Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm xoang thường khởi phát chủ yếu vào mùa đông xuân, trong thời điểm không khí lạnh và nhiều phấn hoa. Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ lệ viêm xoang tăng rất cao trong mùa hè do con người ngày càng tiếp xúc nhiều với môi trường điều hòa. Vậy vì sao nhiều người bị viêm xoang do ngồi điều hòa và làm thế nào để điều trị, phòng ngừa tình trạng này. Cùng lắng nghe những tư vấn cụ thể từ bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam.

Viêm xoang do ngồi điều hòa nhiều, căn bệnh nguy hiểm nhiều người gặp

Viêm xoang mùa hè do ngồi điều hòa tăng đột biến trong 1, 2 năm trở về đây, trong đó có tới 60% nguyên nhân là do thường xuyên làm việc trong môi trường điều hòa.

Đặc biệt tình trạng viêm xoang do ngồi điều hòa có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người cao tuổi. Đặc biệt căn bệnh này dễ gặp nhất ở những đối tượng thường xuyên làm việc trong điều hòa như nhân viên văn phòng.

Viêm xoang do ngồi lâu trong điều hòa ngày càng phổ biến
Viêm xoang do ngồi lâu trong điều hòa ngày càng phổ biến

Vì sao nhiều người bị viêm xoang do điều hòa trong mùa hè?

Tình trạng viêm xoang do điều hòa dễ xảy ra do sự tác động tổng hợp của yếu tố bên ngoài liên quan đến điều hòa và yếu tố cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch suy giảm. Cụ thể:

Nguyên nhân bên ngoài

Viêm xoang do ngồi điều hòa chủ yếu xuất hiện do các yếu tố sau:

  • Không khí quá khô và lạnh: Mọi người để sử dụng điều hòa nhằm làm mát không khí và xua đi cái oi bức mùa hè. Tuy nhiên thói quen để mức nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời sẽ khiến các mạch máu dưới niêm mạc mũi bị co rút đột ngột. Đồng thời, không khí đi qua điều hòa sẽ bị lọc đi độ ẩm, do đó ở trong điều hòa lâu niêm mạc mũi sẽ bị khô. Chính sự co rút thường xuyên của mạch máu mũi xoang và không khí khô là nguyên nhân làm tổn thương niêm mạc mũi xoang gây ra viêm xoang.
  • Môi trường điều hòa là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển: Môi trường điều hòa thường khép kín và có nhiệt độ vừa phải đủ cho vi khuẩn, vi nấm tồn tại và sinh sôi. Đặc biệt đường ống nước của máy lạnh và lưới lọc khí là nơi vi khuẩn phát triển mạnh, trong đó có loại vi khuẩn Legionella Pneumophila. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, khi mở điều hòa, vi khuẩn và nấm sẽ phát tán đều trong không khí và dễ đi vào mũi xoang gây viêm.
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tình trạng này thường gặp phải khi di chuyển từ môi trường đang nóng bên ngoài vào phòng điều hòa hoặc đang trong phòng điều hòa đi ra ngoài. Nhiệt độ môi trường thay đổi quá nhanh chóng, niêm mạc mũi xoang khó thích ứng. Khi  đó hệ thống mao mạch máu dưới niêm mạc xoang mũi sẽ giãn nở và co rút đột ngột gây tổn thương, viêm nhiễm xoang mũi.

Nguyên nhân bên trong cơ thể

Những bệnh nhân có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém sẵn sẽ dễ bị viêm xoang hơn khi tiếp xúc với môi trường điều hòa. Những bệnh nhân này thường là người già và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, những người tiếp xúc lâu và thường xuyên với môi trường điều hòa cũng sẽ dễ bị suy giảm sức đề kháng do cơ thể ít vận động. Bên cạnh đó khí lạnh và khô cũng làm suy yếu miễn dịch tại niêm mạc mũi. Chính vì vậy, người ngồi lâu trong điều hòa dễ bị tà khí bên ngoài xâm nhập nhất là hàn (lạnh), phong (gió), bụi bẩn, vi khuẩn, nấm. Những tác động động tiêu cực từ môi trường bên ngoài sẽ khiến mũi xoang dễ bị viêm nhiễm hơn.

Triệu chứng viêm xoang do ngồi điều hòa như thế nào?

Viêm xoang do ngồi điều hòa cũng có những biểu hiện giống với viêm xoang mũi. Cụ thể như sau:

  • Hắt xì hơi nhiều thành từng tràng dài khi tiếp xúc với khí lạnh.
  • Người mệt mỏi, mũi bị kích thích, có cảm giác sưng nề, đau rát.
  • Sổ mũi, chảy nhiều dịch nhầy gây nghẹt, tắc mũi.
  • Ho, đau họng.
  • Đau nhức mũi, đau vùng trán, hai bên má, đau sâu sau hốc mắt, đau đầu sau gáy.
Triệu chứng điển hình của bệnh là sổ mũi, nghẹt mũi
Triệu chứng điển hình của bệnh là sổ mũi, nghẹt mũi

Các triệu chứng viêm xoang thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác như cảm cúm, đau đầu, viêm mũi dị ứng… Do vậy khi nhận thấy xuất hiện nhiều triệu chứng trong nhóm dấu hiệu trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chức năng xoang mũi, từ đó có kết luận chính xác và hướng điều trị viêm xoang phù hợp hợp.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm xoang do ngồi điều hòa dễ trở thành mãn tính nếu người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt và có biện pháp xử lý tốt. Khi bệnh trở thành mãn tính, tái phát nhiều lần, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Biến chứng tại mắt: Viêm nhiễm lan tỏa từ xoang lên mắt gây nhiễm trùng ổ mắt, áp xe mi mắt, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe túi lệ, viêm mô liên kết quanh hốc mắt, thậm chí mù mắt.
  • Biến chứng hô hấp – tai: như viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm tai giữa…
  • Biến chứng não: Viêm xoang có thể gây viêm màng não, tổn thương vỏ não, áp xe đại não – thùy trán rất nguy hiểm.
  • Biến chứng khác: Nhiễm trùng huyết, viêm tĩnh mạch xương, biến chứng ở xương trán lan rộng ra xương đỉnh, xương thái dương…

Vì vậy người bệnh không nên chủ quan với viêm xoang, nhất là khi thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

  • Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh và thói quen sử dụng điều hòa. Khám lâm sàng bao gồm quan sát vùng mũi và ấn các điểm xoang.
  • Nội soi mũi xoang: Đây là phương pháp quan trọng nhất để quan sát trực tiếp bên trong xoang, phát hiện các dấu hiệu viêm như phù nề, ứ đọng dịch, mủ.
  • Chụp X-quang hoặc CT scan: Giúp phát hiện các bất thường về cấu trúc xoang và xác định vị trí, mức độ viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm dịch mũi xoang: Tìm vi khuẩn, virus hoặc nấm gây bệnh để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
  • Xét nghiệm dị ứng: Thực hiện khi nghi ngờ viêm xoang do dị ứng với các tác nhân trong môi trường điều hòa.

Việc chẩn đoán chính xác giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Những đối tượng dễ bị viêm xoang khi ngồi điều hòa

  • Người có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử viêm xoang có niêm mạc mũi xoang nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng.
  • Trẻ em và người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu hơn, khả năng chống lại vi khuẩn, virus kém hơn.
  • Người có bệnh lý mạn tính đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, COPD,… là những bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang.
  • Người có bất thường cấu trúc mũi xoang như vách ngăn mũi lệch, polyp mũi,… làm cản trở lưu thông khí và dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý (HIV/AIDS, ung thư,…) hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao mắc viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Người làm việc trong môi trường điều hòa nhiều giờ khiến niêm mạc mũi bị khô, giảm khả năng làm sạch của lông chuyển, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển.
Người làm việc trong phòng điều hòa thường xuyên dễ mắc bệnh
Người làm việc trong phòng điều hòa thường xuyên dễ mắc bệnh

Điều trị viêm xoang do ngồi điều hòa ra sao?

Khi bị viêm xoang do ngồi điều hòa, người bệnh nên sớm thăm khám, tránh để bệnh trở thành mãn tính. Hiện nay hai phương pháp được áp dụng chính trong điều trị viêm xoang do ngồi điều hòa là sử dụng thuốc Tây y và chữa bệnh bằng thuốc Đông y.

Điều trị viêm xoang bằng thuốc Tây y

  • Thuốc co mạch: Giúp giảm phù nề niêm mạc, thông thoáng đường thở, giảm tắc nghẽn mũi xoang. Các loại thuốc co mạch thường được sử dụng bao gồm: Xịt mũi co mạch: Oxymetazoline, Xylometazoline (không nên dùng quá 5-7 ngày liên tục); Thuốc uống co mạch: Pseudoephedrine, Phenylephrine.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, thường được sử dụng khi viêm xoang có yếu tố dị ứng. Các loại thuốc kháng histamin thường được chỉ định như: Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine.
  • Thuốc corticosteroid: Giúp giảm viêm niêm mạc mũi xoang, giảm sưng, giảm đau. Corticosteroid có thể được sử dụng dạng xịt mũi hoặc thuốc uống, tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ được sử dụng khi có bằng chứng nhiễm trùng do vi khuẩn. Loại kháng sinh và liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng bệnh và kết quả xét nghiệm.
  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm đau đầu, đau vùng mặt do viêm xoang. Paracetamol, Ibuprofen là các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng.
  • Dung dịch nước muối sinh lý: Giúp làm sạch mũi xoang, loại bỏ chất nhầy, vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Giúp giảm viêm niêm mạc mũi xoang, thường được sử dụng trong trường hợp viêm xoang mạn tính.

Điều trị viêm xoang bằng Tây y khi ngồi điều hòa mang lại ưu điểm kiểm soát triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả nhờ thuốc kháng viêm, giảm đau, co mạch.

Tuy nhiên, việc lạm dụng điều hòa có thể làm khô niêm mạc mũi, khiến tình trạng viêm xoang trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Tây y kéo dài cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như nhờn thuốc, kháng thuốc và ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, kết hợp với việc kiểm soát môi trường sống và có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Chữa viêm xoang do ngồi điều hòa bằng Đông y

Theo Đông y, viêm xoang là kết quả của sự mất cân bằng âm dương, tắc nghẽn kinh lạc, và tích tụ đàm thấp. Việc ngồi điều hòa lâu có thể làm tình trạng này trầm trọng hơn do tính hàn của môi trường lạnh.

Đông y kết hợp thảo dược phù hợp, hoàn toàn có thể xử lý được viêm xoang từ trong ra ngoài. Khi xử lý tốt các bất ổn bên trong tại tạng phủ, cơ địa người bệnh sẽ cải thiện, tạo lực giúp xua đuổi các tác nhân bên ngoài. Đồng thời nhiều loại thảo dược có đặc tính kháng sinh mạnh, kháng viêm và chống dị ứng hiệu quả. Vì vậy các triệu chứng sẽ được xử lý hiệu quả cao.

Một số bài thuốc uống cho hiệu quả cao như:

Bài thuốc giải cảm, tán hàn, thông khiếu:

  • Thành phần: Tân di 4g, Bạch chỉ 6g, Thương nhĩ tử 6g, Cảo bản 6g, Xuyên khung 6g, Tế tân 4g, Bạch truật 8g, Cam thảo 2g.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc với nước, đun sôi trong 20-30 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày, sau bữa ăn.

Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm:

  • Thành phần: Thương nhĩ tử 12g, Kim ngân hoa 12g, Bạc hà 6g, Tân di 4g, Bạch chỉ 6g, Liên kiều 10g, Cúc hoa 10g, Hoàng cầm 8g.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc với nước, đun sôi trong 20-30 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày, sau bữa ăn.
Các bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả và an toàn
Các bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả và an toàn

Bài thuốc bổ phế, ích khí:

  • Thành phần: Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Cam thảo 6g, Trần bì 6g.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc với nước, đun sôi trong 20-30 phút. Chia làm 2 lần uống trong ngày, sau bữa ăn.

Bài thuốc dưỡng âm, nhuận phế:

  • Thành phần: Mạch môn 12g, Sinh địa 12g, Ngọc trúc 10g, Bách hợp 10g, Sa sâm 12g, Thiên môn đông 12g, Tri mẫu 8g.
  • Cách dùng: Tương tự như bài thuốc Tân Di Tán.

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là an toàn, ít tác dụng phụ, giúp cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng và giảm viêm nhiễm từ bên trong.

Nhược điểm của những bài thuốc này là hiệu quả chậm, đòi hỏi kiên trì và không phù hợp với những trường hợp viêm xoang cấp tính nặng cần can thiệp nhanh chóng.

Ngoài ra, việc kết hợp điều trị Đông y với việc ngồi điều hòa cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để tránh làm khô niêm mạc mũi xoang, gây khó chịu và làm bệnh nặng thêm.

Mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện viêm xoang

Tỏi:

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên nhờ thành phần allicin.

Cách dùng:

  • Ăn sống: Nhai 1-2 tép tỏi nhỏ mỗi ngày có thể giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý tỏi sống có thể gây kích ứng dạ dày ở một số người.
  • Xông hơi: Đập dập vài tép tỏi, cho vào bát nước nóng và hít thở sâu hơi nước bốc lên. Hơi tỏi có thể giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm viêm.

Gừng:

Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau và kháng viêm.

Cách dùng:

  • Trà gừng: Thái lát gừng tươi, hãm với nước sôi như pha trà. Uống trà gừng ấm có thể giúp giảm đau đầu, nghẹt mũi và cải thiện hệ hô hấp.
  • Xông hơi: Giống như với tỏi, bạn có thể đập dập gừng tươi và xông hơi để làm thông thoáng đường thở.
  • Chườm nóng: Giã nát gừng tươi, bọc vào khăn mỏng rồi chườm lên vùng trán, thái dương để giảm đau đầu và nghẹt mũi.

Xông hơi bằng tinh dầu:

  • Tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, tràm gió, hoặc các loại tinh dầu khác có tính kháng viêm, sát khuẩn có thể giúp thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm đau nhức.
  • Cách dùng: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng, trùm khăn kín đầu và hít thở sâu trong khoảng 10-15 phút.
Xông hơi bằng tinh dầu giúp thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi
Xông hơi bằng tinh dầu giúp thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi

Ưu điểm của các mẹo dân gian hỗ trợ trị bệnh là an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, gừng, hành…

Tuy nhiên, nhược điểm là hiệu quả của các mẹo này chưa được kiểm chứng đầy đủ, có thể chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng tạm thời chứ không điều trị tận gốc bệnh. Bên cạnh đó, việc lạm dụng hoặc thực hiện không đúng cách có thể gây kích ứng niêm mạc mũi xoang. Vì thế trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ điều trị.

Cách phòng tránh viêm xoang do ngồi điều hòa hiệu quả

Không chỉ những người khỏe mạnh mà cả những bệnh nhân đang mắc viêm xoang, phải thường xuyên ngồi điều hòa đều cần có biện pháp phòng tránh bằng cách thay đổi những thói quen sống và cách sử dụng điều hòa.

  • Không nên để điều hòa ở mức nhiệt quá thấp. Độ chênh lệch nhiệt độ điều hòa với nền nhiệt ngoài trời nên nằm trong khoảng 6 – 8 độ, thích hợp nhất là để mức 26 – 28 độ C.
  • Đặt thêm các thiết bị tạo ẩm trong phòng khi mở điều hòa như quạt phun sương, máy phun sương. Ngoài ra mọi người có thể đặt thêm chậu nước hoặc thùng nước trong phòng để cân bằng độ ẩm trong không khí, tránh mũi bị khô.
  • Vệ sinh phòng thường xuyên. Nên mở toang cửa khi tắt điều hòa để đón khí trời, giúp không khí lưu thông, không bị tù đọng.
  • Vệ sinh điều hòa định kỳ, không nên để quá lâu vì sẽ làm tăng sự tích tụ tác nhân có hại trong phòng khi mở điều hòa.
  • Chú ý không nên từ điều hòa ra ngay ngoài trời hoặc ngược lại. Nên có khoảng nghỉ cho mũi xoang và cơ thể có thời gian thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ.
  • Khi phải ngồi lâu trong phòng điều hòa, người bệnh nên có kế hoạch vận động, tập luyện, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm nước để tăng sức đề kháng và tránh khô niêm mạc mũi họng.

Như vậy, thông qua những thông tin chia sẻ trên về vấn đề viêm xoang do ngồi điều hòa trong mùa hè chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ và có hướng phòng ngừa, điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
Viêm họng có nên ăn trứng
tre-bi-viem-hong
hinh-anh-giai-phap-thuoc-dong-y-tri-viem-hong
bien-chung-viem-tai-giua
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
cach-chua-viem-mui-di-ung
Viêm Họng Ho Có Đờm
hinh-anh-dv-thanh-thu-chia-se-ve-viem-xoang-do-minh-1