoái hóa, thoát vị, bạn cần lên kế hoạch giảm cân, giữ cân nặng hợp lý để tránh tình trạng cột sống phải chịu trọng lực quá nặng của cơ thể, từ đó giúp giảm thiểu đau nhức, hỗ trợ quá trình trị bệnh đạt kết quả cao.
Sử dụng thuốc tân dược
Các loại thuốc giảm đau chống viêm sẽ được bác sĩ kê đơn cho tất cả các bệnh nhân đau nhức xương khớp. Một số loại thuốc phổ biến mà hầu hết mọi người bệnh đều đã dùng như paracetamol, aspirin, naproxen, ibuprofen, morphine, codeine… Thuốc tây có tác dụng nhanh, cơn đau nhức xương khớp giảm thiểu chỉ sau 30 phút – 1 tiếng dùng thuốc. Tuy nhiên đây không phải cách chữa bệnh dứt điểm, không giải quyết bệnh từ nguyên nhân gốc rễ vì vậy người bệnh tránh lạm dụng trong thời gian dài. Việc lạm dụng sẽ dẫn đến một loạt các phản ứng phụ như phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc, ảnh hưởng lục phủ ngũ tạng, chưa khỏi bệnh này đã mắc bệnh khác…
Điều trị bằng y học cổ truyền
Một số bài thuốc nam, thuốc đông y có nguồn gốc thiên nhiên như xương rồng, ngải cứu, lá lốt, mễ nhân… được dùng phổ biến trong việc điều trị bệnh xương khớp. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, không tác dụng phụ, hiệu quả về lâu dài tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài mới mang lại kết quả như mong muốn.
Ngoài dùng thuốc, kết hợp thêm liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp kéo dãn cột sống nhằm đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc, rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Phẫu thuật thoát vị
Đây là phương pháp cuối cùng, tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy bạn nên chủ động phát hiện bệnh sớm, chữa sớm. Cách này tốn khá nhiều chi phí, rủi ro sau mổ và trong quá trình mổ từ 5-15%. Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kĩ, xin ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm và cách điều trị. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện bệnh sớm, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn đọc khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!