Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp tình trạng chảy máu ồ ạt. Lúc này, bệnh nhân cần được cấp cứu xuất huyết tiêu hóa nhanh. Nếu không, khi lượng máu mất đi quá lớn bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa 

Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa là dạng cấp cứu nội, ngoại khoa nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần được nhập viện sớm để khám và điều trị kịp thời. Tình trạng kéo dài, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng. 

Chẩn đoán và điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hóa
Chẩn đoán và điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hóa

Để chẩn đoán tình trạng xuất huyết dạ dày, các bác sĩ cần:

  • Khai thác thông tin về tiền sử bệnh lý và khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra phân của bệnh nhân. Nhờ vào màu sắc và lượng máu, bác sĩ có thể phán đoán tình hình của người bệnh.
  • Sau khi trải qua quá trình này, bác sĩ sẽ bắt đầu xét nghiệm máu của bệnh nhân. Việc này giúp bác sĩ xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu người bệnh bị thiếu máu, bác sĩ cũng có thể phát hiện nhờ hành động này.
  • Khi đã xác định được mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho người bệnh rửa dạ dày để xác định lượng máu bị chảy. 
  • Một cách cấp cứu xuất huyết dạ dày nữa là nội soi dạ dày. Với phương pháp này, bác sĩ có thể tìm ra nguồn gốc gây bệnh. Trong trường hợp không phát hiện được nguyên nhân bằng nội soi, bác sĩ cần thực hiện các thủ thuật khác để tìm ra nguyên nhân.
  • Tiếp đó, bác sĩ cần nội soi ruột non để kiểm tra phần ruột non có vấn đề không. Các thủ thuật gồm có: Nội soi ruột non bằng bóng đôi và viên nang.

Ngoài những thứ này thì để xác định được nguyên nhân gây xuất huyết, người bệnh được tiến hành các xét nghiệm như: 

  • Chụp X quang có baryt: Thủ thuật này có tác dụng giúp bác sĩ thấy toàn bộ hệ tiêu hóa. Trong đó bao gồm cả chất lỏng có chứa baryt. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay khá ít dùng.
  • Dùng máy quét có đồng vị phóng xạ: Bác sĩ sẽ tiêm một ít chất phóng xạ vào mạch máu của người bệnh. Nếu chất phóng xạ thoát ra khỏi lòng mạch thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân bị xuất huyết. Tương tự, cách này hiện nay cũng ít khi được dùng.
  • Chụp mạch máu: Bác sĩ sẽ dùng chất cản quang và tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ sẽ quan sát mạch máu thông qua chụp CT hoặc X quang. Nếu chất cản quang này chảy ra ngoài thì tức là người bệnh đã bị xuất huyết.
  • Mở bụng thăm dò: Đây là phương pháp cuối cùng để có thể xác định rõ nguồn gốc của xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy, phương pháp này chỉ được sử dụng khi tất cả các biện pháp trên vô hiệu.

Điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hóa

Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa vô cùng quan trọng. Vì nó quyết định tới khả năng sống sót của người bệnh.

Việc điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hóa vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh
Việc điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hóa vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Biện pháp hồi sức

Đầu tiên, các bác sĩ có thể dùng biện pháp hồi sức để cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cho người bệnh.

Các động tác cấp cứu cơ bản

  • Đầu tiên, bạn đặt bệnh nhân trong tư thế nằm đầu thấp. Tuy nhiên, bạn phải để ý phòng trường hợp người bệnh có thể bị sặc.
  • Cho bệnh nhân thở oxy mũi từ 2 – 6 L/phút.
  • Trường hợp người bệnh bị trào ngược vào phổi hoặc suy hô hấp, rối loạn ý thức thì phải tiến hành đặt nội khí quản.
  • Nếu bệnh nhân bị suy tim thì phải đo áp lực tĩnh mạch và đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
  • Đặt ống thông tiểu để theo dõi lượng nước tiểu của người bệnh thải ra.
  • Đặt ống thông dạ dày để rửa hết máu chảy trong dạ dày.
  • Lấy máu xét nghiệm và thực hiện điện tim để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.

Hồi phục thể tích và chống sốc

Đây là biện pháp cấp cứu xuất huyết tiêu hóa được ưu tiên hàng đầu. Bởi, nó có thể giúp bù lại lượng dịch đã mất và thay đổi tình trạng huyết động.

  • Truyền dịch:

Người bệnh được tiến hành truyền 1-2 lít NaCI 0,9% hoặc Ringer lactat giúp bù lại lượng dịch đã mất. Trường hợp người bệnh còn sốc được truyền dịch keo khoảng 50ml/ kg cân nặng. Hơn nữa tốc độ và lượng dịch cần truyền phụ thuộc vào lượng máu bệnh nhân mất và sức khỏe tim mạch của người bệnh. 

Mục đích của việc truyền dịch là giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng bị sốc, da bệnh nhân ấm lên, huyết áp tâm thu trên 90, lượng nước tiểu đạt trên 30ml/giờ và không còn bị kích thích.

Tuy nhiên, khi truyền dịch bệnh nhân cần được theo dõi mạch, huyết áp, phổi… cẩn thận, đặc biệt người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

  • Truyền máu:

Việc truyền máu giúp bổ sung lại lượng máu đã mất, từ đó giúp cơ thể ổn định. Đặc biệt, truyền máu còn có khả năng phòng chứng rối loạn đông máu.

Việc chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa chính là điều kiện đầu tiên để quyết định khả năng chữa trị bệnh
Việc chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa chính là điều kiện đầu tiên để quyết định khả năng chữa trị bệnh

Điều trị cầm máu theo nguyên nhân của bệnh

Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến là điều trị cầm máu theo nguyên nhân. Phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh được bác sĩ tiến hành điều trị khác nhau:

  • Với bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi kết hợp với dùng thuốc ức chế dạ dày tiết dịch vị. Đồng thời, kết hợp với việc truyền tĩnh mạch. Nếu tình trạng người bệnh không đỡ, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật.
  • Trường hợp bệnh nhân bị vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: Bác sĩ sẽ làm nội soi can thiệp kết hợp với thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Hiện nay, có một số loại thuốc đang được dùng phổ biến như: thuốc somatostatin, octreotide và terlipressin.
  • Nguyên nhân do viêm dạ dày tá tràng cấp: Bác sĩ sẽ lập tức cắt bỏ các yếu tố đả kích. Sau đó, bệnh nhân được yêu cầu truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp bệnh nhân còn chảy máu thì sẽ được kết hợp truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh bị nặng, chưa thể nội soi, không xác định được nguyên nhân chảy máu. Khi đó bệnh nhân được bác sĩ tiến hành điều trị phối hợp:

  • Truyền dịch, máu chống sốc
  • Truyền tĩnh mạch kết hợp cùng một số loại thuốc như: thuốc ức chế tiết dịch vị, thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
  • Sau khi tình trạng người bệnh ổn được bác sĩ mới tiến hành nội soi để tìm ra nguyên nhân.

Lời khuyên chuyên gia sau khi cấp cứu xuất huyết tiêu hóa

Theo các chuyên gia, để phòng tình trạng bạn phải nhập viện cấp cứu xuất huyết tiêu hóa thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá.
  • Người bệnh cần phải nói không với những thực phẩm cay nóng
  • Không đụng tới những thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nhớ không nên ăn thức ăn cứng vì sẽ rất khó tiêu
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày như: rau xanh, thực phẩm dễ tiêu, …
  • Tuân thủ quy định tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.

Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa là hành động cần thiết khi bệnh nhân bị xuất huyết. Đây là khâu cần thiết để ổn định tình trạng của bệnh nhân, giúp người bệnh hạn chế nguy cơ tử vong do mất máu quá nhiều.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
phac-do-dieu-tri-xuat-huyet-tieu-hoa
ung-thu-dai-trang
da-day-kowa
hinh-anh-viem-hang-vi-an-gi-kieng-1
thuoc-dong-y-tri-trao-nguoc-da-day
img-hinh-anh-o-chua-buon-non-1
hinh-anh-benh-nhan-chua-khoi-viem-dai-trang-man-tinh-o-tuoi-75-1