Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa là bệnh lý liên quan đến tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, trẻ sẽ gặp phải nhiều biến chứng viêm tai giữa nguy hiểm. Vậy những biến chứng đó là gì và làm sao để chữa trị? Dưới đây là những thông tin chi tiết mà Tạp chí Đông y tổng hợp được.

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cần lưu ý

Tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển sau này của bé.

Biến chứng ngoại sọ

Viêm mê nhĩ, liệt dây thần kinh mặt, viêm xương đá, viêm xương chũm là những biến chứng viêm tai giữa ngoại sọ phổ biến ở trẻ nhỏ.

  • Viêm mê nhĩ

Viêm mê nhĩ là bộ phận chính của tai trong và được cấu tạo bởi tiền đình, ốc tai, ống bán khuyên. Những hốc được đào trong xương thái dương là mê nhĩ xương, màng bao bọc mê nhĩ gọi là mê nhĩ màng. Nhờ khả năng di chuyển của lớp dịch trong mê nhĩ và khả năng tiếp nhận âm thành từ sợi mê nhĩ thần kinh, con người mới có thể nghe và giữ thăng bằng.

Khi tai giữa bị viêm nhiễm thông qua hai cửa sổ và dẫn đến viêm mê nhĩ, đặc biệt là với những trẻ bị viêm tai giữa mãn tính có thể ăn mòn xương càng có nguy cơ cao gặp biến chứng này.

Viêm mê nhĩ có thể gây viêm màng não hoặc ngược lại, điều này có thể khiến chức năng nghe bị ảnh hưởng, gây điếc một hoặc hai tai.

Viêm tai giữa biến chứng có thể gây viêm mê nhĩ
Viêm tai giữa biến chứng có thể gây viêm mê nhĩ
  • Liệt dây thần kinh mặt

Dây thần kinh mặt còn gọi là dây thần kinh số 7. Nó có đường đi khá phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ mặt.

Trong trường hợp nếu bị viêm tai giữa không được điều trị dứt điểm thì biến chứng này có thể xuất hiện. Vì tuyến mang tai có liên hệ mật thiết đến cơ mặt, khi chẩn đoán liệt dây thần kinh mặt, bé cũng sẽ được khám cửa tai, tình trạng chảy dịch ở tai, màng nhĩ để khẳng định chính xác bệnh.

  • Viêm xương tai chũm

Viêm xương chũm là tình trạng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào và tai giữa. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi bị viêm tai giữa, dịch mủ kéo dài thì trẻ có thể bị viêm xương tai chũm.

Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe màng não, viêm tắc tĩnh mạch sọ hay áp xe cổ, áp xe quanh họng,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng mà nguyên nhân được chẩn đoán nhiều nhất là viêm tai giữa.

  • Viêm xương đá

Xương đá nằm trong hộp sọ và nếu bị tổn thương thì đó là những tổn thương kín nhưng có thể thông với bên ngoài qua hòm nhĩ

Đây được coi là biến chứng viêm tai giữa ở trẻ không phổ biến nhưng không phải là không gặp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những ảnh tổn thương ở tai như chảy dịch, chảy máu, ù tai có thể là nguyên nhân khiến xương đá bị tổn thương.

Biến chứng nội sọ

Các biến chứng nội sọ khá nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

  • Viêm màng não

Trẻ bị viêm màng não sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, sốt, phản xạ bất thường. Một số trẻ bị rối loạn thần kinh như: Đau đầu hơn, sợ ánh sáng, đa đỏ, sợ tiếng động. Tinh thần trẻ cũng trở nên u uất và mê sảng hơn rất nhiều. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vi trùng xâm nhập vào máu của trẻ.

Trong nghiên cứu về những trẻ chết vì viêm màng não do viêm tai giữa thì các bác sĩ thấy: Cửa sổ tròn, cống ốc tai bị viêm mãn tính. Điều này gợi ý rằng cấu trúc này là cửa ngõ của nhiễm trùng.

Trẻ bị viêm màng não sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, sốt
Trẻ bị viêm màng não sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, sốt

Khi trẻ được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như: Tăng bạch cầu đa nhân, có bạch cầu đa nhân thoái hóa, đường và natri giảm. Lúc này phương pháp điều trị là cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

  • Áp xe đại não

Áp xe đại não cũng chia ra nhiều hội chứng khác nhau.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu vùng thái dương, vùng chẩm, bé nôn nhiều, tinh thần sa sút, trì trệ, mạch chậm, huyết áp tăng, cương tụ võng mạc. Trong khi đó, hội chứng nhiễm trùng gây sốt cao, cân nặng giảm nhanh. Còn hội chứng thần kinh khu trú gây co giật tay chân, động kinh, bé bị điếc, mù, thậm chí bị liệt nửa người.

  • Áp xe tiểu não

Đây cũng là một biến chứng viêm tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé sẽ gặp các triệu chứng như mất thăng bằng, mất liên động, đồng vận, trẻ có tinh thần chậm chạp và mạch đập không đều, đau nhức đầu.

  • Não úng thủy

Não úng thủy khiến đầu trẻ to dần và nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng. Sự dư thừa dịch não nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ và để lại nhiều di chứng về sau này nên cha mẹ cần hết sức lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bé.

Não úng thủy khiến đầu trẻ to dần và nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng
Não úng thủy khiến đầu trẻ to dần và nhu mô não bị tổn thương nghiêm trọng

Biện pháp phòng ngừa biến chứng viêm tai giữa

Điều trị sớm và triệt để viêm tai giữa: Khi có triệu chứng nghi ngờ, cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ đã chỉ định.

Tiêm chủng đầy đủ:

  • Cúm: Tiêm vắc-xin cúm hàng năm, đặc biệt cho trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.
  • Phế cầu khuẩn: Tiêm vắc-xin phế cầu (PCV) giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chủng phế cầu khuẩn nguy hiểm.
  • Các vắc-xin khác: Tùy theo tình trạng sức khỏe, có thể tiêm thêm vắc-xin Hib, MMR…

Vệ sinh tai đúng cách:

  • Không tự ý ngoáy tai bằng các vật cứng.
  • Làm sạch, lau khô tai sau mỗi lần tắm hoặc bơi.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan:

  • Viêm mũi dị ứng: Điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng giúp giảm nguy cơ viêm tai giữa.
  • Viêm VA: Phẫu thuật cắt VA có thể được chỉ định trong trường hợp cần thiết.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Điều trị trào ngược giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tai giữa.

Tăng cường sức đề kháng:

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Vận động thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao vừa sức.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để cơ thể phục hồi.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng là cách giúp bé phòng bệnh hiệu quả
Chế độ ăn uống dinh dưỡng là cách giúp bé phòng bệnh hiệu quả

Khi nào người bệnh cần đi khám bác sĩ?

  • Đau tai dữ dội hoặc dai dẳng: Cơn đau không thuyên giảm sau 2-3 ngày hoặc ngày càng trầm trọng có thể báo hiệu biến chứng nặng như viêm xương chũm hoặc áp xe.
  • Sốt cao (trên 38 độ C): Sốt kèm đau tai thường là dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, cần can thiệp y tế khẩn trương.
  • Chảy mủ tai: Mủ vàng, xanh, hoặc lẫn máu chảy ra từ tai cho thấy tổn thương màng nhĩ hoặc viêm xương chũm đang diễn tiến.
  • Giảm thính lực: Nghe kém đột ngột hoặc kéo dài sau viêm tai giữa có thể do tổn thương các cấu trúc tai trong.
  • Chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng: Đây là triệu chứng điển hình của biến chứng viêm mê đạo, ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.
  • Đau hoặc sưng sau tai: Viêm xương chũm thường gây đau, sưng vùng xương sau tai, cần thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đối tượng đặc biệt cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Do hệ miễn dịch còn non yếu và cấu trúc tai chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ dễ mắc viêm tai giữa và có nguy cơ biến chứng cao hơn.
  • Người có bệnh mãn tính: Người bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch, hoặc đang điều trị ung thư có khả năng mắc viêm tai giữa nặng và khó điều trị hơn.
  • Người đã từng bị viêm tai giữa nhiều lần: Tiền sử viêm tai giữa tái phát nhiều lần làm tăng nguy cơ thủng màng nhĩ và các biến chứng khác.

Viêm tai giữa là bệnh lý khá nguy hiểm và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, quá trình phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh cũng như những thông tin về biến chứng viêm tai giữa. Hy vọng qua đây các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất, chính xác nhất về căn bệnh này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Viêm họng có nên ăn trứng
tre-bi-viem-hong
hinh-anh-giai-phap-thuoc-dong-y-tri-viem-hong
viem-xoang-do-ngoi-dieu-hoa
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
cach-chua-viem-mui-di-ung
Viêm Họng Ho Có Đờm
hinh-anh-dv-thanh-thu-chia-se-ve-viem-xoang-do-minh-1